Bé bị viêm lợi nhiệt miệng cần làm gì? Nên ăn gì?
Bệnh viêm lợi nhiệt miệng được đặc trưng bởi tình trạng sưng đỏ lợi và lở loét trong miệng khiến trẻ vô cùng đau đớn, khó chịu, thậm chí là không ăn uống được. Vậy bé bị viêm lợi nhiệt miệng cần làm gì? Cha mẹ nên cho bé ăn gì để nhanh khỏi bệnh? Đây chính là vấn đề được rất nhiều bậc phụ huynh có con nhỏ quan tâm.
Nguyên nhân khiến bé bị viêm lợi nhiệt miệng
Bệnh viêm lợi nhiệt miệng ở trẻ em là tình trạng sưng nướu răng kèm theo sự xuất hiện của các vết loét trong miệng khiến bé đau đớn và gặp khó khăn khi ăn uống. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, phổ biến nhất là do vệ sinh răng miệng không sạch sẽ, đúng cách hoặc do chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học.
Dưới đây là các nguyên nhân khiến bé bị viêm lợi nhiệt miệng thường gặp:
- Sử dụng nhiều thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ: Chúng khiến thân nhiệt tăng cao và khiến bé phải đối mặt với nhiều vấn đề về sức khỏe như táo bón, bệnh trĩ hay viêm lợi nhiệt miệng.
- Vệ sinh răng miệng không sạch sẽ: Khi vệ sinh răng miệng không sạch sẽ, các mảnh thức ăn dư thừa sẽ hình thành lên mảng bám trên răng. Đây chính là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển mạnh mẽ và khiến bé bị viêm lợi nhiệt miệng. Ngoài ra, vi khuẩn còn sản sinh ra độc tố gây sâu răng, phá hủy men răng cũng như nướu răng của bé.
- Suy giảm hệ miễn dịch: Do hệ miễn dịch yếu, vi khuẩn dễ dàng tấn công vào khoang miệng của bé gây kích ứng lợi, tạo điều kiện cho bệnh viêm lợi nhiệt miệng phát triển. Nguyên nhân gây bệnh này thường gặp ở trẻ sinh non, trẻ bị nhiễm HIV hoặc ăn uống thiếu chất dinh dưỡng.
- Mọc răng: Một số trẻ bị viêm lợi nhiệt miệng trong quá trình mọc răng. Khi răng mọc đâm xuyên qua nướu, lợi của bé có thể bị sưng đau, lở loét.
- Dùng bàn chải không phù hợp: Bàn chải đánh răng của bé quá cứng có thể làm rách lợi. Nếu tổn thương không được xử lý tốt rất dễ phát triển thành các vết loét ở lợi – triệu chứng thường gặp khi bé bị viêm lợi nhiệt miệng.
- Nhiễm trùng: Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến bệnh viêm lợi nhiệt miệng ở trẻ em. Lợi của trẻ có thể bị nấm hay các loại vi khuẩn kỵ khí, ái khí tấn công trực tiếp khi ăn uống kém vệ sinh, dùng tay bốc ăn hoặc có thói quen ngậm tay trong miệng.
- Thiếu chất dinh dưỡng: Trẻ bị thiếu chất sắt, vitamin B12 và các chất dinh dưỡng khác có nguy cơ bị viêm lợi nhiệt miệng cao hơn so với các bé khỏe mạnh.
- Suy giảm chức năng gan: Gan đóng một vai trò quan trọng trong việc đào thải các chất độc hại cho cơ thể. Chính vì vậy mà khi chức năng hoạt động của cơ quan này bị suy giảm sẽ khiến độc tố tích tụ nhiều dẫn đến viêm lợi nhiệt miệng, nổi mụn nhọt, ngứa da và nhiều vấn đề khác.
- Các bệnh lý ở răng miệng: Đôi khi, chứng viêm lợi ở trẻ có thể phát triển sau khi mắc các bệnh về răng miệng khác như sâu răng, viêm quanh chân răng, viêm tủy hay viêm chóp răng…
Triệu chứng nhận biết bé bị viêm lợi nhiệt miệng
Để nhận biết tình trạng viêm lợi nhiệt miệng ở trẻ không khó. Bạn có thể dựa vào các đặc điểm sau:
- Lợi của bé bị sưng đỏ
- Xuất hiện đốm trắng có kích thước không đồng nhất trong miệng của bé. Nhỏ thì chỉ khoảng 1 – 2 mm nhưng theo thời gian đốm trắng có thể tăng kích thước lên đến 8 – 10mm. Bên trong mỗi đốm trắng thường chứa nhiều nước.
- Sau vài ngày, đốm trắng vỡ ra để lại các vết loét trong miệng ở lưỡi hay nướu răng.
- Khu vực tổn thương đau nhức khiến bé khó chịu, hay quấy khóc, nhất là khi ăn uống. Một số trẻ bị đau tới nỗi không chịu ăn bất cứ thứ gì.
- Sử dụng các thức ăn mặn, cay, hoặc quá chua khiến bé có cảm giác bỏng xót, khó chịu
- Trẻ thường xuyên bị chảy nước dãi
- Có thể chảy máu nướu răng
- Một số trẻ bị sốt, nổi hạch bạch huyết ở cổ.
Bé bị viêm lợi nhiệt miệng cần làm gì?
Tình trạng viêm lợi nhiệt miệng ở trẻ nếu không được xử lý đúng cách sẽ kéo dài khiến bé khó chịu, đau đớn khi ăn uống, thậm chí là bỏ ăn, mất ngủ. Điều này có thể dẫn đến sụt cân, suy kiệt sức khỏe.
Để loại bỏ các triệu chứng khó chịu và giúp bé nhanh hết viêm lợi nhiệt miệng, bạn có thể áp dụng một số cách sau:
1. Khuyến khích bé uống nhiều nước
Bé bị viêm lợi nhiệt miệng cần uống nhiều nước hơn bình thường. Chất lỏng có tác dụng làm sạch khoang miệng, xoa dịu kích ứng ở lợi, đồng thời điều hòa thân nhiệt, giúp bé bớt nóng trong và nhanh hồi phục vết loét trong miệng hơn.
Tùy theo độ tuổi của bé mà bạn cho con uống lượng nước phù hợp. Ngoài nước đun sôi để nguội, thì nước ép trái cây sẽ giúp bổ sung một lượng lớn vitamin và khoáng chất, làm tăng sức đề kháng cho bé. Các loại trà thảo mộc có tính chất giải nhiệt như trà hoa cúc, trà táo tàu hay trà atiso cũng được khuyến khích sử dụng cho bé bị viêm lợi nhiệt miệng.
Đối với trẻ còn đang bú sữa. Mẹ nên cho bé bú nhiều cữ hơn để tránh bị đau và thiếu chất dinh dưỡng. Sữa mẹ cũng cung cấp nhiều kháng thể giúp ức chế vi khuẩn gây bệnh và thúc đẩy quá trình tự chữa lành tổn thương trong miệng bé.
2. Cách điều trị cho bé bị viêm lợi nhiệt miệng bằng nước muối
Đây là cách chữa viêm lợi nhiệt miệng tại nhà cho trẻ đang được nhiều mẹ áp dụng. Nước muối được sử dụng để khắc phục căn bệnh này nhờ có đặc tính kháng khuẩn, sát trùng mạnh. Nó giúp tiêu diệt vi khuẩn, loại bỏ mảng bám trên răng và chữa lành các vết loét ở lợi, lưỡi của bé.
Khi cho trẻ súc miệng với nước muối chữa viêm lợi nhiệt miệng cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Để bé ngậm và súc nước muối 2 – 4 lần trong ngày cho đến khi khỏi bệnh
- Pha nước muối có độ mặn vừa phải, chỉ như nước canh là được. Tránh pha quá mặn khiến bé bị đau xót, khó chịu.
- Khử trùng các dụng cụ pha chế nước muối bằng cách đun sôi trước và sau khi sử dụng.
- Có thể dùng nước muối sinh lý mua sẵn ngoài tiệm thuốc tây cho bé súc miệng để đảm bảo an toàn cho trẻ.
3. Làm sạch mảng bám và cao răng cho bé
Vi khuẩn gây viêm lợi nhiệt miệng thường phát triển nhờ vào mảng bám ở răng được hình thành từ thức ăn. Chính vì vậy, để giải quyết tình trạng này triệt để thì việc loại bỏ sạch cao răng cho bé là điều cần thiết.
Bạn nên đưa con mình tới phòng khám nha khoa để lấy cao răng. Ngoài ra, để ngăn chặn sự hình thành của mảng bám mới thì cần điều chỉnh lại thói quen chăm sóc răng miệng cho bé.
- Tập cho bé đánh răng từ sớm, mỗi ngày ít nhất 2 lần
- Nhắc nhở bé súc miệng sạch sẽ sau khi ăn
- Khi chải răng cho bé cần đánh kỹ mọi mặt, kết hợp chải sạch bề mặt lưỡi để vi khuẩn không có cơ hội phát triển.
- Đối với trẻ còn nhỏ, răng mới mọc hoặc không tự mình đánh răng được thì bạn nên rơ miệng cho bé thường xuyên với nước muối sinh lý.
4. Chữa viêm lợi nhiệt miệng cho bé bằng thuốc kháng sinh
Thuốc kháng sinh có thể được chỉ định cho bé bị viêm lợi nhiệt miệng nặng. Nhóm thuốc này giúp tiêu diệt vi khuẩn, làm lành tổn thương viêm loét trong khoang miệng của bé.
Tùy theo loại thuốc, cân nặng và tình trạng nhiễm trùng ở lợi của bé mà bác sĩ có thể chỉ định loại thuốc kháng sinh phù hợp. Liệu trình điều trị thường kéo dài từ 3 – 7 ngày. Bạn nên cho con uống thuốc kháng sinh sau khi ăn no để tránh bị loạn khuẩn đường ruột và các tác dụng phụ khác không tốt cho sức khỏe của bé.
Bé bị viêm lợi nhiệt miệng nên ăn gì? Kiêng gì?
Trẻ bị viêm lợi nhiệt miệng thường có biểu hiện chán ăn, đau miệng khi ăn, khó nuốt. Chính vì vậy, bạn nên cho con ăn các món dạng lỏng, được xay nhuyễn hoặc hầm nhừ cho dễ nuốt. Thức ăn của bé cần thanh đạm, không nên sử dụng quá nhiều muối hoặc dầu mỡ. Tránh để bé ăn đồ quá nóng hoặc quá lạnh gây kích ứng cho niêm mạc miệng và khiến tổn thương lâu lành.
Các thực phẩm tốt cho bé bị viêm lợi nhiệt miệng
- Củ cải: Thực phẩm này có tính mát, giúp thanh nhiệt, giải độc cho gan. Ngoài ra, nó còn cung cấp nhiều nước, chất xơ, các vitamin và khoáng chất giúp làm dịu kích ứng ở lợi, tăng sức đề kháng cho bé. Bạn có thể dùng củ cải luộc, nấu canh, ép nước hay xay nhuyễn nấu cháo cho bé ăn đều rất tốt.
- Rau má: Bé bị viêm lợi nhiệt miệng nên uống nước ép rau má hoặc sử dụng các món ăn chế biến từ loại rau này thường xuyên. Thực phẩm này có tính mát, giúp đẩy nhanh hiệu quả điều trị viêm lợi nhiệt miệng cho bé.
- Rau diếp cá: Mặc dù có vị tanh hơi khó ăn nhưng rau diếp cá đặc biệt tốt cho bé bị viêm lợi nhiệt miệng. Không chỉ giúp thanh nhiệt, giải độc, thực phẩm này còn cung cấp hoạt chất kháng sinh tự nhiên có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh mà không gây ra bất cứ tác dụng phụ nào cho bé.
- Cà chua: Giàu chất chống oxy hóa và vitamin C, cà chua có tác dụng diệt khuẩn, kháng viêm, cải thiện các triệu chứng khó chịu do bệnh viêm lợi nhiệt miệng gây ra cho bé.
- Các loại đậu: Đặc biệt là đậu xanh hay đậu đen. Chúng có tác dụng giải nhiệt, làm mát gan, tiêu độc cho cơ thể.
- Rau ngót: Đây là một thực phẩm lành tính và có tính mát, giúp làm giảm cảm giác đau rát trong miệng cho bé.
- Cam, chanh: Chúng cung cấp một lượng lớn vitamin C là chất kháng viêm tự nhiên, an toàn cho bé bị viêm lợi nhiệt miệng. Ngoài ra, uống nước cam hay nước chanh còn giúp giải nhiệt cho trẻ.
Bé bị viêm lợi nhiệt miệng nên kiêng gì?
Một số thực phẩm có thể khiến tình trạng viêm lợi nhiệt miệng của bé thêm trầm trọng. Bạn nên hạn chế cho bé sử dụng các loại đồ ăn, thức uống sau:
- Các loại gia vị cay hoặc thức ăn cay
- Món ăn được tẩm ướp nhiều gia vị, chẳng hạn như cà ri hay thịt nướng
- Thực phẩm khô, cứng dễ cọ sát vào miệng khiến bé bị đau, chảy máu
- Thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, đồ ngọt gây cản trở quá trình hồi phục vết loét miệng
- Đồ ăn quá mặn gây kích ứng lợi và niêm mạc miệng nên cũng không được khuyến khích sử dụng cho bé bị viêm lợi nhiệt miệng.
Có thể bạn chưa biết
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!