Bị viêm lợi trùm răng khôn uống thuốc gì nhanh khỏi?

Bác sĩ phụ trách

BÁC SĨ PHAN ĐÌNH LONG

Cố vấn Chuyên môn

Sử dụng thuốc là phương pháp được áp dụng chủ yếu để điều trị cho người bị viêm lợi trùm răng khôn. Nhiều loại thuốc khác nhau có thể được chỉ định nhằm khắc phục nguyên nhân cũng như triệu chứng bệnh. Vậy bị viêm lợi trùm răng khôn uống thuốc gì cho nhanh khỏi?

Bị viêm lợi trùm răng khôn uống thuốc gì tốt?

Bệnh viêm lợi trùm ở răng khôn thường xảy ra trong quá trình mọc răng hoặc do lợi bị tổn thương, nhiễm khuẩn. Lúc này, lợi trùm không chỉ bị sưng to và còn đau nhức và rất dễ chảy máu. Để khắc phục tình trạng trên, bác sĩ có thể kê đơn các loại thuốc sau:

Bị viêm lợi trùm răng khôn uống thuốc gì
Bị viêm lợi trùm răng khôn uống thuốc gì nhanh khỏi là thắc mắc được nhiều người quan tâm

Thuốc kháng sinh trị viêm lợi trùm răng khôn

Thuốc kháng sinh là nhóm thuốc được chỉ định phổ biến trong điều trị viêm lợi trùm răng khôn. Thuốc được sử dụng nhằm mục đích tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, qua đó giảm hiện tượng sưng viêm, đẩy lùi tình trạng nhiễm trùng ở nướu răng.

Các loại thuốc kháng sinh thường được bác sĩ kê đơn cho người bị viêm lợi trùm răng khôn bao gồm:

1. Thuốc Rodogyl

Rodogyl có tác dụng điều trị và dự phòng nhiễm trùng lợi trùm sau phẫu thuật nha khoa hoặc nhiễm khuẩn trong các bệnh lý như áp xe tăng, viêm nha chu, viêm nướu răng.. Chứa thành phần kháng sinh metronidazol, thuốc có khả năng ức chế, tiêu diệt các chủng vi khuẩn gây hại trong khoang miệng, cải thiện tình trạng nhiễm trùng ở lợi trùm răng khôn.

Ngoài ra, thuốc Rodogyl còn cung cấp thành phần spiramicin – một hoạt chất kháng sinh thuộc nhóm macrolid giúp tiêu diệt vi khuẩn hiệu quả hơn. 

Thận trọng khi chỉ định thuốc cho người mắc bệnh về gan. Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu hoặc người mắc bệnh mãn tính nặng không nên sử dụng. Bạn có thể tìm mua thuốc Rodogyl tại các cửa hàng thuốc tây với giá bán khoảng 145 nghìn đồng mỗi hộp 20 viên.

Cách dùng thuốc Rodogyl trị viêm lợi trùm răng khôn:

  • Người trưởng thành: Ngày uống 4 – 6 viên x 2 – 3 lần/ngày. Trường hợp nặng có thể tăng liều lên tối đa 8 viên/ngày.
  • Trẻ em: Ngày dùng 2 – 3 viên theo hướng dẫn của bác sĩ.

2. Thuốc Metronidazol chữa viêm lợi trùm răng khôn

Metronidazol là một loại thuốc kháng sinh nằm trong nhóm nitroimidazole. Thuốc hoạt động bằng cách ngăn chặn quá trình phân bào của vi khuẩn , ký sinh trùng có hại cho răng miệng. Đôi khi, bác sĩ có thể chỉ định Metronidazol kết hợp với một số loại thuốc kháng sinh khác như amoxicillin, hay tetracycline để nâng cao hiệu quả điều trị bệnh.

Chống chỉ định sử dụng Metronidazol cho người bị dị ứng với thành phần của thuốc. Phụ nữ mang thai, người đang cho con bú hoặc bị nhiễm trùng tái phát cần có sự cho phép của bác sĩ trước khi sử dụng. 

Thuốc Metronidazol hiện đang được bày bán rộng rãi tại các tiệm thuốc Tây trên toàn quốc với giá bán khoảng 11.000 VNĐ/hộp 20 viên. 

Cách sử dụng:

  • Liều lượng: Theo hướng dẫn của bác sĩ
  • Uống thuốc sau khi ăn no. Không sử dụng cùng với bia rượu làm giảm tác dụng của thuốc và tăng nguy cơ bị đau dạ dày trong quá trình điều trị.

3. Thuốc điều trị viêm lợi trùm răng khôn Arme Rogyl

Arme Rogyl chính là câu trả lời tiếp theo cho thắc mắc bị viêm lợi trùm uống thuốc gì cho nhanh khỏi. Loại thuốc này thường được kết hợp cùng với Spiramycin để điều trị các bệnh lý nhiễm trùng cấp và mãn tính liên quan đến răng miệng. Bao gồm:

  • Viêm lợi trùm răng khôn
  • Viêm nướu răng
  • Áp xe chân răng…
Thuốc điều trị viêm lợi trùm răng khôn Arme Rogyl
Thuốc Arme Rogyl có tác dụng chống nhiễm khuẩn cho người bị viêm lợi trùm răng khôn

Bên cạnh đó, thuốc Arme Rogyl còn được chỉ định để dự phòng nhiễm khuẩn sau khi nhổ răng khôn hoặc thực hiện các tiểu phẫu hay phẫu thuật nha khoa. Thuốc hiện đang được bán với giá khoảng 100.000 VNĐ/hộp 20 viên.

Cách sử dụng:

  • Ngày dùng 2 – 3 lần theo liều lượng được bác sĩ chỉ định
  • Uống thuốc với nước sau khi ăn no

4. Thuốc Spiramycin

Spiramycin là thuốc kháng sinh nhóm macrolid. Khi sử dụng, thuốc tác động trực tiếp đến quá trình phân chia tế bào của vi khuẩn, đồng thời ức chế quá trình tổng hợp protein của chúng. Khi đạt được nồng độ ở mô thuốc, vi khuẩn gây bệnh sẽ bị tiêu diệt.

Không dùng thuốc Spiramycin trị viêm lợi trùm cho phụ nữ mang thai, người đang cho con bú, bệnh nhân dị ứng với thành phần spiramycin và erythromycin. Trong quá trình sử dụng, bạn nên thận trọng thông báo cho bác sĩ biết khi gặp các tác dụng phụ như đau dạ dày, buồn nôn, ăn uống không tiêu,… Ngoài ra, việc lạm dụng thuốc Spiramycin kéo dài còn gây suy giảm chức năng gan.

Cách sử dụng:

  • Liều dùng và tần suất sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ
  • Thời điểm uống thuốc tốt nhất là trước khi ăn 2 tiếng hoặc sau bữa ăn khoảng 3 giờ.

Giá bán tham khảo: Hộp nhỏ 2 vỉ 42.000 VNĐ và hộp lớn 5 vỉ giá 110.000 VNĐ.

Thuốc trị viêm lợi trùm răng khôn thuộc nhóm giảm đau, hạ sốt

Bệnh viêm lợi trùm răng khôn có thể gây sốt và mang đến cảm giác đau nhức vô cùng khó chịu cho người bệnh. Tình trạng này không chỉ gây mệt mỏi và còn khiến cho bệnh nhân gặp khó khăn khi ăn uống, nói chuyện. Việc sử dụng thuốc giảm đau, hạ sốt sẽ giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn.

Thuốc uống trị  viêm lợi trùm răng khôn thuộc nhóm giảm đau, hạ sốt
Thuốc giảm đau, hạ sốt thường được bác sĩ kê đơn cho người bị viêm lợi trùm răng khôn

Các loại thuốc giảm đau, hạ sốt thường được chỉ định cho người bị viêm lợi trùm răng khôn bao gồm:

  • Paracetamol
  • Aspirin
  • Ibuprofen…

Tùy theo đối tượng sử dụng mà liều dùng có thể dao động từ 1 – 2 viên/ lần. Khoảng cách giữa 2 liều dùng cách nhau tối thiểu từ 4 – 6 tiếng. Chống chỉ định dùng thuốc Aspirin cho trẻ em, người dễ bị chảy máu. 

Bệnh nhân chỉ nên uống thuốc giảm đau khi thật sự cần thiết. Tránh lạm dụng quá mức gây viêm loét dạ dày, suy gan, suy thận và nhiều tác dụng phụ nguy hiểm cho sức khỏe.

Thuốc kháng viêm, chống phù nề

 Alphachymotrypsin là loại thuốc kháng viêm được chỉ định rộng rãi cho các đối tượng bị viêm lợi trùm răng khôn. Thuốc có tác dụng làm giảm hiện tượng sưng đỏ, phù nề ở lợi, giúp các mô bị tổn thương nhanh được chữa lành, qua đó cải thiện tình trạng đau nhức khó chịu cho bệnh nhân.

Thuốc Alphachymotrypsin không thích hợp với người quá mẫn với thành phần của thuốc, bệnh nhân bị cao huyết áp, có vấn đề về gan hoặc bị rối loạn đông máu. Trong quá trình sử dụng, người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ như đau đầu, đau thượng vị, buồn nôn hoặc nôn ói, phát ban, nhãn áp tăng nhất thời. Hãy tạm thời ngưng uống thuốc và thông báo ngay cho bác sĩ khi gặp bất cứ tác dụng phụ nào nghiêm trọng.

Hiệu quả của thuốc Alphachymotrypsin phụ thuộc vào tình trạng sưng viêm của lợi trùm và khả năng đáp ứng của mỗi bệnh nhân. Thuốc hiện đang được bán trên thị trường với giá khoảng 25.000 đồng hộp nhỏ 20 viên và 70.000 đồng hộp lớn 50 viên nén.

Cách dùng thuốc:

  • Ngày dùng 3 – 4 lần, mỗi lần khoảng 2 viên dạng uống 
  • Hoặc ngày dùng 4 – 6 viên ở dạng viên đặt dưới lưỡi.

Thuốc Nam chữa viêm lợi trùm răng khôn

Ngoài thuốc tây, một số bài thuốc Nam cũng được nhiều người áp dụng để trị viêm lợi trùm răng khôn ở mức độ nhẹ. Thuốc được bào chế từ các nguyên liệu thiên nhiên nên khá lành tính, không gây tác dụng phụ cho sức khỏe.

Dưới đây là một số bài thuốc Nam chữa viêm lợi trùm răng khôn đang được áp dụng phổ biến trong dân gian:

1. Bài thuốc từ tỏi 

Không có gì ngạc nhiên khi tỏi lại được tin dùng trong điều trị viêm lợi trùm răng khôn và các bệnh về răng miệng khác. Nghiên cứu hiện đại đã phát hiện ra, loại củ này chứa một lượng lớn allicin được giải phóng khi đập dập hoặc giã nát tỏi. Chất này có tác dụng tương tự như thuốc kháng sinh, khi tiếp xúc với bề mặt tổn thương sẽ hoạt động tích cực trong việc tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh.

Thuốc trị  viêm lợi trùm răng khôn từ tỏi
Tỏi được sử dụng làm thuốc bôi chữa viêm lợi trùm răng khôn nhờ chứa hoạt chất kháng sinh tự nhiên

Cách sử dụng:

  • Lấy vài tép tỏi lột vỏ, rửa sạch
  • Bỏ tỏi vào cối giã nát với vài hạt muối ăn
  • Thêm vào 3 thìa nước đun sôi để nguội rồi khuấy đều hỗn hợp
  • Lọc lấy nước cốt thoa vào vùng lợi trùm bị viêm.

2. Điều trị viêm lợi trùm răng khôn với bài thuốc từ đinh hương

Đinh hương là thảo dược được sử dụng phổ biến trong ẩm thực nhằm tạo ra mùi thơm đặc trưng cho món ăn. Ngoài ra, đây còn là một vị thuốc Nam có tác dụng chữa viêm lợi trùm răng khôn và nhiều vấn đề khác về sức khỏe. 

Y học cổ truyền ghi nhận, dược liệu đinh hương có vị ngọt, cay, giúp sát trùng, giảm đau, gây tê, loại bỏ mùi hôi miệng khó chịu cho người bệnh. Trong y học hiện đại, chiết xuất từ đinh hương còn được sử dụng như một loại thuốc gây tê cho bệnh nhân làm thủ thuật nha khoa.

  • Cách 1: Hoa đinh hương tán thành bột mịn. Sau đó trộn chung với một ít băng phiến và mật ong cho sền sệt. Thoa thuốc vào lợi trùm 2 – 3 lần mỗi ngày để giảm sưng đau, diệt khuẩn.
  • Cách 2: Dùng tinh dầu đinh hương thoa trực tiếp lên khu vực lợi trùm bị ảnh hưởng. Sau khi thẩm thấu vào trong lợi, tinh dầu sẽ phát huy tác dụng gây tê, giảm cảm giác đau nhức ở lợi. Sau khoảng 10 phút, bạn có thể súc miệng lại với nước sạch.

3. Bài thuốc trị viêm lợi trùm kết hợp nhiều loại thảo dược

Nếu đang thắc mắc bị viêm lợi trùm răng khôn uống thuốc gì, bạn có thể tham khảo các bài thuốc Nam dưới đây. Sự kết hợp giữa nhiều loại thảo dược tự nhiên sẽ giúp đẩy nhanh hiệu quả điều trị viêm lợi trùm răng khôn.

Bài 1: 

  • Thành phần: Tế sinh địa, dã liêu, bồ hoàng sao, thượng thảo, thanh đại, lộc cửu, địa cốt bì, thiên niên bạch, hoàng bá sao, hoa hòe sao. Liều dùng các vị theo hướng dẫn của thầy thuốc.
  • Cách sử dụng: Đem tất cả sắc với 1 lít nước. Đun sôi khoảng 10 phút rồi gạn thuốc ra chén, để nguội chia làm 3 – 4 phần uống trong ngày.

Bài 2: 

  • Thành phần: Mao căn, cỏ lan, dạ giao đằng, thiết sắc thảo, địa cốt bì, địa hoàng, long đởm thảo, cỏ nưa, thanh đại, quốc lão (cam thảo), ô mai và hải cáp phấn.
  • Cách sử dụng: Mỗi ngày sắc 1 thang lấy nước đặc uống trước các bữa ăn chính. Mỗi liệu trình điều trị kéo dài từ 7 – 10 ngày để trị viêm lợi trùm răng khôn.

Lưu ý khi dùng thuốc trị viêm lợi trùm răng khôn

Tổn thương ở lợi trùm răng khôn cần có một khoảng thời gian nhất định để phục hồi hoàn toàn. Chính vì vậy, bạn cần kiên trì uống thuốc đều đặn hàng ngày theo chỉ định của bác sĩ cho đến khi bệnh được chữa khỏi.

Bên cạnh đó, cần lưu ý một số vấn đề dưới đây:

  • Thuốc Tây y hay thuốc Nam đều có những ưu nhược điểm riêng. Trong khi thuốc tân dược cho tác dụng nhanh và mạnh nhưng tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ thì thuốc Nam lại cho hiệu quả chậm nhưng an toàn cho sức khỏe. Bạn nên thăm khám để xác định rõ nguyên nhân và mức độ bệnh của mình, sau đó nhờ bác sĩ tư vấn cho một loại thuốc phù hợp.
  • Sử dụng thuốc theo đúng liều lượng được bác sĩ hướng dẫn, nhất là thuốc kháng sinh.
  • Trong quá trình uống thuốc điều trị, bạn cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ kết hợp với chế độ ăn lỏng, mềm để tổn thương ở lợi nhanh khỏi. Tránh ăn đồ cay nóng. Nếu bệnh tình có dấu hiệu tiến triển nặng hơn thì nên nhanh chóng tới bệnh viện khám để được can thiệp bằng tiểu phẫu nếu cần thiết.

Bạn nên tìm hiểu thêm

Chia sẻ:
Mẹo chữa viêm lợi bằng lá trầu không hiệu quả tại nhà

Chữa viêm lợi bằng lá trầu không là một trong những mẹo tự nhiên đang được nhiều người áp dụng…

Viêm lợi uống vitamin gì là thắc mắc chung của nhiều người Viêm Lợi Uống Vitamin Gì? 5 Loại Vitamin Tốt Cho Răng Lợi

Thiếu hụt vitamin và khoáng chất là một trong những yếu tố thúc đẩy sự phát triển của bệnh viêm…

Viêm lợi trùm là gì? Cách nhận biết và điều trị

Viêm lợi trùm là căn bệnh ảnh hưởng đến phần lợi bao phủ bên trên bề mặt răng khôn. Nguyên…

viêm nướu răng Viêm nướu răng (viêm lợi): Dấu hiệu nhận biết, điều trị

Viêm nướu răng là vấn đề răng miệng rất dễ gặp. Không chỉ gây ra các triệu chứng khó chịu…

Viêm lợi có niềng răng được không là thắc mắc được nhiều bạn đọc gửi đến Thuốc Dân Tộc Viêm Lợi Có Niềng Răng Được Không? [ Điều Cần Biết ]

Viêm lợi có niềng răng được không là thắc mắc chung của nhiều người. Niềng răng là một thủ thuật…

Bình luận (1)

  1. Hậu
    Hậu says: Trả lời

    E dừng thuốc rodogyl đc 12 tiếng roii có cho con bú dc k ạ

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua