Viêm Lợi Khi Mang Thai và Cách Chữa Trị An Toàn Cho Mẹ

Bác sĩ phụ trách

BÁC SĨ PHAN ĐÌNH LONG

Cố vấn Chuyên môn

Viêm lợi khi mang thai là bệnh lý răng miệng thường gặp trong tháng thứ 2 của thai kỳ và có thể kéo dài đến 6 tháng sau khi sinh. Bệnh lý thường là hệ quả của việc vệ sinh răng miệng kém, rối loạn nội tiết tố, thiếu hụt chất dinh dưỡng,… Tùy thuộc vào mức độ của từng trường hợp sẽ áp dụng phương pháp điều trị và chăm sóc phù hợp.

Nguyên nhân gây viêm lợi khi mang thai 

Viêm lợi (viêm nướu răng) đề cập đến tình trạng mô nướu bị tổn thương, sưng đỏ là viêm. Bệnh xảy ra bởi nhiều nguyên nhân và yếu tố khác nhau và có thể xảy ra ở mọi đối tượng. Bệnh đặc trưng bởi tình trạng đau nhức, phù nề, đỏ nướu răng, lâu dần có thể gây chảy máu chân răng và viêm quanh răng (viêm nha chu).

Viêm lợi khi mang thai
Viêm lợi khi mang thai thường ảnh hưởng bởi hormone thai kỳ, vệ sinh răng miệng kém, thiếu hụt các vi chất dinh dưỡng

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), có khoảng 60 – 75% phụ nữ mang thai bị viêm nướu răng. Mặc dù khá phổ biến nhưng bệnh được kiểm soát tốt nếu được thăm khám sớm, điều trị và chăm sóc đúng cách. Ngược lại, trường hợp chủ quan, khiến các triệu chứng tiến triển nặng nề sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể cũng mẹ cũng như sự phát triển toàn diện của thai nhi.

Dưới đây là một số nguyên nhân gây viêm lợi ở phụ nữ mang thai:

Vệ sinh răng miệng kém 

Vệ sinh răng miệng kém được xem là nguyên nhân phổ biến gây ra các vấn đề nha khoa nói chung và viêm lợi ở phụ nữ mang thai nói riêng. Theo đó, không sử dụng chỉ nha khoa sau bữa ăn, chải răng quá mạnh hoặc không có thói quen dùng nước súc miệng sát khuẩn sẽ tạo điều kiện cho mảng bám tích tụ và hình thành cao răng.

Cao răng là nơi trú ngụ của nhiều vi khuẩn gây hại. Nếu không lấy cao răng định kỳ sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và tấn công mô nướu gây tổn thương, sưng viêm, đau nhức dữ dội. Nguy cơ này sẽ tăng cao ở đối tượng phụ nữ mang thai vì có chế độ ăn uống tăng cao hơn so với lúc chưa mang thai. Nếu không vệ sinh răng miệng kỹ sẽ dễ gây viêm lợi và các bệnh răng miệng khác.

Tăng nồng độ estrogen và progesterone 

Một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh viêm nướu răng ở phụ nữ mang thai là rối loạn nội tiết tố. Việc tăng nồng độ estrogen và progesterone là điều tất yếu để hỗ trợ quá trình phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, việc tăng các hormone đột ngột khiến cơ thể cũng như mô nướu trở nên nhạy cảm, dễ kích ứng hơn và sưng viêm khi gặp điều kiện thuận lợi.

Đau răng khi mang thai
Hormone thay đổi đột ngột trong quá trình mang thai có thể làm tăng nguy cơ viêm nướu răng

Bên cạnh đó, trong thời kỳ mang thai, nhất là giai đoạn đầu, cơ thể người mẹ thường bị suy nhược, sức đề kháng giảm. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho những tác nhân gây hại tấn công và gây ra nhiều vấn đề sức khỏe, trong đó có các bệnh nha khoa như sâu răng, tụt lợi hở chân răng, hôi miệng,…

Thiếu hụt chất dinh dưỡng 

Mẹ bầu là đối tượng cần bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi cũng như đảm bảo sức khỏe tổng thể cho người mẹ. Tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng ở phụ nữ mang thai khá phổ biến, đặc biệt là thiếu hụt canxi, vitamin.

Việc thiếu hụt những khoáng chất, vitamin cần thiết không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi mà còn làm chậm quá trình tái khoáng men răng, khiến răng bị suy yếu. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho hại khuẩn trong khoang miệng phát triển mạnh gây tổn thương mô nướu và viêm nướu răng. 

Ngoài những nguyên nhân phổ biến trên, mẹ bầu bị viêm lợi cũng có thể xảy ra do một số yếu tố khác như do tăng lưu lượng máu đến mô nướu, mắc các bệnh nha khoa trước đó hoặc sử dụng những sản phẩm chăm sóc, vệ sinh răng miệng không phù hợp. Dù khởi phát do bất kỳ nguyên nhân nào thì việc chủ động thăm khám và điều trị bệnh sớm và rất cần thiết.

Dấu hiệu nhận biết viêm lợi khi mang thai 

Các triệu chứng của bệnh viêm lợi nói chung và viêm lợi khi mang thai nói riêng khá điển hình và rất dễ nhận biết. Bên cạnh đó, mức độ viêm nướu răng nhẹ hay nặng còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe răng miệng trước đó. 

Sưng mô nướu
Mô lợi bị sưng đỏ, đau nhức, có thể chảy máu khi vệ sinh răng miệng

Dưới đây là một số biểu hiện giúp nhận biết viêm lợi ở mẹ bầu:

  • Mô lợi bị sưng đỏ, đau nhức, có thể chảy máu khi vệ sinh răng miệng và trong quá trình ăn uống
  • Khi quan sát sẽ nhận thấy phần lợi bị viêm có màu đỏ và có xu hướng tụt xuống chân răng
  • Người bị viêm lợi thường gặp phải tình trạng hơi thở có mùi hôi dù đã vệ sinh sạch
  • Phản ứng viêm tiến triển nặng sẽ hình thành các khoảng trống ở giữa nướu răng và chân răng. Từ đó phát triển các túi mủ gây đau nhức dữ dội
  • Nếu không được kiểm soát sớm sẽ khiến răng bị lỏng lẻo, lung lay, thậm chí là gãy rụng.

Các triệu chứng viêm nướu răng thường khởi phát vào tháng thứ 2 và kéo dài đến tháng thứ 8 của thai kỳ. Tuy nhiên, bệnh bùng phát nặng vào tháng thứ 3. Viêm nướu răng nếu không được kiểm soát tốt sẽ làm tăng nguy cơ bà bầu bị viêm nha chu và hàng loạt các biến chứng, rủi ro khác.

Viêm lợi khi mang thai nguy hiểm không? 

Viêm lợi là bệnh răng miệng thường gặp ở nhiều đối tượng với độ tuổi khác nhau, trong đó có phụ nữ mang thai. Nhìn chung, bệnh lý không quá nguy hiểm và có thể được kiểm soát tốt nếu được thăm khám và điều trị sớm. Tuy nhiên, thời gian điều trị viêm lợi ở phụ nữ mang thai thường lâu hơn so với người bình thường.

Các nghiên cứu nhận thấy, biến chứng thai kỳ không liên quan đến các bệnh nha khoa. Tuy nhiên, một số trường hợp mẹ bầu bị viêm nướu răng có thể làm tăng nguy cơ sinh non, trẻ sinh ra nhẹ cân và tiền sản giật. 

Đối với cơ thể mẹ, viêm nướu răng không được khắc phục sớm sẽ làm tăng nguy cơ viêm nha chu. Viêm nha chu đề cập đến tình trạng tổn thương, viêm nhiễm các cơ quan nâng đỡ răng như dây chằng, xương ổ răng, gai lợi,… Viêm nha chu là biến chứng nặng của viêm lợi. Bệnh nếu không được kiểm soát sẽ khiến răng lung lay, dễ gãy rụng.

Bên cạnh đó, các triệu chứng viêm nướu răng khiến mẹ bầu bị đau nhức, gặp khó khăn trong việc ăn uống, vệ sinh răng miệng, sinh hoạt hàng ngày và ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Những yếu tố này tác động không nhỏ đến thể trạng cũng như tâm lý của người bệnh. Do đó, phụ nữ mang thai cần chủ động trong việc điều trị và chăm sóc để khắc phục bệnh viêm nướu răng trong thời gian sớm nhất.

Các phương pháp điều trị viêm lợi khi mang thai 

Viêm lợi phát triển qua nhiều giai đoạn. Theo đó, ở giai đoạn đầu bệnh có thể được kiểm soát tốt thông qua các biện pháp chăm sóc và điều trị tại nhà. Tuy nhiên, trường hợp bệnh tiến triển ở mức độ nặng, người bệnh cần can thiệp các phương pháp điều trị chuyên sâu để khắc phục các triệu chứng lâm sàng cũng như phòng ngừa các biến chứng nặng nề. Đối với phụ nữ mang thai, nên chủ động tìm gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.

Dưới đây là một số cách chữa viêm lợi cho mẹ bầu an toàn và hiệu quả:

1. Các biện pháp điều trị tại nhà

Phụ nữ mang thai là đối tượng khá nhạy cảm nên việc sử dụng thuốc điều trị hoặc can thiệp các kỹ thuật xâm lấn thường không được khuyến khích vì có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn và rủi ro ảnh hưởng đến mẹ và cả thai nhi. Do đó, việc áp dụng các cách chữa viêm nướu răng tại nhà được nhiều mẹ bầu ưu tiên vì có độ an toàn cao và lành tính. Tuy nhiên, biện pháp này chỉ áp dụng cho những trường hợp bệnh ở mức độ nhẹ.

Tinh dầu đinh hương
Tinh dầu đinh hương thường được tận dụng để cải thiện tình trạng hôi miệng do bệnh lý gây ra

Súc miệng với nước muối:

Súc miệng với nước muối là một trong những cách giúp làm sạch răng miệng cũng như giúp cải thiện một số triệu chứng do viêm nướu răng gây ra. Nhờ vào đặc tính kháng khuẩn, chống viêm, sát trùng, mẹo chữa này giúp làm giảm tình trạng sưng viêm, đau nhức mô nướu và hạn chế sự phát triển quá mức của hại khuẩn. Bên cạnh đó, các khoáng chất trong muối còn hỗ trợ quá trình tái khoáng men răng, làm săn chắc mô nướu và phục hồi phần lợi bị tổn thương đáng kể.

  • Cho 0.9g muối vào 1 lít nước ấm và khuấy đều đến khi tan hoàn toàn
  • Sau khi chải răng thì dùng nước muối ngậm và súc miệng trong vòng 30 giây rồi nhổ bỏ
  • Lặp lại vài lần để làm giảm các triệu chứng do viêm nướu răng gây ra
  • Mỗi ngày thực hiện từ 2 – 3 lần 

Chữa viêm lợi bằng mật ong:

Các thành phần hoạt chất trong mật ong có tác dụng làm dịu vùng mô nướu bị sưng viêm, đau nhức. Bên cạnh đó, mật ong còn giúp ức chế một số hại khuẩn, virus ở khoang miệng, chống viêm hiệu quả. Mật ong có vị ngọt dịu nên không gây ra cảm giác khó chịu khi sử dụng.

  • Sau khi chải răng thì dùng khăn giấy thấm khô vùng nướu bị viêm
  • Kế đến lấy một ít mật ong nguyên chất thoa đều lên vùng cần điều trị
  • Sau vài phút thì súc miệng lại với nước ấm
  • Mỗi ngày thực hiện từ 2 – 3 lần để đạt được kết quả tốt nhất

Lá trầu không:

Lá trầu không
Súc miệng với nước sắc trầu không là một trong những cách giúp cải thiện các triệu chứng viêm lợi khi mang thai

Súc miệng với nước sắc trầu không không chỉ giúp sát khuẩn, cải thiện tình trạng sưng viêm, đau nhức mô lợi mà còn mang lại hiệu quả trong việc khắc phục tình trạng hơi thở có mùi. Các thành phần trong tinh dầu lá trầu không như chavicol, beta-phenol cùng các hợp chất hợp chất phenolic giúp kháng khuẩn, chống viêm và hạn chế sự phát triển quá mức của vi khuẩn, nấm, virus.

  • Chuẩn bị vài lá trầu không tươi, ngâm rửa sạch với nước muối rồi vò nát
  • Đun sôi lượng nước vừa đủ rồi cho thảo dược vào đun thêm vài phút nữa rồi tắt bếp
  • Chắt lấy phần nước để nguội và dùng để súc miệng sau khi chải răng
  • Mỗi ngày thực hiện 2 lần để làm giảm cảm giác khó chịu do viêm nướu răng gây ra

Sử dụng tinh dầu đinh hương:

Các nghiên cứu khoa học nhận thấy, hoạt chất Eugenol có trong tinh dầu đinh hương có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, sát trùng và gây tê hiệu quả. Việc áp dụng mẹo chữa từ tinh dầu này không chỉ làm giảm các triệu chứng lâm sàng, hỗ trợ phục hồi, tái tạo mô nướu bị tổn thương mà còn mang lại hơi thở thơm mát, dễ chịu.

  • Cho một ít tinh dầu đinh hương vào nước ấm và khuấy đều
  • Sau khi đánh răng thì dùng nước này ngậm và súc miệng
  • Mỗi ngày thực hiện 2 – 3 lần

Bổ sung vitamin C:

Thực tế nhận thấy, việc không cung cấp đủ vitamin C có thể khiến mô nướu suy yếu, dễ chảy máu răng, viêm lợi và suy nhược cơ thể. Chính vì vậy, ở phụ nữ mang thai khi bị viêm nướu răng cần tăng cường bổ sung vitamin C để hỗ trợ quá trình điều trị đạt được kết quả tốt nhất cũng như cải thiện các triệu chứng lâm sàng do bệnh lý gây ra đáng kể.

Theo đó, vitamin C có tác dụng tăng cường sức khỏe, hạn chế chảy máu răng, thúc đẩy quá trình sản xuất pro-collagen. Từ đó hỗ trợ sản sinh collagen cho cơ thể. Collagen đóng vai trò quan trọng việc giúp mô nướu săn chắc, răng khỏe mạnh và phòng ngừa các bệnh răng miệng hiệu quả. Bên cạnh đó, vitamin C còn hạn chế tình trạng viêm nhiễm ở mô nướu đáng kể.

Massage mô nướu:

Massage mô nướu là một trong những cách giúp cải thiện cơn đau nhức do viêm nướu răng gây ra hiệu quả. Phương pháp này có tác dụng lưu thông máu, hạn chế tình trạng máu ứ đọng tại mô nướu và gây chảy máu răng.

  • Trước tiên cần vệ sinh răng miệng sạch và rửa tay với xà phòng sát khuẩn
  • Kế đến dùng ngón tay massage mô nướu bị viêm nhẹ nhàng 
  • Mỗi ngày thực hiện 2 lần 

2. Thăm khám và điều trị y tế 

Thực tế, các mẹo chữa viêm lợi tại nhà chỉ có tác dụng hỗ trợ và mang lại hiệu quả với những trường hợp bệnh mới khởi phát ở mức độ nhẹ. Trường hợp mẹ bầu bị viêm nướu răng cần đến gặp bác sĩ nha khoa để được thăm khám – chẩn đoán và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.

Cạo vôi răng
Các phương pháp điều trị viêm lợi cho mẹ bầu thường được áp dụng vào 3 tháng giữa thai kỳ

Hầu hết các trường hợp bị viêm nướu răng đều do cao răng tích tụ trong thời gian dài, tạo điều kiện cho vi khuẩn trú ngụ gây tổn thương men răng và nướu răng. Vì vậy, bác sĩ sẽ tiến hành lấy cao răng và xử lý mặt gốc răng để loại bỏ tác nhân gây bệnh. Từ đó các triệu chứng và tình trạng viêm sẽ được cải thiện đáng kể.

Sau khi lấy cao răng, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc có tác dụng giảm viêm, kháng khuẩn, giảm đau nhằm tạo điều kiện cho mô nướu phục hồi, tái tạo. Một số loại thuốc thường được chỉ định, bao gồm:

  • Thuốc bôi kháng khuẩn, gây tê
  • Nước súc miệng sát khuẩn (Chlorhexidine, Hexetidine, Zinc gluconate)

Các phương pháp điều trị chuyên sâu cho mẹ bầu bị viêm lợi cho mẹ bầu chỉ được áp dụng vào cá tam nguyệt thứ 2. Tuy nhiên, trong một số trường hợp khẩn cấp, bệnh phát sinh biến chứng, bác sĩ có thể cân nhắc chỉ định các phương pháp điều trị chuyên sâu vào 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của thai kỳ. Tuy nhiên, ở những giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều rủi ro. Vì vậy, người bệnh cần chủ động trong việc khắc phục bệnh ở giai đoạn mới khởi phát.

Mẹ bầu bị viêm lợi nên ăn gì, kiêng gì? 

Bên cạnh các phương pháp điều trị và hỗ trợ điều trị thì chế độ dinh dưỡng dành cho mẹ bầu khi bị viêm nướu răng cũng đóng vai trò không nhỏ trong việc phục hồi và phòng ngừa bệnh tái phát. Bên cạnh đó, mẹ bầu có chế độ ăn lành mạnh, phù hợp còn giúp thai nhi phát triển toàn diện, đồng thời phòng ngừa một số vấn đề răng miệng khác.

Mẹ bầu bị viêm lợi nên ăn gì? 

  • Trường hợp bị viêm lợi cần ưu tiên các món ăn mềm, dễ nhai để hạn chế áp lực lên răng và mô nướu, tránh bùng phát cơn đau và khiến tình trạng viêm tiến triển nặng nề. Theo đó, mẹ bầu nên ưu tiên các món ăn như cháo, súp, miếng, canh hầm, bún,…
  • Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C như cam, quýt, bưởi, dâu tây, bông cải xanh, dưa lưới, đu đủ, khoai tây,…
  • Thực phẩm chứa hàm lượng Catechins như trà xanh, táo, việt quất,…
  • Các thực phẩm chứa hàm lượng canxi dồi dào tốt cho mẹ bầu bị viêm nướu răng như các loại hạt, sữa chua, rau lá xanh, các loại đậu, hạnh nhân, trứng,…
  • Thực phẩm giàu Omega – 3 như cá hồi, cá thu, dầu gan cá tuyết, cá trích, hàu, cá mòi, quả óc chó, hạt lanh, hạt chia,…
  • Mẹ bầu bị viêm lợi nên bổ sung nhiều nước. Bên cạnh dùng nước lọc, bạn có thể uống các loại nước ép trái cây, sinh tố để bổ sung các các khoáng chất cần thiết cho cơ thể.

Kiêng gì khi bị viêm lợi?

  • Khi bị viêm nướu răng, mẹ bầu cần kiêng các thực phẩm khô, cứng, khó nhai vì có thể gây chảy máu răng và khiến tình trạng viêm lợi nghiêm trọng hơn.
  • Hạn chế những món ăn chứa nhiều tinh bột, gia vị cay nóng, ngọt, mặn 
  • Tránh các món ăn, thức uống làm giảm tiết nước bọt ở khoang miệng như bia rượu, thức uống chứa cồn, nước có gas, thực phẩm chế biến sẵn, đóng hộp,…

Các biện pháp giúp phòng ngừa viêm lợi khi mang thai 

Viêm nướu răng nói chung và viêm nướu răng ở mẹ bầu nói riêng là bệnh nha khoa thường gặp, có tính chất mãn tính và có thể tái phát nhiều lần khi gặp điều kiện thuận lợi. Vì vậy, thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa bệnh tái phát đóng vai trò quan trọng, giúp ngăn ngừa bệnh tái đi tái lại nhiều lần và tác động xấu đến sức khỏe của mẹ cũng như sự phát triển của thai nhi.

Vệ sinh răng miệng khi mang thai
Thực hiện tốt các biện pháp vệ sinh răng miệng là một trong những biện pháp giúp phòng ngừa viêm nướu răng hiệu quả

Một số biện pháp giúp phòng ngừa viêm lợi khi mang thai, bao gồm:

  • Thực hiện tốt các biện pháp vệ sinh răng miệng như chải răng đúng cách, dùng chỉ nha khoa sau bữa ăn và sử dụng nước súc miệng sát khuẩn để tăng hiệu quả làm sạch răng miệng.
  • Thay bàn chải đánh răng định kỳ 2 – 3 tháng/ lần hoặc ngay khi nhận thấy lông bàn chải bị sờn.
  • Tập thói quen súc miệng với nước sạch và nhai kẹo cao su không đường sau khi ăn vặt để làm sạch các mảng bám, thức ăn thừa trong khoang miệng.
  • Chủ động trong việc thăm khám và điều trị các vấn đề răng miệng trước khi mang thai là một trong những biện pháp giúp phòng ngừa viêm nướu răng hiệu quả.
  • Loại bỏ một số thói quen xấu gây ảnh hưởng đến mô nướu và răng như thói quen nghiến răng, dùng răng cắn xé các vật cứng, nhọn, chải răng quá mạnh, dùng thức ăn cứng,…
  • Thăm khám sức khỏe răng miệng định kỳ từ 3 – 4 tháng/ lần là cách giúp phòng ngừa các vấn đề răng miệng trong thời gian mang thai, bao gồm viêm nướu răng. Trường hợp phát sinh bệnh lý, bác sĩ sẽ dễ dàng hơn trong việc điều trị.

Viêm lợi khi mang thai có thể kiểm soát tốt nếu được thăm khám, điều trị và chăm sóc đúng cách. Ngược lại, trường hợp chủ quan khiến bệnh lý chuyển biến nặng nề có thể gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe răng miệng của mẹ cũng như sự phát triển của thai nhi. Do đó, bạn cần chủ động trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh trong thời gian sớm nhất.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
viêm nướu răng Viêm nướu răng (viêm lợi): Dấu hiệu nhận biết, điều trị

Viêm nướu răng là vấn đề răng miệng rất dễ gặp. Không chỉ gây ra các triệu chứng khó chịu…

Viêm lợi hôi miệng: Cách xử lý, điều trị, khử mùi

Bệnh viêm lợi hôi miệng khiến cho nhiều bệnh nhân mất tự tin trong giao tiếp hàng ngày. Để xử…

Thịt gà có giá trị dinh dưỡng cao, đặc biệt tốt cho sức khỏe Viêm Lợi Có Ăn Được Thịt Gà Không? Cần Kiêng Không?

Khi bị viêm lợi, người bệnh thường được khuyến nghị hạn chế một số thực phẩm nhất định để tránh…

Trẻ bị sưng lợi - Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị Trẻ bị sưng lợi – Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị sưng lợi, trong đó phổ biến nhất là do trẻ bị viêm lợi.…

Viêm lợi phì đại là tình trạng lợi bị viêm nhiễm, mô nướu răng tăng sinh, phát triển quá mức Viêm Lợi Phì Đại Là Gì? Biểu Hiện và Phương Pháp Điều Trị

Viêm lợi phì đại là tình trạng các mô nướu răng phát triển quá mức, đặc trưng bởi các triệu…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua