Sưng nướu răng khôn (trong cùng) phải làm sao?

Bác sĩ phụ trách

BÁC SĨ PHAN ĐÌNH LONG

Cố vấn Chuyên môn

Sưng nướu răng khôn trong cùng thường gây đau đớn nhiều hơn so với các vị trí khác. Ngoài viêm nướu thì tình trạng này có thể cảnh báo mọc răng khôn hay răng khôn bị sâu. Cần có biện pháp can thiệp kịp thời để ngăn ngừa nguy cơ phát sinh các vấn đề rủi ro nghiêm trọng.

sưng nướu răng khôn
Sưng nướu răng khôn là dấu hiệu nghiêm trọng cần đặc biệt chú ý

Sưng nướu răng khôn – Nguyên nhân do đâu?

Sưng nướu răng khôn là thuật ngữ đề cập đến tình trạng sưng tấy và đỏ tại nướu răng ở vị trí trong cùng. Trong nhiều trường hợp, tình trạng sưng còn đi kèm với nhiều triệu chứng khác. Có thể bao gồm:

  • Phần nướu bị đau nhức, khó chịu
  • Miệng và hơi thở có mùi hôi
  • Đau răng, nướu nhiều khi nhai
  • Trên nướu răng xuất hiện vết loét
  • Răng khôn và các răng xung quanh trở nên nhạy cảm hơn
  • Có thể bị chảy máu chân răng

Tình trạng sưng nướu răng khôn có thể là do một số nguyên nhân sau đây:

1. Viêm nướu răng

Viêm nướu răng là bệnh nha chu thường gặp có thể kích hoạt ở bất cứ vị trí nào. Trong đó, không ít người bị viêm nướu răng ở răng khôn trong cùng. Nó có thể khiến cho nướu bị sưng tấy lên, gây đau đớn, khó chịu.

Nguyên nhân gây viêm nướu răng khôn trong cùng có thể là do:

  • Vệ sinh răng miệng không tốt
  • Ăn uống kém lành mạnh
  • Thường xuyên uống rượu bia và hút thuốc lá
  • Hệ miễn dịch suy giảm
  • Tác dụng phụ của thuốc
  • Thay đổi nội tiết tố

Ngoài ra các yếu tố rủi ro khác như tuổi tác cao, thừa cân – béo phì, yếu tố di truyền, viêm khớp dạng thấp… cũng có thể liên quan. Tình trạng viêm nướu răng nếu được phát hiện sớm và can thiệp đúng cách thì sẽ nhanh chóng kiểm soát tốt.

2. Mọc răng khôn

Răng khôn hay còn gọi là răng số 8 – mọc trong cùng và muộn nhất của hàm. Trong độ tuổi từ 18 – 25 rất nhiều người bị mọc răng khôn. Tuy nhiên lúc này hàm răng đã hoàn thiện nên thường sẽ không đủ chỗ cho chiếc răng mới này.

Khi mọc răng không thì phần lợi quanh răng sẽ có dấu hiệu sưng tấy và đỏ lên. Kèm theo đó là tình trạng đau đớn rất khó chịu. Do không có đủ không gian nên răng khôn thường sẽ mọc theo nhiều góc cạnh khác nhau. Từ đó có thể gây chèn ép răng khác, khiến nướu răng bị tổn thương và gây đau đớn.

sưng nướu răng trong cùng
Sưng nướu răng trong cùng có thể là dấu hiệu viêm lợi trùm do mọc răng khôn

Sưng nướu răng khôn chính là một trong những dấu hiệu cho thấy bạn đang mọc răng. Nếu quan sát sẽ dễ thấy phần nướu sưng lên, đau khi ấn vào và đôi khi còn bị nứt ra.

Trong nhiều trường hợp mọc răng khôn còn gây ra biến chứng viêm lợi trùm. Khi bị viêm lợi trùm, các vụn đồ ăn thức uống có thể dễ dàng bám vào và tích tụ ở trong kẽ lợi và răng. Từ đó khiến việc vệ sinh răng miệng trở nên khó khăn. Lâu dần có thể gây viêm nhiễm khiến lợi sưng phồng. Nguy hiểm hơn là sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến các răng bên cạnh.

3. Sâu răng khôn

Răng khôn bị sâu là tình trạng rất phổ biến. Nguyên nhân xuất phát từ việc răng mọc trong cùng gây khó khăn cho việc vệ sinh răng miệng mỗi ngày.

Vệ sinh răng khôn khó khăn cộng thêm việc thức ăn dễ tích tụ và hình thành mảng bám. Mảng bám này không được loại bỏ mỗi ngày có thể sẽ dẫn tới vôi hóa thành cao răng. Hơn nữa vi khuẩn có trong cao răng có thể tấn công và gây sâu răng khôn.

Răng khôn bị sâu có thể nhận biết bằng cách trên răng xuất hiện các đốm nâu nhỏ. Lúc đầu có thể không gây đau nhức. Tuy nhiên lâu dần, cấu trúc răng có thể bị phá vỡ và hình thành lỗ sâu to. Khi đó cơn đau sẽ kích hoạt, bạn thường gặp khó khăn khi nhai. Hơn nữa, phần nướu răng cũng có thể bị sưng lên, viêm nhiễm và gây mùi hôi miệng.

Sưng nướu răng không có nguy hiểm không?

So với các vị trí khác thì sưng nướu răng khôn được đánh giá là tình trạng nghiêm trọng hơn. Đặc biệt nếu không có biện pháp khắc phục kịp thời thì người bệnh có thể bị đau nhức nhiều. Nướu sưng to còn ảnh hưởng tới chức năng nhai và gây ra các biến chứng khác.

Như đã đề cập, sưng nướu răng khôn trong cùng có thể là dấu hiệu cảnh báo viêm nướu răng, viêm lợi trùm do mọc răng khôn hay sâu răng khôn. Những tình trạng này nếu không được can thiệp sớm có thể dẫn tới viêm loét nướu, áp xe chân răng, viêm nha chu, ảnh hưởng đến các răng kế cạnh…

Cách điều trị khi bị sưng nướu răng khôn (trong cùng)

Đối với trường hợp bị sưng nướu răng khôn, tốt nhất bạn nên chủ động thăm khám bác sĩ để tìm nguyên nhân và có biện pháp khắc phục phù hợp. Bởi đây là vị trí răng nhạy cảm, nếu không xử lý đúng cách có thể để lại hậu quả khó lường.

Dưới đây là một số giải pháp cho điều trị sưng răng khôn trong cùng:

1. Cắt lợi trùm răng khôn

Thông thường, khi mọc răng khôn, nhiều người rất dễ gặp phải biến chứng viêm lợi trùm. Tuy nhiên với trường hợp răng khôn có xu hướng mọc thẳng trên cung hàm thì nha sĩ sẽ cân nhắc việc cắt bỏ lợi trùm để răng có thể mọc bình thường.

chữa sưng nướu răng khôn
Bác sĩ có thể tiến hành cắt lợi trùm trong trường hợp răng khôn mọc thẳng

Sau khi cắt lợi trùm xong, bác sĩ có thể sẽ kê toa một số thuốc hỗ trợ để khắc phục triệu chứng. Thuốc được dùng có thể là thuốc kháng sinh, thuốc hạ sốt hay các thuốc hỗ trợ sức khỏe toàn thân. Đồng thời bác sĩ cũng sẽ hướng dẫn bạn cách vệ sinh và chăm sóc răng miệng để ngăn ngừa viêm nhiễm tái phát.

2. Nhổ bỏ răng khôn

Trong nhiều trường hợp, răng khôn có thể bị mọc lệch, mọc ngầm hay bị sâu… Lúc này nha sĩ thường sẽ khuyên bạn tốt nhất nên nhổ bỏ chiếc răng khôn đó đi. Giải pháp này không những khắc phục được triệu chứng mà còn tránh gây ảnh hưởng cho nướu răng cũng như những chiếc răng kế cạnh về sau.

Hơn nữa, việc nhổ bỏ răng khôn cũng sẽ không gây ảnh hưởng nhiều tới chức năng nhai của bạn. Việc vệ sinh răng miệng cũng sẽ trở nên dễ dàng hơn. Tuy nhiên cần chú ý lựa chọn cơ sở uy tín để thực hiện thủ thuật này. Giúp tránh những vấn đề rủi ro ngoại ý phát sinh.

Sau khi nhổ răng khôn, cần chú ý thực hiện chế độ chăm sóc kỹ càng để tổn thương chóng lành và tránh tình trạng viêm nhiễm:

  • Chú ý uống thuốc kháng viêm, giảm đau theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Nên ăn đồ loãng, không quá nóng hay quá lạnh, tránh thức ăn cay.
  • Vệ sinh răng miệng đúng cách, mới đầu nên nhẹ nhàng và tránh tiếp xúc với vùng ổ răng khôn.

Khoảng một vài tuần sau khi ổ răng khôn kín lại thì bạn có thể ăn uống và vệ sinh răng miệng thoải mái. Trường hợp vết thương chậm lành hay xuất hiện các dấu hiệu lạ thì nên chủ động tìm đến nha sĩ để được kiểm tra ngay lập tức.

3. Một số giải pháp tại nhà

Nếu bị sưng nướu răng khôn gây khó chịu, đau đớn mà chưa có thời gian tới nha khoa thì bạn có thể thực hiện một số giải pháp khắc phục tại nhà. Những cách dưới đây không chỉ giúp cải thiện triệu chứng mà còn hỗ trợ rất tốt trong trường hợp có viêm nhiễm.

– Chườm lạnh giúp làm giảm sưng đau:

Tác dụng nhiệt được cho là giải pháp rất hữu hiệu với trường hợp bị sưng nướu răng trong cùng. Nhất là với những người bị sưng lớn gây sốt và sưng cả tổ chức niêm mạc trong má khi bị mọc răng khôn.

Lúc này, chườm lạnh sẽ giúp làm co các mô. Đồng thời làm tê liệt tạm thời các dây thần kinh cảm giác tại khu vực tổn thương. Nhờ đó mà phát huy tốt công dụng giảm đau, ngăn chặn tình trạng sưng viêm phát triển.

cách giảm sưng nướu răng trong cùng
Có thể tiến hành chườm lạnh để khắc phục tạm thời tình trạng sưng đau

Bạn chỉ cần bỏ vài viên đá vào trong túi vải sạch. Sau đó tiến hành chườm trực tiếp vào vùng ảnh hưởng khoảng từ 15 – 20 phút. Mỗi ngày có thể chườm lạnh khoảng 2 – 3 lần để nhận được kết quả tốt nhất.

– Sử dụng lá húng quế trị sưng nướu răng khôn:

Lá húng quế là thảo dược tự nhiên quen thuộc có chứa hàm lượng cao tinh dầu. Đặc biệt trong tinh dầu húng quế có các thành phần hoạt chất như estragol methyl, linalool cùng hàng loạt chất chống oxy hóa. Nhờ đó mà giúp kháng viêm, giảm đau và giảm sưng ở vị trí nướu răng bị tổn thương.

  • Chuẩn bị khoảng 3 – 5 lá húng quế
  • Đem nguyên liệu đi rửa sạch rồi để ráo
  • Cho vào cối giã nát rồi đắp trực tiếp lên vùng nướu răng bị sưng
  • Sau khoảng 1 phút thì súc miệng sạch sẽ với nước muối loãng

– Chữa sưng nướu răng trong cùng bằng gừng:

Gừng là nguyên liệu quen thuộc trong gian bếp mà bạn có thể tận dụng để khắc phục tình trạng sưng nướu răng khôn. Các nghiên cứu đã ghi nhận, nhiều thành phần hoạt chất trong gừng có tác dụng làm giảm đau và kháng viêm tự nhiên.

  • Chuẩn bị 1 ít gừng đem rửa sạch, phơi khô rồi tán thành bột mịn.
  • Bảo quản trong lọ thủy tinh để dùng dần.
  • Khi bị sưng nướu răng khôn chỉ cần lấy ra 1 ít bột gừng trộn với 2 – 3 hạt muối và 1 ít nước để tạo thành hỗn hợp dạng sệt.
  • Bôi trực tiếp lên vùng nướu răng bị sưng mỗi ngày 2 lần.

– Dùng cam thảo chữa sưng nướu răng khôn:

Ngoài gừng và rau húng quế thì bạn cũng có thể dùng cam thảo để chữa sưng nướu răng trong cùng. Hàm lượng acid glucuronic dồi dào trong dược liệu này sẽ giúp ức chế được nhiều hại khuẩn trong khoang miệng. Hơn nữa, dùng cam thảo còn có khả năng hỗ trợ loại bỏ mùi hôi miệng khó chịu.

sưng nướu răng khôn phải làm sao
Có thể sử dụng cam thảo để hỗ trợ khắc phục tình trạng đau nhức, sưng viêm và hôi miệng
  • Chỉ cần chuẩn bị khoảng vài ba lát cam thảo tươi.
  • Ngậm dược liệu trong miệng sau đó nhai từ từ cho ra nước.
  • Phần nước có thể nuốt còn phần bã thì nhổ bỏ đi.

Một số lưu ý trong việc chăm sóc sức khỏe răng miệng

Tình trạng sưng nướu răng khôn ngoài liên quan tới vấn đề mọc răng thì còn có thể bị ảnh hưởng từ vấn đề chăm sóc răng miệng. Chính vì vậy, để có một hàm răng chắc khỏe, bạn cần đặc biệt chú ý tới vấn đề chăm sóc.

Dưới đây là các vấn đề cần lưu ý:

  • Đánh răng đúng cách 2 lần/ ngày vào buổi sáng khi thức dậy và buổi tối trước giờ đi ngủ. Nên chải cả mặt trong lẫn mặt ngoài, lật bàn chải để chải lưỡi. Đừng quên chú ý đến cả phần nướu và răng khôn trong cùng.
  • Nên sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng để có thể hỗ trợ loại bỏ hoàn toàn mảng bám. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa sự tích tụ mảng bám tạo điều kiện cho hại khuẩn phát triển.
  • Nên thay bàn chải đánh răng với tần suất ít nhất 3 tháng/ lần theo khuyến cáo từ các nha sĩ.
  • Có thể dùng nước muối loãng, nước sắc cam thảo hay bạc hà để súc miệng mỗi ngày. Cách này có thể giúp hỗ trợ ngăn ngừa các bệnh nha khoa hiệu quả.
  • Hạn chế tiêu thụ rượu bia và bỏ thuốc lá càng sớm càng tốt.
  • Nên uống nhiều nước, tăng cường thực phẩm giàu lợi khuẩn và chất xơ vào khẩu phần ăn.
  • Ăn uống lành mạnh, hạn chế tiêu thụ đồ ăn nhiều đường, chất béo hay tinh bột.
  • Tốt nhất nên chủ động đi thăm khám nha khoa 6 tháng/ lần để lấy cao răng và kiểm tra sức khỏe răng miệng.

Bạn nên cẩn trọng khi bị sưng nướu răng khôn trong cùng. Bởi đây là vị trí răng nhạy cảm nếu không sớm khắc phục khi có bất thường sẽ rất dễ phát sinh những rủi ro ngoại ý. Tốt nhất nên chủ động tìm đến bác sĩ nha khoa để được thăm khám và có giải pháp điều trị thích hợp.

Có thể bạn quan tâm:

Ngày đăng 09:20 - 06/06/2023 - Cập nhật lúc: 14:34 - 24/05/2024
Chia sẻ:
Viêm lợi uống vitamin gì là thắc mắc chung của nhiều người Viêm Lợi Uống Vitamin Gì? 5 Loại Vitamin Tốt Cho Răng Lợi

Thiếu hụt vitamin và khoáng chất là một trong những yếu tố thúc đẩy sự phát triển của bệnh viêm…

Mật ong chữa viêm lợi Chữa Viêm Lợi Bằng Mật Ong với 6 Cách Đơn Giản Nhất

Các cách chữa viêm lợi bằng mật ong có thể làm giảm tình trạng sưng tấy, đau nhức, khó chịu…

5 kem đánh răng trị viêm lợi tốt nhất 2020 - Chống tái phát 5 kem đánh răng trị viêm lợi tốt nhất 2024 – Chống tái phát

Viêm lợi là một bệnh lý về răng miệng có thể xảy ra ở mọi đối tượng. Nguyên nhân chủ…

Viêm lợi trùm ở trẻ em khiến trẻ thường hay quấy khóc, khó chịu Viêm Lợi Trùm Ở Trẻ Em: Cách Điều Trị và Xử Lý An Toàn

Viêm lợi trùm ở trẻ em là căn bệnh thường gặp, khiến trẻ thường xuyên có cảm giác đau đớn,…

Kamistad Gel là thuốc điều trị viêm lợi cho trẻ đang ở giai đoạn mọc răng sữa 7 Loại Thuốc Điều Trị Viêm Lợi Ở Trẻ Em Tốt, An Toàn Nhất

Viêm lợi ở trẻ em là tình trạng thường gặp, ở mức độ nhẹ, mẹ có thể sử dụng các…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua