Tới tháng đau bụng kinh dữ dội – Nguyên nhân & cách chữa

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Đỗ Thanh Hà

Trưởng khoa Phụ Sản

Đau bụng kinh dữ dội là dấu hiệu cho thấy cơ thể nói chung và cơ quan sinh dục đang gặp phải vấn đề bất thường. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và chỉ định các phương pháp điều trị (sử dụng thuốc, can thiệp ngoại khoa) tùy vào tình trạng sức khỏe của từng bệnh nhân.

đau bụng kinh như gãy xương sườn
Tới tháng bị đau bụng kinh dữ dội là do đâu?

Vì sao nữ giới tới tháng hay bị đau bụng kinh?

Khi hành kinh, nữ giới thường gặp phải một số triệu chứng như mệt mỏi, buồn nôn, đau lưng, tức ngựa, chán ăn và đau bụng kinh. Trong đó triệu chứng đau bụng kinh thường có mức độ nặng nề và ảnh hưởng đến hoạt động sinh hoạt, làm việc.

Cơ chế phát sinh cơn đau vào những ngày “đèn đỏ” là do niêm mạc tử cung tiết ra nhiều prostaglandin. Thành phần này kích thích phản ứng viêm ở tử cung và khiến cơ quan này co bóp quá mức. Hoạt động co bóp có thể làm giảm lưu lượng hồng cầu và oxy trong tử cung, gây ra tình trạng đau âm ỉ đến dữ dội.

Xem thêm: Đau bụng trước kỳ kinh mấy ngày và kéo dài bao lâu?

Triệu chứng nhận biết đau bụng kinh dữ dội

Thông thường, đau bụng kinh chỉ kéo dài âm ỉ và thỉnh thoảng có nhói lên theo từng đợt. Tuy nhiên ở một số đối tượng, triệu chứng đau bụng kinh thường có mức độ dữ dội và nghiêm trọng.

đau bụng kinh như gãy xương sườn
Đau bụng kinh dữ dội thường khởi phát ở vùng bụng dưới sau rồi lan sang vùng lưng, mông,…

Các triệu chứng nhận biết đau bụng dữ dội trong thời gian hành kinh:

  • Cơn đau khởi phát ở vùng bụng dưới
  • Ban đầu có mức độ nhẹ sau đó đau quằn quại và dữ dội (một số trường hợp đau bụng kinh có mức độ như gãy xương sườn)
  • Cơn đau lan ra vùng lưng dưới, hông và trực tràng
  • Đau bụng kinh dữ dội thường đi kèm với buồn nôn, nôn mửa

Ở một số ít trường hợp, đau bụng kinh có thể gây đổ mồ hôi, người xanh tái, chóng mặt và ngất xỉu.

Nguyên nhân gây đau bụng kinh dữ dội

Khác với đau bụng kinh thông thường, đau bụng kinh dữ dội không chỉ khởi phát do hoạt động sinh lý của cơ thể mà còn là biểu hiện của những bệnh lý sau đây:

1. Lạc nội mạc tử cung

Lạc nội mạc tử cung là một trong những bệnh phụ khoa nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và chức năng sinh sản ở nữ giới.

Bệnh lý này xảy ra khi các mô có cấu trúc tương tự nội mạc tử cung xuất hiện ở những vị trí khác thường như ống dẫn trứng, mặt sau của tử cung, buồng trứng,… Một số trường hợp nội mạc tử cung có thể xuất hiện ở cả bàng quang và ruột kết.

nguyên nhân gây đau bụng kinh dữ dội
Lạc nội mạc tử cung là một trong những nguyên nhân gây đau bụng kinh dữ dội

Các mô nội mạc tử cung ảnh hưởng đến quá trình dẫn lưu máu kinh ra bên ngoài và kích thích tử cung co bóp nhiều hơn bình thường. Tình trạng này làm phát sinh triệu chứng đau nhức vùng lưng và đau bụng dưới dữ dội.

Ngoài ra, bạn có thể nhận biết bệnh lý này thông qua một số dấu hiệu như đau khi tiểu, khó thụ thai, táo bón, mệt mỏi, buồn nôn, đau khi sinh hoạt vợ chồng, máu kinh ra nhiều, xuất huyết ngay cả khi không trong thời gian hành kinh.

2. Viêm vùng chậu

Viêm vùng chậu là tình trạng viêm nhiễm ở âm đạo, cổ tử cung, buồng trứng, tử cung và vòi dẫn trứng do virus hoặc vi khuẩn. Nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh lý này là do nhiễm chlamydia và vi khuẩn lậu cầu khi quan hệ tình dục không an toàn.

Hiện tượng viêm xảy ra ở cơ quan sinh dục có thể gây ra tình trạng máu kinh có màu sắc bất thường, đau bụng kinh dữ dội, đau bụng trên bên phải và dịch tiết âm đạo có mùi hôi khó chịu. Ngoài ra viêm vùng chậu còn gây buồn nôn, ói mửa, tiểu rát, sốt cao và ớn lạnh.

3. U xơ tử cung

U xơ tử cung xảy ra khi khối u hình thành trên lớp cơ của thành tử cung. U có thể xuất hiện từ một đến nhiều khối u với kích thước chỉ khoảng vài mm. Hầu hết các khối u xơ đều lành tính, không có tiến triển ác tính và được loại bỏ dễ dàng thông qua phẫu thuật.

Tuy nhiên sự xuất hiện khối u ở thành tử cung (đặc biệt là khối u tại cổ tử cung) có thể ảnh hưởng đến chu kì kinh nguyệt ở nữ giới. Một số triệu chứng thường gặp của bệnh u xơ tử cung, bao gồm cơn đau trước và trong thời gian hành kinh có mức độ nặng nề, đau vùng hạ vị, bí tiểu, tiểu són, tiểu nhiều lần,…

4. Tắc vòi trứng

Tắc vòi trứng là hệ quả do viêm nhiễm ống dẫn trứng không được điều trị dứt điểm. Vòi trứng bị tắc làm cản trở quá trình “gặp gỡ” của trứng và tinh hoàn, dẫn đến tình trạng khó thụ thai, thai ngoài tử cung, hiếm muộn,…

Ngoài ra tắc vòi trứng còn gây ra một số triệu chứng lâm sàng khác như sốt, khí hư đặc và có mùi hôi, đau bụng dưới dữ dội – nhất là vào những ngày hành kinh.

nguyên nhân gây đau bụng kinh dữ dội
Tắc vòi trứng không chỉ gây đau bụng kinh kéo dài mà còn làm tăng nguy cơ vô sinh ở nữ giới

Tắc vòi trứng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây vô sinh ở nữ giới. Vì vậy ngay khi nhận thấy các dấu hiệu của bệnh, bạn nên tiến hành thăm khám và can thiệp điều trị trong thời gian sớm nhất.

5. Hẹp cổ tử cung

Hẹp cổ tử cung có thể là dị tật bẩm sinh nhưng cũng có thể là hệ quả do lạc nội mạc tử cung, ung thư cổ cung, loạn sạn tế bào cổ tử cung,… Cổ tử cung là cơ quan tiếp nối giữa tử cung và âm đạo, có vai trò dẫn lưu dịch nhầy và máu kinh xuống âm đạo và đi ra bên ngoài.

Trong trường hợp cổ tử cung bị hẹp, máu kinh bị ứ đọng trong thời gian dài. Lúc này tử cung có xu hướng co thắt mạnh để giải phóng máu kinh xuống âm đạo. Hoạt động này có thể gây đau bụng kinh dữ dội kèm theo buồn nôn và nôn mửa.

Ngoài ra hẹp cổ tử cung còn khiến máu kinh bị tồn đọng trong thời gian dài, nên khi đi ra ngoài máu thường bị giáng hóa và có màu nâu đen hoặc đen.

6. Ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến thứ 2 ở phụ nữ – chỉ đứng sau ung thư vú. Bệnh lý này xảy ra khi tế bào ở cổ tử cung phát triển loạn sản và trở thành tế bào ác tính.

nguyên nhân gây đau bụng kinh dữ dội
Ung thư cổ tử cung gây đau bụng kinh dữ dội, đau khi quan hệ, dịch tiết âm đạo bất thường

Trong giai đoạn mới hình thành, ung thư cổ tử cung thường không gây ra bất cứ triệu chứng nào khác thường. Tuy nhiên khi khối u phát triển lớn, bạn có thể bị đau bụng dữ dội trong thời gian hành kinh. Ngoài ra bệnh còn phát sinh một số biểu hiện như chảy máu bất thường, dịch âm đạo có mùi lạ hoặc có lẫn máu, đau khi quan hệ tình dục,…

7. Các nguyên nhân khác

Ngoài ra, triệu chứng đau bụng kinh dữ dội có thể khởi phát một số nguyên nhân khác như:

đau bụng kinh dữ dội có nguy hiểm
Căng thẳng thần kinh cũng là một trong những nguyên nhân gây đau bụng kinh dữ dội
  • Căng thẳng: Căng thẳng kéo dài có thể tạo áp lực lên hệ thần kinh trung ương khiến cơ quan này truyền tín hiệu và kích thích thành tử cung co bóp nhiều hơn bình thường, gây ra triệu chứng đau bụng kinh dữ dội. Ngoài ra thần kinh căng thẳng còn gây rối loạn kinh nguyệt, mất kinh nguyệt,…
  • Mất ngủ kinh niên: Mất ngủ kéo dài hơn 3 tháng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến nội tiết tố nữ và chức năng của buồng trứng. Các chuyên gia cho biết, bệnh mất ngủ kinh niên không chỉ gây trầm cảm mà còn tăng mức độ đau của cơn đau bụng kinh, gây rối loạn kinh nguyệt và giảm ham muốn tình dục.
  • Suy nhược cơ thể: Suy nhược làm giảm mức độ chống chịu của cơ thể với cơn đau. Hơn nữa tình trạng suy nhược còn kích thích tử cung sản xuất ra nhiều prostaglandin và tăng hoạt động co thắt.

Tới tháng đau bụng kinh dữ dội có nguy hiểm không?

Đau bụng kinh là triệu chứng phổ biến mà hầu hết nữ giới đều gặp ít nhất 1 lần trong đời. Triệu chứng này thường không ảnh hưởng đến sức khỏe hay làm giảm chức năng sinh sản.

Tuy nhiên nếu cơn đau bụng kinh có mức độ nghiêm trọng, bạn cần xem xét các biểu hiện đi kèm bởi đây có thể là dấu hiệu của lạc nội mạc tử cung, ung thư cổ tử cung, viêm vùng chậu,… Các bệnh lý này thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản và dễ gây ra biến chứng nếu không được khắc phục kịp thời.

Vì vậy nếu nhận cơn đau bụng kinh có mức độ dữ dội, nên chủ động thăm khám để được xác định nguyên nhân và tiến hành khắc phục. Việc chủ động trong quá trình chẩn đoán – điều trị có thể giúp bạn ngăn chặn bệnh kịp thời và đảm bảo khả năng sinh sản về sau.

Cách chữa đau bụng kinh dữ dội

Hầu hết các trường hợp đau bụng kinh dữ dội đều phải can thiệp điều trị để cải thiện triệu chứng, nâng cao chất lượng cuộc sống và bảo vệ sức khỏe. Dựa vào kết quả chẩn đoán mà bác sĩ có thể chỉ định một trong những biện pháp điều trị sau:

1. Sử dụng thuốc

Các loại thuốc được sử dụng để làm giảm cơn đau bụng kinh dữ dội, bao gồm:

đau bụng dữ dội khi hành kinh
Bác sĩ có thể chỉ định thuốc giảm đau, chống co thắt,… để cải thiện chứng đau bụng dữ dội khi hành kinh
  • Thuốc giảm đau: Bao gồm Paracetamol, Diclofenac, Ibuprofen, Naproxen,… Ngoài ra với những cơn đau có mức độ nghiêm trọng, bác sĩ có thể chỉ định thuốc giảm đau gây nghiện (Opioids) và thuốc giảm đau chống co thắt.
  • Viên uống bổ sung: Các viên uống này thường được chỉ định trong trường hợp đau bụng kinh do suy nhược và thiếu hụt vi chất dinh dưỡng. Các viên uống bổ sung thường được sử dụng, bao gồm: Vitamin B 100mg/ ngày; Vitamin B6 200mg/ ngày; Vitamin E 400UI/ ngày (dùng 2 ngày trước và 3 ngày sau khi kết thúc kỳ kinh).
  • Thuốc trị mất ngủ: Nếu đau bụng kinh dữ dội xảy ra do mất ngủ kinh niên, bác sĩ sẽ kê toa thuốc trị mất ngủ (thuốc an thần, viên uống bổ sung melatonin, thuốc chống trầm cảm) để cải thiện bệnh lý nguyên nhân.
  • Thuốc kháng sinh: Với những trường hợp đau bụng kinh do viêm nhiễm, kháng sinh thường được chỉ định nhằm ức chế vi khuẩn gây bệnh.
  • Một số loại thuốc khác: Trong từng trường hợp cụ thể, bác sĩ có thể chỉ định thuốc chống viêm, thuốc ức chế mô, thuốc tiêu diệt tế bào ung thư,… để điều trị bệnh lý nguyên nhân gây ra tình trạng đau bụng kinh dữ dội.

2. Can thiệp ngoại khoa

Với những trường hợp tổn thương nặng nề và không có đáp ứng tốt với điều trị nội khoa, bác sĩ có thể chỉ định một số thủ thuật ngoại khoa như:

  • Nong cổ tử cung
  • Bóc tách lạc nội mạc tử cung
  • Phẫu thuật loại bỏ u xơ
  • Xạ trị tế bào ung thư

3. Chăm sóc tại nhà

Hầu hết các cơn đau bụng kinh có mức độ dữ dội đều không thể thuyên giảm hoàn toàn khi thực hiện các biện pháp chăm sóc và điều trị tại nhà. Tuy nhiên chế độ chăm sóc đúng cách có thể giảm mức độ đau và cải thiện các triệu chứng đi kèm.

đau bụng kinh dữ dội buồn nôn
Tập luyện thường xuyên có thể làm giảm mức độ đau của triệu chứng đau bụng kinh

Cách làm giảm cơn đau bụng kinh tại nhà, bao gồm:

  • Uống đủ nước (2 – 3 lít/ ngày), đồng thời nên bổ sung thêm một số thức uống lành mạnh như sinh tố, sữa chua uống, trà gừng, trà xanh,…
  • Kiêng cử bia rượu, cà phê và hút thuốc lá. Tránh dùng thực phẩm chứa nhiều muối, gia vị cay nóng, dầu mỡ,…
  • Tập thể dục thường xuyên, nên tập trung vào những bộ môn tác động toàn diện đến cơ thể như yoga, bơi lội,…
  • Chườm túi ấm lên vùng bụng dưới trong những ngày “đèn đỏ” có thể làm giảm cơn đau đáng kể. Ngoài ra bạn cũng có thể tắm nước ấm và massage vùng bụng để khắc phục cơn đau.
  • Điều chỉnh giờ giấc sinh hoạt khoa học, tránh thức khuya, ngủ ít và làm việc quá sức.
  • Giải tỏa căng thẳng bằng cách nghỉ ngơi, tập thể thao, đọc sách, vui chơi và trò chuyện với người thân. Tránh để căng thẳng kéo dài gây ảnh hưởng đến sức khỏe và chu kỳ kinh nguyệt.

Đau bụng kinh dữ dội là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nghiêm trọng. Vì vậy ngay khi nhận thấy triệu chứng này, bạn nên tìm gặp bác sĩ Sản phụ khoa để thực hiện các xét nghiệm cần thiết.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Cách trị huyết trắng bằng nha đam có thực sự có hiệu quả?

Rất nhiều chị em đã sử dụng cách trị huyết trắng bằng nha đam để cải thiện tình trạng. Tuy…

Chi Phí Mổ U Nang Buồng Trứng Tại Một Số Bệnh Viện Lớn

Chi phí mổ u nang buồng trứng sẽ thay đổi phụ thuộc vào phương pháp mổ, kích thước u nang,…

Tắc vòi trứng – Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị

Tắc vòi trứng thường xảy ra do chấn thương, viêm và các bệnh phụ khoa khác, dẫn đến đau bụng…

Đau bụng kinh nhưng không ra máu là có thai hay bị gì?

Đau bụng kinh là một vấn đề phổ biến trong chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, tình trạng đau bụng…

ung thư cổ tử cung nên ăn gì Bị ung thư cổ tử cung nên ăn gì, kiêng gì tốt nhất?

Ung thư cổ tử cung nên ăn gì? Người bệnh nên trao đổi với chuyên gia dinh dưỡng và bác…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua