Đau bụng trước kỳ kinh mấy ngày và kéo dài bao lâu?
Đau bụng kinh là hiện tượng rất thường hay gặp ở phụ nữ. Triệu chứng này sẽ xuất hiện trước và trong chu kỳ kinh nguyệt, khiến chị em vô cùng mệt mỏi. Vậy đau bụng trước kỳ kinh mấy ngày? Phụ nữ nên biết vấn đề này để có biện pháp khắc phục kịp thời, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.
Đau bụng mấy ngày thì có kinh?
Hầu hết phụ nữ đều bị đau bụng trước khi có kinh. Điều này còn tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng sức khỏe của phụ nữ. Đa phần chị em bị đau bụng kinh từ 10 ngày đến 2 tuần trước khi hành kinh. Đây là hiện tượng sinh lý rất đỗi bình thường ở nữ giới.
Khi phụ nữ gặp dấu hiệu đau bụng, điều này có nghĩa chị em đang gặp phải hiện tượng rụng trứng. Do đó, phụ nữ không cần quá lo ngại. Kinh nguyệt là hiện tượng tự nhiên của cơ thể phụ nữ, xuất hiện hàng tháng theo từng chu kỳ từ lứa tuổi dậy thì.
Hầu hết phụ nữ đều rất lo lắng khi kỳ nguyệt san bắt đầu. Những cơn đau hành hạ thường xuyên đã trở thành nỗi ám ảnh của không ít chị em. Tuy nhiên, không phải phụ nữ nào đến kỳ hành kinh cũng đều bị đau đớn quằn quại. Nhiều người có kinh chỉ gặp những biểu hiện như chóng mặt, cơ thể mệt mỏi, chán ăn,… thậm chí cơ thể bình thường, không có bất cứ dấu hiệu nào.
Đau bụng kinh (thống kinh) sẽ biểu hiện ở những mức độ khác nhau ở mỗi phụ nữ. Có người cơn đau chỉ râm ran, thoáng qua, rất nhẹ nhàng nhưng có rất nhiều người, cơn đau âm ỉ kéo dài vài giờ trong nhiều ngày liền. Đôi khi cơn đau diễn ra dữ dội khiến phụ nữ không thể chịu nổi, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và công việc.
Rất nhiều trường hợp chị em bị đau bụng trước khi có kinh kèm theo triệu chứng đau đầu, chóng mặt. Phụ nữ thường rất mệt mỏi trong những ngày này. Thậm chí không thể tập trung vào công việc vì vùng bụng dưới bị đau, căng tức. Thông thường, cảm giác đau bụng kinh sẽ dữ dội vào những ngày đầu và nhanh chóng giảm dần vào các ngày cuối của chu kỳ.
Thông tin thêm: Đau bụng kinh buồn nôn có sao không? Cách khắc phục
Đau bụng dưới bao lâu thì có kinh?
Một số phụ nữ đau bụng kinh không chỉ ở vùng giữa bụng mà đau nhiều ở vùng bụng dưới. Vậy, đau bụng trước kỳ kinh mấy ngày thì có kinh? Thông thường, theo bác sĩ chuyên khoa phụ nữ có cảm giác đau căng tức ở vùng bụng dưới trước khi có kinh nguyệt khoảng 2 – 3 ngày. Điều này còn tùy thuộc vào cơ thể của từng người.
Với trường hợp sinh lý bình thường, ngoài cảm giác đau bụng dưới, phụ nữ còn gặp phải một số triệu chứng khó chịu khác như đau lưng, nhức mỏi vùng chậu, căng tức ngực, đau mỏi xương khớp, đầu gối, thèm ăn đồ ngọt, đồ chua, sốt nhẹ, chán ăn, ngất xỉu, thiếu máu, tụt huyết áp,…
Trong những ngày này, chị em nên nghỉ ngơi, tránh căng thẳng, lo lắng quá mức. Nếu stress quá nặng nên cố gắng cân bằng giữa công việc và tâm lý. Đồng thời giữ cơ thể thoải mái, ăn uống điều độ để đảm bảo sức khỏe, chuẩn bị sẵn sàng cho kỳ hành kinh sắp tới. Khi cơ thể quá mệt mỏi, khó chịu thì bạn có thể áp dụng một số biện pháp khác như nghe nhạc, đọc sách,… để quên đi cơn đau.
Đau bụng kinh kéo dài mấy ngày?
Trước khi hành kinh, phụ nữ đã gặp phải những cơn đau bụng. Tuy nhiên, trong quá trình hành kinh, cơn đau bụng của chị em càng khủng khiếp hơn. Thông thường, cơn đau sẽ kéo dài khoảng 48 – 72 giờ. Có những phụ nữ cơn đau sẽ kéo dài nhiều hơn. Thậm chí là xuyên suốt quá trình hành kinh đều bị đau đớn, nhất là những ngày cơ thể có lượng máu ra nhiều nhất.
Phụ nữ bị đau bụng kinh do sự co thắt cổ tử cung đẩy kinh nguyệt ra ngoài. Cơn đau sẽ kéo dài đến ngày thứ 2 hoặc thứ 3 của chu kỳ nguyệt san. Tùy thuộc vào chu kỳ hành kinh dài hay ngắn (21 – 35 ngày) mà cơn đau của phụ nữ sẽ xuất hiện ít hay nhiều. Mức thời gian này sẽ không giống nhau ở các chị em khi bước vào chu kỳ nguyệt san.
Đau bụng kinh thường xuất hiện ở lứa tuổi vị thành niên và khi có em bé, hiện tượng này sẽ được cải thiện. Mặc dù đây là hiện tượng sinh lý bình thường nhưng rất nhiều chị em bị đau đớn quằn quại trong suốt kỳ kinh cần phải thận trọng. Dấu hiệu này cho thấy bạn có những bất thường trong cơ thể. Đặc biệt, phụ nữ cần chú ý đến lượng máu trong suốt kỳ nguyệt san nhiều hay ít để kiểm soát bệnh lý của mình.
Nên làm gì khi bị đau bụng kinh bất thường?
Những phụ nữ bị đau bụng khi hành kinh là do rối loạn nội tiết tố cơ thể. Nếu kinh nguyệt ổn định thì cơn đau sẽ giảm dần. Tuy nhiên, khi chị em có dấu hiệu đau đớn quằn quại trong nhiều ngày thì cần đến bác sĩ thăm khám gấp vì có thể bạn đang mắc phải một số bệnh lý phụ khoa như u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung,…
Phụ nữ cần đến gặp bác sĩ khi có những dấu hiệu qua bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt như sau:
- Kinh nguyệt không đều
- Rong kinh
- Đau bụng quằn quại
- Hoa mắt, đau đầu, buồn nôn, da nhợt nhạt, xanh xao,…
Sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ tìm ra được nguyên nhân gây bệnh và có phương pháp điều trị thích hợp. Trước hết, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra tử cung, buồng trứng để chẩn đoán những dấu hiệu bất thường. Nếu đã biết được nguyên nhân gây bệnh, bệnh nhân sẽ được chỉ định thực hiện các xét nghiệm, siêu âm để kiểm tra bất thường cơ quan sinh dục như:
- Xét nghiệm máu, phân tích nước tiểu
- Siêu âm phụ khoa
- Nội soi ổ bụng dưới gây mê
- Nội soi buồng tử cung
- Một số siêu âm phụ khoa khác.
Sau khi có kết quả chẩn đoán tùy vào nguyên nhân, tình hình sức khỏe của người bệnh để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Phần lớn điều trị đau bụng kinh sẽ sử dụng thuốc với công dụng giảm đau nhanh. Hoặc có thể can thiệp ngoại khoa với nguyên nhân đau bụng kinh do u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung khi cần thiết.
Cần làm gì khi đau bụng kinh?
Đau bụng kinh là hiện tượng sinh lý phổ biến ở phụ nữ. Nếu bị đau bụng kinh thông thường, các chị em cần chú ý một số vấn đề sau đây để cải thiện tình trạng của mình.
- Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, tránh ăn những thực phẩm chua
- Tăng cường bổ sung những dưỡng chất chứa nhiều chất sắt, chất xơ, vitamin, khoáng chất,… cho cơ thể
- Hạn chế ăn thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, chứa chất kích thích
- Ăn uống điều độ, không nên bỏ bữa hoặc ăn quá nhiều
- Nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế vận động mạnh
- Ngủ đúng giờ, không được làm việc quá sức
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, thường xuyên thay băng. Tốt nhất, chị em nên thay băng đều đặn 4 tiếng/ giờ.
- Sử dụng chườm ấm lên vùng bụng để giảm cảm giác đau đớn, khó chịu, giúp cơ thể thoải mái hơn
- Uống 1 cốc trà gừng hoặc tiến hành xoa dầu nóng cũng là cách giúp bạn giảm cơn đau bụng hiệu quả
- Đi lại nhẹ nhàng để cải thiện lưu thông máu, không nên nằm quá lâu
Trên đây là những thông tin giúp phụ nữ giải đáp thắc mắc: Đau bụng trước kỳ kinh mấy ngày? Hy vọng bài viết sẽ trang bị cho chị em những kiến thức hữu ích để chuẩn bị sẵn sàng cho chu kỳ hành kinh của mình. Nếu cơ thể đau đớn bất thường khi bắt đầu kinh nguyệt, phụ nữ không nên chủ quan mà phải tiến hành thăm khám, điều trị bệnh sớm. Đây là cách bảo vệ sức khỏe cho chị em tốt nhất.
Có thể bạn quan tâm:
- Bị đau bụng kinh kéo dài: Nguyên nhân và cách khắc phục
- Đau bụng kinh nên ăn gì, tránh gì để giảm đau nhanh?
- 10 Cách giảm đau bụng kinh tại nhà ngay lập tức
Bình luận (1)
Em bị đau bụng kéo dài trước ngày hành kinh khoảng 7-10 ngày, cơn đau kéo dài và đau dữ dội, bụng dưới to. Bác sĩ tư vấn giúp em với ạ