Đau bụng kinh buồn nôn làm sao khắc phục?
Đau bụng kinh buồn nôn thường xảy ra trong chu kỳ kinh nguyệt. Hiện tượng này có thể khởi phát do hoạt động sinh lý của cơ thể. Tuy nhiên một số trường hợp có thể là dấu hiệu của bệnh lý.
Nguyên nhân gây đau bụng kinh và buồn nôn
Đau bụng kinh và buồn nôn có thể xảy ra đồng thời do những nguyên nhân sau:
- Hormone thay đổi đột ngột: Hiện tượng hormone thay đổi đột ngột có thể khiến cơ thể mệt mỏi, buồn nôn, chóng mặt và gây đau vùng tử cung.
- Di truyền: Đau bụng kinh cũng có có thể di truyền từ mẹ sang con.
- Stress: Căng thẳng thần kinh trong thời gian hành kinh có thể khiến nồng độ hormone giảm mạnh và tăng hoạt động co bóp cơ trơn ở tử cung.
- Mắc các bệnh phụ khoa: Bạn có thể mắc phải các bệnh phụ khoa như lạc nội mạc tử cung, u nang buồng trứng, u bì buồng trứng, tắc vòi trứng, viêm lộ tuyến, viêm nhiễm âm đạo,…
- Tử cung co bóp mạnh: Trong thời gian hành kinh, tử cung thường co bóp mạnh để đẩy chất thải xuống âm đạo và đi ra bên ngoài. Hoạt động này có thể gây đau âm ỉ vùng bụng dưới.
- Viêm dạ dày: Hormone thay đổi bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt cũng có thể kích thích dạ dày tăng tiết acid, gây đau bụng và buồn nôn.
- Nguyên nhân khác: Tình trạng đau bụng kinh và buồn nôn có thể xảy ra nếu bạn uống nhiều rượu, thức khuya và ăn uống điều độ trong thời gian gần chu kỳ.
Tham khảo thêm: Bế kinh: Thông tin cần biết về tình trạng bế kinh
Các đối tượng có nguy cơ cao bị đau bụng kinh
Những người thường bị đau bụng kinh:
- Có người thân cận huyết bị đau bụng kinh
- Chưa sinh con
- Nữ giới dưới 30 tuổi
- Mắc chứng băng huyết hoặc rong kinh
- Hút thuốc lá và nghiện rượu bia
- Dậy thì sớm
- Người có thể trạng yếu
Nhận biết triệu chứng đau bụng kinh, buồn nôn
Nữ giới khi bị đau bụng kinh và buồn nôn sẽ có những triệu chứng sau:
- Cơn đau xảy ra ở vùng bụng dưới
- Đau bụng kinh thường khởi phát khi máu kinh xuất hiện và kéo dài trong khoảng 3 ngày
- Có thể đi kèm với triệu chứng đau lưng và đau đùi
- Vùng bụng dưới khó chịu
- Chóng mặt, nhức đầu
- Tiêu chảy
- Khó chịu ở dạ dày
- Buồn nôn và nôn mửa
- Khó ngủ
- Mệt mỏi
- Thiếu tập trung
Với những trường hợp đau bụng kinh do các bệnh phụ khoa, bạn có thể gặp phải một số triệu chứng nghiêm trọng hơn như:
- Đau vùng bụng dưới kéo dài và có mức độ nặng nề
- Vã mồ hôi
- Người rã rời và ngất xỉu
- Chóng mặt
- Ngứa ngáy vùng kín
- Máu kinh có màu sắc khác thường và đi kèm mùi hôi khó chịu
- Buồn nôn và nôn mửa liên tục
- Sốt
- Ớn lạnh
Gợi ý: Thuốc điều hòa kinh nguyệt loại nào tốt? Lưu ý khi dùng
Đau bụng kinh kèm buồn nôn có nguy hiểm không?
Đau bụng kinh kèm theo triệu chứng buồn nôn là tình trạng phổ biến và xảy ra ở hầu hết nữ giới dưới 30 tuổi. Nếu do các nguyên nhân sinh lý, tình trạng này thường không gây nguy hiểm.
Tuy nhiên nếu triệu chứng khởi phát do các bệnh lý phụ khoa, bạn có thể đối mặt với những biến chứng nguy hiểm như ung thư cổ tử cung, vỡ buồng trứng, vô sinh, hiếm muộn,…
Đau bụng kinh buồn nôn làm sao khắc phục?
Đau bụng kinh buồn nôn thường nhanh chóng thuyên giảm khi áp dụng những cách sau:
1. Chườm ấm xoa dịu cơn đau bụng kinh
Chườm ấm là biện pháp giảm đau bụng kinh an toàn và dễ thực hiện. Nhiệt độ ấm từ túi chườm có thể làm thư giãn cơ trơn tử cung và hạn chế tình trạng co thắt quá mức.
Khi chườm ấm, nên dùng nước từ 60 – 70 độ C chườm trực tiếp lên vùng bụng trong khoảng 15 – 20 phút.
2. Uống trà gừng ấm giảm đau và buồn nôn
Uống trà gừng ấm trong thời gian kinh nguyệt có thể hạn chế cơn đau và tình trạng khó chịu ở tử cung.
Khi uống trà gừng ấm, bạn có thể cho thêm 1 – 2 thìa mật ong nhằm tạo hương vị thơm ngon và tránh tình trạng khó uống.
3. Massage vùng bụng dưới
Ngoài ra, bạn cũng có thể massage vùng bụng dưới để giảm mức độ co thắt của tử cung, thúc đẩy tuần hoàn máu và cải thiện đau bụng kinh.
4. Sử dụng thuốc giảm đau
Nếu cơn đau nghiêm trọng, bạn có thể thử dùng những thuốc sau:
- Paracetamol: Paracetamol là loại thuốc giảm cơn đau nhẹ và vừa. Bạn có thể sử dụng thuốc để cải thiện tình trạng đau bụng kinh hoặc đau đầu trong chu kỳ kinh nguyệt.
- Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): NSAID được dùng để điều trị đau bụng kinh thường là Ibuprofen. Loại thuốc này giúp giảm nhanh cơn đau bụng và đau lưng.
- Thuốc giảm đau chống co thắt: Đau bụng kinh thường khởi phát do tử cung co thắt quá mức. Vì vậy bạn có thể dùng thuốc giảm đau chống co thắt để làm giảm triệu chứng này.
Gợi ý: Sau sinh kinh nguyệt không đều – Cách làm điều hòa trở lại?
5. Tận dụng thảo dược tự nhiên
Các thảo dược thường dùng trong điều trị đau bụng kinh và buồn nôn:
- Ích mẫu thảo: Sử dụng trà ích mẫu có thể giảm các triệu chứng trong chu kỳ kinh nguyệt như đau bụng, buồn nôn, chóng mặt, mệt mỏi,…
- Ngải cứu: Để cải thiện các triệu chứng trong thời gian hành kinh, bạn có thể uống trà ngải cứu hoặc dùng các món ăn chứa thảo dược này.
- Đinh hương: Để giảm nhanh cơn đau và cảm giác buồn nôn, bạn nên hòa một ít tinh dầu đinh hương với nước ấm và uống từng ngụm nhỏ.
Phòng ngừa đau bụng kinh và buồn nôn
Đau bụng kinh và buồn nôn có thể được phòng ngừa bằng những cách sau:
- Hạn chế thức khuya, thiếu ngủ và làm việc quá sức.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, hạn chế thực phẩm chứa nhiều dầu, gia vị, chất bảo quản,…
- Hạn chế sử dụng bia rượu và cà phê, từ bỏ thói quen hút thuốc lá.
- Tránh căng thẳng và lo lắng quá mức – nhất là thời gian trước khi hành kinh.
- Ngồi thiền, tập yoga và bơi lội thường xuyên để tăng cường sức khỏe.
- Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, người thừa cân béo phì có nguy cơ cao bị rối loạn kinh nguyệt.
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ để hạn chế viêm nhiễm.
Khi nào cần tìm gặp bác sĩ?
Đến gặp bác sĩ nếu có những dấu hiệu sau:
- Đau quặn bụng, mức độ đau dữ dội và kéo dài
- Máu kinh có màu đen và mùi hôi khó chịu
- Vùng kín có mủ, dịch và có mùi lạ
- Ngứa ngáy vùng kín
- Người mệt mỏi và ngất xỉu
- Toàn thân sốt, ớn lạnh
Đau bụng kinh kèm buồn nôn có thể xảy ra vào chu kỳ kinh nguyệt mỗi tháng. Tuy nhiên nếu chủ động trong việc xây dựng chế độ dinh dưỡng, tập luyện và sinh hoạt điều độ, bạn có thể giảm tần suất và mức độ của các triệu chứng.
Có thể bạn quan tâm:
- Kinh nguyệt có màu đen – Nguy hiểm nên đi khám ngay!
- Ăn Gì Để Cho Kinh Nguyệt Ra Nhiều? Một Số Lưu Ý Khi Ăn
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!