Kinh Nguyệt Không Ra Được Là Bị Gì, Phải Làm Thế Nào?

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Đỗ Thanh Hà

Trưởng khoa Phụ Sản

Kinh nguyệt không ra được là tình trạng thường gặp của chị em. Đây có thể chỉ là hậu quả của việc sinh hoạt không khoa học. Tuy nhiên, cũng có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh phụ khoa nguy hiểm.

Tại sao kinh nguyệt không ra được

Có rất nhiều nguyên nhân khiến kinh nguyệt không ra được, mặc dù đã đến chu kỳ. Trong đó, có nguyên nhân đến từ thói quen sinh hoạt và cũng có nguyên nhân đến từ các bệnh phụ khoa.

Kinh nguyệt không ra được là tình trạng rất nhiều chị em gặp phải
Kinh nguyệt không ra được là tình trạng rất nhiều chị em gặp phải

Từ thói quen ăn uống, sinh hoạt hằng ngày

Những người có thể trạng ốm yếu, nhẹ cân hoặc ăn kiêng không đúng cách rất dễ bị rối loạn kinh nguyệt. Đặc biệt là tình trạng kinh nguyệt không ra được.

Tập thể dục quá sức: Nếu cường độ tập quá mức sẽ ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.

Căng thẳng: Stress thường xuyên có thể ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát hormone estrogen của cơ thể. Đây là một trong những hormone tham gia vào sự hình thành chu kỳ kinh nguyệt, khiến chu kỳ bị dừng hoạt động tạm thời.

Từ thói quen ăn uống, sinh hoạt hằng ngày
Ăn uống không đủ chất là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra các rối loạn về kinh nguyệt

Xem thêm: Hội chứng tiền kinh nguyệt: Nguyên nhân, bệnh kéo dài bao lâu?

Các bệnh phụ khoa

Những bệnh lý có thể khiến kinh nguyệt không ra được gồm:

  • Hội chứng đa nang: Bệnh gây ra khi mormone tham gia vào chu kỳ kinh nguyệt thường xuyên ở mức cao.
  • Khối u tuyến yên: Thường là khối u lành tính. Tuy nhiên, nó lại ảnh hưởng rất nhiều đến chu kỳ hằng tháng của phụ nữ. Trong đó có tình trạng mất kinh.
  • Rối loạn tuyến giáp: Các rối loạn ở tuyến này gồm cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức) và suy giáp (tuyến giáp hoạt động kém).
  • Hậu quả của một số loại thuốc: Mất kinh có thể có nguyên nhân từ các loại thuốc chống trầm cảm, dị ứng, thuốc chữa huyết áp hoặc ung thư… Đặc biệt là thuốc tránh thai.
 
Các bệnh phụ khoa
Hội chứng đa nang buồng trứng là một trong những nguyên nhân gây mất kinh

Ngoài ra, những chị em có vấn đề bất thường về cấu trúc cơ quan sinh dục cũng là nguyên nhân khiến kinh nguyệt không ra được. Các bất thường này có thể là: mô sẹo trong màng tử cung; thiếu cơ quan sinh sản; âm đạo có cấu trúc bất thường và bị tắt nghẽn.

Các nguyên nhân sinh lý bình thường

Thường bao gồm:

  • Có thai: Trong suốt giai đoạn mang thai, hoạt động của nhau thai giúp bé phát triển đồng thời sẽ ức chế hoạt động của hormone estrogen. Do đó, trứng sẽ không rụng và người mẹ không có kinh trong giai đoạn này. 
  • Cho con bú: Nếu cho con bú bằng sữa mẹ, kinh nguyệt cũng sẽ tạm dừng hoạt động bởi hoạt động của tuyến sữa. 
  • Mãn kinh: Nguyên nhân là do buồng trứng đã bước vào giai đoạn “lão hóa” và không còn hoặc sản xuất rất ít estrogen.
Các nguyên nhân sinh lý bình thường
Phụ nữ đang có thai và cho con bú sẽ không có kinh nguyệt

Gợi ý: Chậm kinh 3 tháng – Có thai không? Nguyên nhân là gì?

Các triệu chứng đi kèm

Kinh nguyệt không ra được thường đi kèm với nhiều hiện tượng khác gồm:

  • Đau đầu và rụng nhiều tóc.
  • Thị lực giảm.
  • Đau vùng xương chậu.
  • Lông mặt đột nhiên mọc nhiều và nhanh.
  • Vú tiết dịch đục như sữa.
  • Bị mụn trứng cá.
  • Tăng cân.
  • Da khô.
  • Nhịp tim chậm.
Kinh nguyệt không ra được thường đi kèm với nhiều hiện tượng khác
Một trong những biểu hiện kinh nguyệt không ra được là rụng tóc

Ngoài ra, nếu tình trạng kinh nguyệt không ra được có nguyên nhân từ bệnh lý, chị em có thể sẽ còn bị đau dữ dội ở bụng dưới, sốt, táo bón hoặc suy nhược cơ thể trầm trọng.

Biến chứng của tình trạng kinh nguyệt không ra được có thể gây vô sinh. Bạn sẽ không thể nào mang thai nếu trứng không rụng. Ngoài ra, tình trạng này còn là nguyên nhân gây loãng xương.

Xem thêm: Kinh Nguyệt Ra Ít Nhưng Kéo Dài: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục

Điều trị kinh nguyệt không ra được

Một số trường hợp sử dụng thuốc tránh thai hoặc các liệu pháp hormone sẽ giúp chu kỳ kinh nguyệt quay lại trạng thái ổn định. Một vài trường hợp phải can thiệp ngoại khoa. Trường hợp này thường áp dụng cho đối tượng bị dị tật cơ quan sinh dục, từng nạo phá thai hoặc điều trị u xơ tử cung (khiến tử cung bị sẹo lồi) và bị khối u trong tử cung.

Điều trị kinh nguyệt không ra được
Điều trị ngoại khoa là một trong những biện pháp chữa tình trạng kinh nguyệt không ra có nguyên nhân từ bệnh lý hoặc cấu trúc cơ quan sinh dục bất thường

Ngoài những liệu pháp cho từng nguyên nhân cụ thể, chị em có thể thực hiện các việc làm sao để chu kỳ kinh nguyệt nhanh chóng ổn định trở lại:

  • Ăn đủ chất. Hạn chế ăn đồ nhiều dầu mỡ hoặc cay nóng.
  • Uống nhiều nước. Hạn chế các đồ uống có gas hoặc chứa nhiều cafein.
  • Giữ cho tâm trạng thoải mái bằng cách cân bằng giữa công việc và nghỉ ngơi.
  • Tập thể dục một cách điều độ. Không tập quá sức.
  • Khám phụ khoa định kỳ và tuân theo các chỉ dẫn của bác sĩ.

Để đảm bảo sức khỏe phụ khoa cũng như giúp ổn định chu kỳ kinh tốt hơn, bạn nên thăm khám định kỳ tại cơ sở y tế uy tín, chất lượng. Nếu tình trạng kinh nguyệt không ra được kéo dài cần lưu ý điều trị nhanh chóng. 

XEM THÊM:

Chia sẻ:
Rối loạn kinh nguyệt là vấn đề thường gặp của chị em, nhất là những người bước vào độ tuổi mãn kinh và tiền mãn kinh Cách điều hòa kinh nguyệt ngay tại nhà hiệu quả cho chị em

Chu kỳ kinh nguyệt ảnh hưởng nhiều đến đời sống sinh hoạt của chị em. Vì thế, việc điều hòa…

Kinh Nguyệt Ra Ít Và Có Màu Nâu Đen Là Bị Bệnh Gì?

Rối loạn nội tiết, suy buồng trứng, tác dụng phụ của thuốc,... là những nguyên nhân gây kinh nguyệt ra…

chu kỳ kinh nguyệt Chu kỳ kinh nguyệt là gì? kéo dài bao lâu và cách tính

Các chuyên gia khuyến cáo, phụ nữ cần theo dõi chu kỳ kinh nguyệt để bảo vệ tốt hơn cho…

Ăn Gì Để Cho Kinh Nguyệt Ra Nhiều, Điều Hòa Kinh Nguyệt?

Thiểu kinh là tình trạng thời gian hành kinh rất ngắn và lượng máu ít, bạn có thể hỗ trợ…

Đau bụng kinh buồn nôn làm sao khắc phục?

Đau bụng kinh buồn nôn thường xảy ra trong chu kỳ kinh nguyệt. Hiện tượng này có thể khởi phát…

Bình luận (1)

  1. Hoa
    Hoa says: Trả lời

    Chào bs

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua