Chu kỳ kinh nguyệt là gì? kéo dài bao lâu và cách tính

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Đỗ Thanh Hà

Trưởng khoa Phụ Sản

Các chuyên gia khuyến cáo, phụ nữ cần theo dõi chu kỳ kinh nguyệt để bảo vệ tốt hơn cho sức khỏe sinh sản. Vậy chu kỳ kinh nguyệt là gì? Cùng tìm hiểu thông tin từ bài viết để nắm rõ hơn.

Chu kỳ kinh nguyệt là gì?

Chu kỳ kinh nguyệt được định nghĩa là chu kỳ nội tiết tố hàng tháng mà cơ thể phụ nữ phải trải qua. Trong chu kỳ này, niêm mạc tử cung sẽ tích tụ để chuẩn bị cho quá trình mang thai.

Trường hợp bạn không có thai, nồng độ hormone estrogen và progesterone bắt đầu giảm, cho biết cơ thể bạn bắt đầu có kinh nguyệt. Máu và mô kinh nguyệt sẽ chảy ra từ tử cung, thông qua lỗ nhỏ ở cổ tử cung và đi ra khỏi cơ thể thông qua âm đạo.

Chu kỳ kinh nguyệt là gì?
Bình thường, phụ nữ sẽ phải trải qua chu kỳ kinh nguyệt để chuẩn bị cho quá trình mang thai

Tham khảo thêm: Kinh nguyệt không đều phải làm sao, uống thuốc gì?

Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài bao lâu? Tính như thế nào?

Thống kê cho thấy rằng, chu kỳ kinh nguyệt điển hình sẽ kéo dài trong vòng 28 ngày. Một chu kỳ kinh nguyệt được cho là bình thường khi nằm trong khoảng từ 24 – 38 ngày.

Ở một người bình thường, một kỳ kinh nguyệt thường kéo dài từ 3 – 5 ngày. Tuy nhiên, nếu nó nằm trong khoảng từ 2 – 7 ngày thì vẫn chưa phải là bất thường.

Các giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt

Chu kỳ kinh nguyệt có 4 giai đoạn như sau:

1. Giai đoạn hành kinh

Chính là giai đoạn loại bỏ lớp niêm mạc dày lên ở nội mạc tử cung khỏi cơ thể qua âm đạo. Dịch kinh nguyệt thường sẽ chứa máu, tế bào từ niêm mạc tử cung và chất nhầy. 

Ở giai đoạn hành kinh, chị em có thể sử dụng băng vệ sinh hay tampon để hấp thụ dòng chảy kinh nguyệt. Cần lưu ý thay đổi thường xuyên, ít nhất là 4 giờ/lần. 

2. Giai đoạn nang trứng

Giai đoạn này bắt đầu vào ngày đầu tiên của kinh nguyệt và kết thúc bằng sự rụng trứng. Được thúc đẩy bởi sự tiết hormone kích thích nang trứng (FSH) từ vùng dưới đồi và tuyến yên. Hormone này kích thích buồng trứng sản xuất khoảng từ 5 đến 20 nang trên bề mặt.

Mỗi nang trứng sẽ chứa 1 quả trứng chưa trưởng thành. Thông thường sẽ chỉ có duy nhất 1 nang sẽ hình thành trứng trưởng thành, trong khi những nang còn lại sẽ chết. Vấn đề này có thể diễn ra khoảng vào ngày thứ 10 đối với chu kỳ 28 ngày. 

3. Giai đoạn rụng trứng

Rụng trứng chính là quá trình giải phóng trứng trưởng thành từ bề mặt của buồng trứng. Điều này thường diễn ra vào giữa chu kỳ, trong khoảng 2 tuần hoặc lâu hơn trước khi bắt đầu có kinh nguyệt.

Ở giai đoạn trước, nang trứng phát triển gây ra sự gia tăng mức độ estrogen. Vùng dưới đồi trong não nhận ra những mức tăng này và giải phóng một chất hóa học được gọi là hormone giải phóng gonadotrophin (GnRH). Hormone này có chức năng thúc đẩy tuyến yên sản xuất ra hormone luteinising (LH) và FSH tăng cao.

Giai đoạn rụng trứng
Giao hợp trong giai đoạn trứng rụng sẽ khiến khả năng mang thai tăng lên

4. Giai đoạn Luteal

Trong quá trình rụng trứng, trứng sẽ vỡ ra từ nang trứng. Tuy nhiên, nang trứng bị vỡ vẫn còn ở trên bề mặt buồng trứng. Trong hai tuần tới hoặc có thể lâu hơn, nang trứng sẽ biến đổi thành một cấu trúc gọi là hoàng thể. Cấu trúc này bắt đầu giải phóng hormone progesterone, cùng với một lượng nhỏ hormone estrogen. Sự kết hợp của các hormone này duy trì lớp niêm mạc tử cung dày lên, chờ cho trứng được thụ tinh dính vào.

Trường hợp trứng được thụ tinh cấy vào niêm mạc tử cung, nó sẽ tạo ra các hormone cần thiết để duy trì hoàng thể. Có thể là gonadotrophin màng đệm ở người (HCG), hormone sẽ được phát hiện trong xét nghiệm nước tiểu cho thai kỳ. Hoàng thể tiếp tục sản xuất một lượng hormone progesterone cần thiết để duy trì niêm mạc tử cung dày lên.

Nếu mang thai không xảy ra, hoàng thể sẽ khô héo dần và chết, thường là vào khoảng ngày 22 trong chu kỳ 28 ngày. Sự sụt giảm nồng độ hormone progesterone sẽ làm cho niêm mạc tử cung bị mất dần đi. Như vậy, kỳ kinh nguyệt tiếp theo sẽ lặp lại.

Đọc thêm: Ra Khí Hư Màu Nâu Trước Kỳ Kinh Nguyệt Có Nguy Hiểm Không?

Tại sao phải theo dõi chu kỳ kinh nguyệt?

Thông thường việc theo dõi chu kỳ kinh nguyệt nhằm vào những mục đích sau:

  • Nắm bắt được khi nào trứng sẽ rụng
  • Khi nào bạn có khả năng mang thai cao nhất
  • Khi nào thì kỳ kinh nguyệt tiếp theo bắt đầu
  • Phát hiện được những triệu chứng cảnh báo một chu kỳ bất thường

Cách theo dõi chu kỳ kinh nguyệt hiệu quả

Bạn có thể theo dõi chu kỳ kinh nguyệt bằng cách đánh dấu ngày bạn bắt đầu kỳ kinh trên lịch để bàn. Sau một vài tháng, bạn có thể bắt đầu kiểm tra xem chu kỳ có đều đặn hay không.

Cách theo dõi chu kỳ kinh nguyệt hiệu quả
Đau bụng, mệt mỏi, nhức đầu là những triệu chứng tiền kinh nguyệt rất dễ gặp
  • Các triệu chứng hội chứng tiền kinh nguyệt: chuột rút, đau đầu, mệt mỏi, hay quên, đầy hơi hoặc đau vú có xuất hiện hay không?
  • Khi nào kỳ kinh nguyệt của bạn bắt đầu: Nó sớm hơn hay muộn hơn so với thời gian dự kiến?
  • Lượng máu chảy trong kỳ kinh nguyệt: Chảy máu nặng hơn hay nhẹ hơn bình thường. Bạn đã sử dụng bao nhiêu miếng đệm hoặc băng vệ sinh trong một ngày.
  • Triệu chứng thời kỳ: Bạn có bị đau hoặc chảy máu vào bất kỳ ngày nào không?
  • Thời gian của bạn kéo dài bao nhiêu ngày: Thời gian của chu kỳ kinh nguyệt ngắn hơn hay dài hơn so với tháng trước?

Gợi ý: Tắc vòi trứng có kinh nguyệt không? (Trường hợp 1 và 2 ống)

Các vấn đề sức khỏe ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt

Chu kỳ kinh nguyệt thường bị ảnh hưởng bởi những tình trạng sau:

  • Mang thai hoặc cho con bú: Một khoảng thời gian kinh nguyệt bị bỏ lỡ có thể là dấu hiệu sớm của thai kỳ. 
  • Rối loạn ăn uống, giảm cân hay tập thể dục quá mức: Chán ăn, cơ thể hấp thụ dinh dưỡng kém, giảm cân không kiểm soát và tăng hoạt động thể chất có thể làm gián đoạn kinh nguyệt.
  • Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS): Phụ nữ bị rối loạn hệ thống nội tiết phổ biến này có thể có chu kỳ không đều. 
  • Suy buồng trứng sớm: Phụ nữ bị suy buồng trứng sớm còn được gọi là suy buồng trứng nguyên phát, có thể có chu kỳ không đều. 
  • Bệnh viêm vùng chậu (PID): Nhiễm trùng cơ quan sinh sản này có thể gây chảy máu kinh nguyệt không đều.
  • U xơ tử cung: Là sự tăng trưởng không ung thư, lành tính của tử cung. Chúng có thể gây ra chu kỳ kinh nguyệt nặng và kéo dài.

Trên đây là những thông tin cần biết về chu kỳ kinh nguyệt ở chị em phụ nữ. Cần theo dõi sát sao và sớm thăm khám nếu phát hiện các dấu hiệu bất thường. Bác sĩ sẽ giúp bạn kiểm tra và đưa ra cách khắc phục phù hợp nhất. 

Bạn nên tìm hiểu thêm:

Ngày đăng 11:43 - 26/02/2023 - Cập nhật lúc: 13:33 - 23/05/2024
Chia sẻ:
Rối loạn kinh nguyệt sau sinh, sức khỏe xuống dốc nghiêm trọng và giải pháp mà người mẹ 27 tuổi đã áp dụng thành công Diệp Phụ Khang Chữa Rối Loạn Kinh Nguyệt, Phục Hồi Sức Khỏe Sau Sinh
Kinh nguyệt là tấm gương phản ánh tình hình hoạt động nội tiết của trục vùng dưới đồi - tuyến yên - buồng trứng và tình trạng của niêm mạc…
Kinh nguyệt không đều là gì, phải làm sao, uống thuốc gì?

Kinh nguyệt không đều có thể ảnh hưởng đến tâm trạng, sức khỏe và khả năng sinh sản của phụ…

Rối loạn kinh nguyệt – Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Rối loạn kinh nguyệt là tình trạng thường gặp ở nhiều chị em phụ nữ do rối loạn nội tiết…

Kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì là băn khoăn của nhiều bạn nữ mới bước vào giai đoạn này Kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì có ảnh hưởng gì không?

Thắc mắc chung của những bạn gái bắt đầu có “nàng nguyệt san” ghé thăm là: kinh nguyệt không đều…

Sau sinh kinh nguyệt không đều làm sao điều hòa trở lại?

Sau sinh kinh nguyệt không đều là một trong những triệu chứng thường gặp. Triệu chứng này thường bắt nguồn…

kinh nguyệt không đều ở tuổi 20 Kinh nguyệt không đều ở tuổi 20 có đáng lo?

Kinh nguyệt không đều ở tuổi 20 là vấn đề mà rất nhiều bạn nữ đang gặp phải. Mặc dù…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua