Kinh nguyệt không đều là gì, phải làm sao, uống thuốc gì?

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Đỗ Thanh Hà

Trưởng khoa Phụ Sản

Kinh nguyệt không đều có thể ảnh hưởng đến tâm trạng, sức khỏe và khả năng sinh sản của phụ nữ. Đôi khi có thể là dấu hiệu của một số bệnh phụ khoa nếu không điều trị đúng lúc.

Kinh nguyệt không đều là gì?

Chu kỳ kinh nguyệt không đều là tình trạng một người nhận thấy độ dài của chu kỳ khác nhau giữ các lần. Ngoài ra, một số phụ nữ có thể gặp tình trạng rong kinh. Điều này có nghĩa là chu kỳ kinh nguyệt kéo dài hơn 7 ngày và chảy nhiều máu. 

Trong hầu hết các trường hợp thì kinh nguyệt không đều là dấu hiệu của sự mất cân bằng nội tiết tố hoặc bị ảnh hưởng bởi lối sống và bệnh lý.

Kinh nguyệt không đều là gì?
Kinh nguyệt không đều là một tình trạng tương đối phổ biến

Tham khảo thêm: Thông tin cần biết về rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh

Tại sao kinh nguyệt không đều?

Hai Hormone ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt là Estrogen và Progesterone. Khi rối loạn sản sinh hai Hormone này có thể dẫn đến tình trạng rối loạn kinh nguyệt.

Ngoài ra, một số nguyên nhân khác có thể bao gồm:

1. Thuốc

Một số loại thuốc điều trị bệnh, thuốc chống đông máu hoặc thuốc nội tiết tố có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Khi phụ nữ sử dụng thuốc tránh thai lần đầu cũng có thể bị rối loạn kinh nguyệt trong suốt một vài tháng.

2. Bệnh lý

Các bệnh phụ khoa phổ biến bao gồm:

  • Bệnh viêm vùng chậu: Có thể gây chảy máu nặng và đau ở vùng chậu hoặc bụng dưới. 
  • Rối loạn di truyền máu: Ảnh hưởng đến khả năng đông máu và dẫn đến kinh nguyệt không đều.
  • Lạc nội mạc tử cung: Khiến các mô phát triển bên ngoài tử cung và dẫn đến kinh nguyệt không đều.
  • Rối loạn tuyến giáp: Tuyến giáp sản xuất các Hormone ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất. Do đó, rối loạn tuyến giáp có thể gây ra chu kỳ không đều.
  • Khối u buồng trứng hoặc ung thư: Việc xuất hiện khối u trong hệ thống sinh sản có thể dẫn đến tình trạng kinh nguyệt không đều trong một thời gian dài. 
Bệnh lý
Một số bệnh lý có thể dẫn đến tình trạng kinh nguyệt không đều

3. Các nguyên nhân khác

  • Thiếu sản xuất Hormone Progesterone.
  • Thai ngoài tử cung: Tình trạng chảy máu trong thai kỳ có thể là dấu hiệu thụ tinh ngoài tử cung hoặc là dấu hiệu sảy thai.

Dấu hiệu kinh nguyệt không đều

Triệu chứng cơ bản nhất của kinh nguyệt không đều là chu kỳ kéo dài hơn 35 ngày hoặc thay đổi về số ngày trong một chu kỳ. Ngoài ra, có thể dẫn đến một số triệu chứng như sau:

  • Khí hư bất thường
  • Mệt mỏi
  • Da nhợt nhạt
  • Chóng mặt
  • Rối loạn cảm xúc
  • Rối loạn ăn uống như chán ăn hoặc mắc hội chứng cuồng ăn

Đọc thêm: Đau bụng kinh nên ăn gì để giảm đau nhanh chóng?

Kinh nguyệt không đều có ảnh hưởng gì không?

Một phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt không đều có thể hình thành Hội chứng buồng trứng đa nang. Thường có các triệu chứng như:

  • Béo phì
  • Mọc mụn trứng cá ở mặt, mụn nhọt lưng, ngực
  • Tóc và lông phát triển quá mức

Ngoài ra, chu kỳ kinh nguyệt không đều có thể làm một người phụ nữ trở nên kém nữ tính và tăng phần nam tính. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.

Kinh nguyệt không đều có ảnh hưởng gì không?
Kinh nguyệt không đều có thể dẫn đến béo phì hoặc nổi nhiều mụn

Kinh nguyệt không đều có sao không?

Có thể dẫn đến một số biến chứng như:

  • Đau đầu
  • Khó thở
  • Chóng mặt
  • Nhịp tim nhanh
  • Đau bụng kinh, đau vùng chậu trong chu kỳ kinh nguyệt

Gợi ý: Khí Hư Màu Nâu Sau Kỳ Kinh Nguyệt 1 Tuần Có Nguy Hiểm Không?

Kinh nguyệt không đều phải làm sao?

Khi kinh nguyệt không đều, bạn có thể áp dụng những cách sau để cải thiện:

1. Cách chữa kinh nguyệt không đều tại nhà

Một số cách giúp điều hòa kinh nguyệt đơn giản tại nhà:

  • Luyện tập Yoga: Các bài tập Yoga đã được chứng minh là có thể cải thiện các vấn đề kinh nguyệt một các hiệu quả. 
  • Giảm cân hoặc duy trì cân nặng khỏe mạnh: Phụ nữ thừa cân thường có chu kỳ kinh nguyệt không đều, chảy nhiều máu và dễ bị đau bụng kinh hơn.
  • Tập thể dục thường xuyên: Duy trì cân nặng khỏe mạnh và khắc phục tình trạng kinh nguyệt không đều.
  • Sử dụng một số loại thảo mộc: Gừng và quế được cho là có thể khắc phục tình trạng kinh nguyệt không đều và làm giảm buồn nôn và cải thiện các cơn đau trong chu kỳ.
  • Bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất: Tăng hàm lượng vitamin D, B hàng ngày có thể điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt.
  • Chế độ ăn uống lành mạnh, nhiều rau xanh có thể bổ sung các loại enzym cần thiết, làm mềm niêm mạc tử cung và điều hòa chu kỳ kinh nguyệt.

2. Kinh nguyệt không đều uống thuốc gì?

Nếu kinh nguyệt không đều xảy ra kéo dài, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị với những loại thuốc sau:

 Kinh nguyệt không đều uống thuốc gì?
Một số loại thuốc có thể cải thiện chu kỳ kinh nguyệt
  • Thuốc chống viêm không Steroid (NSAIDS), chẳng hạn như Ibuprofen hoặc Naproxen có thể làm giảm chảy máu nhẹ và thay đổi chu kỳ.
  • Thuốc bổ sung sắt có thể được kê cho các trường hợp thiếu máu.
  • Tiêm Hormone thay thế để điều trị mất cân bằng nội tiết tố.
  • Thuốc tránh thai đường uống có thể điều chỉnh chu kỳ.
  • Thuốc hạ Insulin cho bệnh nhân tiểu đường loại 2 có thể đảm bảo thời gian rụng trứng và cải thiện chu kỳ kinh nguyệt.

Chu kỳ kinh nguyệt không đều có thể dẫn đến một số rối loạn trong cơ thể và ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó, tìm hiểu thông tin về nguyên nhân và dấu hiệu có thể hỗ trợ chữa kinh nguyệt không đều. Trao đổi với bác sĩ nếu có bất cứ thắc mắc hoặc câu hỏi có liên quan nào. 

Có thể bạn quan tâm: 

Ngày đăng 11:42 - 22/02/2024 - Cập nhật lúc: 11:56 - 23/05/2024
Chia sẻ:
Tắc Kinh Nguyệt Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Tắc kinh là hiện tượng kinh nguyệt lặn liên tục trong nhiều tháng. Đây có thể là dấu hiệu cảnh…

kinh nguyệt không đều ở tuổi 20 Kinh nguyệt không đều ở tuổi 20 có đáng lo?

Kinh nguyệt không đều ở tuổi 20 là vấn đề mà rất nhiều bạn nữ đang gặp phải. Mặc dù…

Rong kinh là tình trạng rối loạn kinh nguyệt thường gặp Rong kinh là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Rong kinh là tình trạng rối loạn kinh nguyệt thường gặp. Mặc dù không gây hậu quả tức thời nhưng…

Kinh nguyệt ra nhiều cục máu đông cảnh báo điều gì?

Hầu hết phụ nữ sẽ trải qua tình trạng xuất hiện kinh nguyệt ra nhiều cục máu đông tại một…

Tình trạng rối loạn kinh nguyệt có thể xảy ra ở mọi độ tuổi, trong đó nhiều nhất là những phụ nữ trong độ tuổi sinh sản Diệp Phụ Khang Chữa Rối Loạn Kinh Nguyệt, Bí Quyết Của Hơn 10.000 Phụ Nữ

Rối loạn kinh nguyệt là một trong những bệnh lý Phụ khoa khiến chị em mệt mỏi, gây ảnh hưởng…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua