Bệnh thận yếu theo đông y và các bài thuốc điều trị
Bệnh thận yếu theo đông y xảy ra do thiếu hụt nguyên khí, tỳ can hư, dẫn đến suy nhược cơ thể, đau lưng, mỏi gối, tiểu đêm nhiều, chức năng sinh lý yếu.
Bệnh thận yếu theo quan điểm đông y
Trong y học cổ truyền, thận là một tạng quan trọng trong cơ thể, có chức năng chủ về sinh dục, sinh sản, phát triển, nạp khí, điều hòa thủy hỏa, nắm giữ tinh hoa của con người.
Khi thận hư yếu, các chức năng này sẽ bị suy giảm, dẫn đến nhiều vấn đề về sức khỏe như đau lưng, mỏi gối, tiểu đêm nhiều lần, chức năng sinh lý yếu,…
Các nguyên nhân gây thận hư yếu bao gồm:
- Thiếu hụt nguyên khí: Nguyên khí là nguồn gốc của mọi khí trong cơ thể, khi nguyên khí hư thì thận cũng suy yếu theo. Nguyên khí có thể bị thiếu hụt do di truyền, sinh hoạt không điều độ, lao động quá sức,…
- Tỳ hư: Tỳ là tạng chủ về vận hóa, tiêu hóa, hấp thụ. Khi tỳ hư, chức năng vận hóa, tiêu hóa, hấp thụ bị suy giảm, dẫn đến thận không được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, từ đó suy yếu.
- Can hư: Can là tạng chủ về khí huyết, điều hòa khí huyết. Khi can hư, khí huyết không được điều hòa, dẫn đến thận không được nuôi dưỡng, từ đó suy yếu.
Các triệu chứng của thận hư yếu bao gồm:
- Đau lưng, mỏi gối: Đây là triệu chứng điển hình nhất của bệnh thận yếu
- Tiểu đêm nhiều lần: Do thận chủ về điều hòa thủy hỏa, khi thận hư yếu, chức năng điều hòa thủy hỏa bị suy giảm, dẫn đến nước trong cơ thể không được điều tiết tốt, gây ra tình trạng tiểu đêm nhiều lần
- Rối loạn chức năng sinh lý: Khi thận hư yếu, chức năng sinh dục, sinh sản bị suy giảm, dẫn đến các vấn đề như liệt dương, di tinh, xuất tinh sớm,…
Tham khảo thêm: Biểu hiện đau lưng do thận yếu và cách khắc phục
Bài thuốc điều trị bệnh thận yếu theo đông y
1. Trị bệnh thận yếu gây suy nhược cơ thể
Bài thuốc bổ con tằm có tác dụng bổ thận cố tinh, bồi bổ khí huyết, giúp bồi bổ sức khỏe, tăng cường sinh lực, cải thiện chức năng sinh lý.
Chuẩn bị: 1500g tằm chín, 1000g tang diệp, 1000g hà thủ ô, 5000g lạc tiên, 800g vừng đen, 500g kim anh tử, 300g thạch xương bồ, 500g lộc giác sương, 400g liên nhục.
Cách thực hiện bài thuốc:
- Lạc tiên và kim anh tử đem nấu thành cao lỏng sánh.
- Tằm chín để riêng cho đái ỉa hết rồi nhúng vào nước sôi và sấy khô. Sau đó tẩm nước gừng và sao thật khô rồi tán thành bột mịn.
- Các vị thuốc khác đem phơi hoặc sấy khô giòn rồi hợp với vừng rang và tán thành bột mịn.
- Trộn đều với bột tằm chín, cao lạc tiên kim anh rồi lại phơi khô và tán thành bột mịn.
- Sau đó rây lại cho đều rồi luyện với mật ong đã cô thành châu và làm thành hoàn 10g.
- Mỗi lần uống 1 hoàn với nước sôi để nguội, dùng 2 lần/ ngày.
Cách sử dụng: Mỗi lần uống 1 hoàn với nước sôi để nguội, dùng 2 lần/ ngày
Kiêng kỵ:
- Nên kiêng ăn các đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, các chất tanh
- Không uống cà phê, rượu bia, chè đặc và không hút thuốc lá
2. Trị thận yếu gây giảm ham muốn tình dục
Thận yếu là nguyên nhân phổ biến gây suy giảm ham muốn tình dục ở cả nam và nữ giới. Nam giới thường bị di tinh, mộng tinh, hoạt tinh. Nữ giới thường có dấu hiệu bị bạch đới.
Để khắc phục tình trạng này, có thể sử dụng bài thuốc kim tỏa ngọc quan hoàn. Bài thuốc này có tác dụng bổ thận, tráng dương, tăng cường sinh lực, từ đó cải thiện ham muốn tình dục.
Chuẩn bị:
- Kim anh tử (bỏ hột và lông): 200g
- Khiếm thực (sao vàng): 200g
- Long cốt (nung chín): 100g
- Liên tu: 200g
- Mẫu lệ (nung chín): 100g
- Liên nhục: 100g
- Ba kích (bỏ lõi): 200g
Cách dùng – liều lượng:
- Các vị thuốc trên đem sao chế rồi tán thành bột mịn. Riêng bột mẫu lệ cần để lại một ít để làm áo hoàn.
- Sau đó luyện nước đường, trộn đều các vị thuốc đã tán bột rồi làm hoàn bằng hạt đậu đen. Dùng bột mẫu lệ đã trừ lại làm áo hoàn.
- Mỗi lần uống khoảng 6 – 8g với nước đun sôi để nguội. Duy trì đều đặn 2 – 3 lần/ ngày.
Kiêng kỵ:
- Tránh ăn các loại đồ ăn cay nóng và có chất kích thích như ớt, tỏi, tiêu, chè đặc, cà phê, thuốc lá,…
- Tránh quan hệ tình dục, không nên thức khuya.
- Không nên ăn khuya, ăn quá no trước khi đi ngủ.
- Nên tăng cường các chất bổ dưỡng dễ tiêu vào khẩu phần ăn.
Tham khảo thêm: Chữa thận yếu bằng đậu đen – Mẹo hay, hiệu quả
3. Bài thuốc chữa bệnh thận yếu theo đông y gây khó ngủ
Bài thuốc này có tác dụng bồi bổ tạng thận, cải thiện các triệu chứng suy nhược thần kinh, ù tai hoa mắt, đau đầu khó ngủ, lưng đau gối mỏi. Ngoài ra, còn có thể hỗ trợ điều trị các chứng di tinh, mộng tinh ở nam giới và bạch đới ở nữ giới.
Chuẩn bị:
- Thục địa: 250g
- Hoài sơn (sao vàng): 200g
- Lộc giác giao (cao ban long): 50g
- Khiếm thực (sao vàng): 150g
- Ba kích (sấy khô): 80g
- Cẩu tích (tẩm rượu sao): 50g
- Kim anh (bỏ hạt và lông, sấy khô): 50g
- Ba tiêu hương quả: 100g
- Mẫu lệ (nung chín): 50g
Cách dùng – liều lượng:
- Thục địa đem thái mỏng rồi chưng cách thủy cho mềm ra và giã nhuyễn.
- Cao ban long đem cho vào mật ong rồi luyện thành châu.
- Ba tiêu hương quả bóc bỏ vỏ rồi bổ đôi và sấy khô. Sau đó giã nhuyễn rồi trộn đều với thục đĩa đã giã nhuyễn.
- Các vị thuốc khác đem sao, tẩm sao và sấy giòn rồi tán bột mịn. Sau đó trộn đều với thục địa và ba tiêu hương quả rồi cho vào cao ban long và mật ong đã luyện thành châu. Cuối cùng luyện kỹ và làm hoàn 12g.
- Mỗi lần uống 1 hoàn với nước muối nhạt hay nước sôi để nguội. Nên dùng đều đặn 2 – 3 lần/ ngày.
Kiêng kỵ: Khi uống thuốc tuyệt đối không ăn các thứ cay, nóng và kích thích.
4. Bài thuốc chữa thận dương hư yếu theo đông y
Thận dương hư yếu khiến cho nam giới gặp phải các triệu chứng di tinh, hoạt tinh. Hơn nữa rất nhiều đàn ông còn bị e ngại và trở nên lãnh cảm trong quan hệ tình dục. Điều này làm suy giảm chất lượng cuộc sống và hạnh phúc gia đình.
Trong trường hợp này nên dùng bài thuốc mẫu lệ tang, phiêu diêu tang để khắc phục.
Chuẩn bị: 10g mẫu lệ (nung chín), 10g tang phiêu tiêu, 6g ngũ vị tử và 6g phụ tử chế.
Cách dùng – liều lượng:
- Các vị thuốc trên cho vào trong ấm sắc
- Thêm 400ml nước đun trên lửa nhỏ đến khi cạn còn 200ml thì tắt bếp
- Loại bỏ phần bã, chia phần nước sắc thu được làm 2 lần uống/ ngày
- Mỗi ngày chỉ sắc uống 1 thang thuốc
Có thể bạn muốn biết: Các cây thuốc chữa bệnh thận yếu thông dụng
5. Bài thuốc đông y chữa chứng thận yếu gây chảy máu tử cung
Bệnh thận yếu không chỉ khiến nữ giới bị mệt mỏi, giảm ham muốn tình dục mà còn có thể khiến tử cung bị xuất huyết. Tình trạng này mặc dù hiếm gặp nhưng vẫn có nguy cơ xảy ra. Lúc này nên áp dụng bài thuốc tật lê mẫu lệ thang để khắc phục.
Chuẩn bị: 10g tật lê, 10g mẫu lệ (nung chín), 10g liên tu, 10g khiếm thực, 10g liên nhục và 10g kim anh tử (bỏ hạt và lông).
Cách dùng – liều lượng:
- Các vị thuốc trên đem cho hết vào ấm.
- Thêm vào khoảng 600ml nước và sắc trên lửa nhỏ để thu lấy 200ml.
- Loại bỏ phần bã, chia nước thuốc làm 2 lần uống/ ngày.
- Mỗi ngày chỉ sắc uống 1 thang thuốc.
6. Bài thuốc trị bệnh thận yếu theo đông y gây lâm chứng
Lâm chứng là các triệu chứng biểu hiện bên ngoài của bệnh. Trong trường hợp này, các triệu chứng lâm chứng là tiểu khó, tiểu nhiều lần, tiểu buốt và đau tức vùng bụng dưới.
Các triệu chứng này có liên quan mật thiết và có thể do chứng thận yếu gây ra. Trong đó, thận âm hư yếu là nguyên nhân chủ yếu.
Để khắc phục tình trạng này, có thể áp dụng bài thuốc tri bá địa hoàng hoàn gia vị. Bài thuốc này có tác dụng bổ thận âm, thanh nhiệt, lợi thấp, giúp cải thiện các triệu chứng tiểu khó, tiểu nhiều lần, tiểu buốt và đau tức vùng bụng dưới.
Chuẩn bị: 24g thục địa, 12g hoài sơn, 12g sơn thù, 9g đan bì, 9g bạch linh, 9g trạch tả, 9g hoàng bá và 10g tri mẫu.
Cách dùng – liều lượng:
- Các vị thuốc trên đem cho hết vào trong ấm sắc.
- Thêm vào 1 thăng nước và sắc trên lửa nhỏ để thu lấy khoảng 1/3.
- Loại bỏ bã, chia nước sắc thu được làm 3 lần uống/ ngày.
- Mỗi ngày người bệnh chỉ sắc uống 1 thang thuốc.
Có thể bạn quan tâm: Thận Yếu Có Ảnh Hưởng Đến Sinh Lý Không? Cách Xử Lý
7. Bài thuốc đông y trị thận yếu sinh đau lưng
Thận yếu sinh đau lưng là thể bệnh thường gặp ở những người cao tuổi. Những người bị thận yếu kéo dài hay sinh hoạt tình dục quá độ cũng có nguy cơ cao mắc bệnh.
Đặc trưng bởi tình trạng đau lưng kéo dài dai dẳng. Cơn đau có thể tăng lên khi làm việc, vận động và khi nằm nghỉ ngơi thì có xu hướng thuyên giảm.
Bài thuốc 1:
- Chuẩn bị: 160g bổ cốt chỉ (sao rượu), 160g hồ đào nhục (sao), 160g đỗ trọng (sao muối trước rồi sao rượu sau) và 160g đại táo đầu khứ ý.
- Thực hiện: Các vị thuốc trên đem tán thành bột mịn rồi trộn đều. Mỗi lần dùng lấy 12g uống cùng với rượu nóng. Nên uống khi bụng đói để nhận được hiệu quả tốt nhất.
Bài thuốc 2:
- Chuẩn bị: 400g sơn dược, 400g thỏ ti tử, 400g câu kỷ tử, 800g thục địa, 400g cao lộc hươu, 400g sơn thù, 300g hoài ngưu tất, 400g cao quy bản.
- Thực hiện: Các vị thuốc trên đem tán thành dạng bột mịn. Sau đó trộn với mật để làm thành hoàn. Mỗi lần lấy dùng khoảng 4 – 8g, uống cùng nước muối loãng. Dùng đều đặn 2 lần/ ngày.
8. Bài thuốc trị thận yếu sinh ra cách chứng ở tai
Thận hư yếu khiến cho tinh không sinh, từ đó gây suy giảm thính lực. Kèm theo đó là các triệu chứng ù tai, điếc tai, chóng mặt và choáng váng.
Có thể áp dụng 2 bài thuốc sau:
Bài thuốc 1:
- Chuẩn bị: 12g hoài sơn, 8g đan bì, 12g phục linh, 12g từ thạch, 16g thục địa, 8g sơn thù nhục, 8g trạch tả và 8g ngũ vị tử.
- Thực hiện: Cho các vị thuốc đã chuẩn bị vào ấm. Sắc lấy nước đặc rồi chia đều thành 3 lần uống/ ngày. Mỗi ngày chỉ sắc uống 1 thang.
Bài thuốc 2:
- Chuẩn bị: 12g kỷ tử, 12g đương quy, 10g sơn thù nhục, 8g nhục quế, 20g thục địa, 12g đỗ trọng, 12g hoài sơn, 8g phụ tử chế, 12g thỏ ti tử và 12g lộc giác giao.
- Thực hiện: Các vị thuốc trên đem tán thành bột mịn rồi trộn đều. Sau đó trộn mật làm viên, mỗi viên nặng tầm 5g. Mỗi lần dùng lấy 2 viên uống với nước ấm. Sử dụng thuốc với tần suất 3 lần/ ngày.
Tham khảo thêm: 13 cách trị thận yếu tại nhà đơn giản – Cải thiện nhanh
9. Chữa bệnh thận yếu sinh chứng hư lao theo đông y
Thể thận yếu sinh chứng hư lao thường phổ biến ở những người già yếu, lao động nặng nhọc hay ốm lâu ngày không khỏi. Các dấu hiệu đặc trưng bao gồm đầu hay bị choáng, thường xuyên đi tiểu về đêm, đau mỏi lưng gối, tai nghe kém.
Chuẩn bị:
- 100g thục địa, 48g hoàng bá, 48g mạch môn, 60g ngưu tất, 1 bộ tử hà sa, 48g đỗ trọng, 48g thiên môn và 48g quy bản.
Cách dùng – liều lượng:
- Tất cả các vị thuốc trên đem tán thành bột mịn rồi trộn đều lại với nhau
- Sau đó trộn với mật để làm thành viên hoàn, mỗi viên nặng khoảng 5g
- Mỗi lần dùng lấy 2 viên uống trực tiếp cùng nước sôi ấm
- Với thuốc này nên sử dụng đều đặn tần suất 3 lần/ ngày
Lưu ý khi dùng thuốc đông y chữa bệnh thận yếu
Khi sử dụng bài thuốc đông y để chữa bệnh thận yếu, cần lưu ý một số điều sau:
- Các bài thuốc đông y có tác dụng chậm hơn so với phương pháp tây y. Hiệu quả cũng có thể hạn chế trong một số trường hợp.
- Sử dụng bài thuốc kiên trì và đều đặn để đạt được hiệu quả tối ưu.
- Quan sát triệu chứng phụ hoặc các dấu hiệu dị ứng khi sử dụng bài thuốc, cần ngừng thuốc và tham khảo ý kiến bác sĩ.
- Tuân thủ liều lượng, tránh lạm dụng để giảm nguy cơ tác dụng phụ và đảm bảo hiệu quả điều trị.
- Không tự ý điều chỉnh liều lượng để tránh các rủi ro phát sinh.
- Không kết hợp thuốc đông và tây y mà không tham khảo ý kiến bác sĩ.
- Duy trì thói quen uống đủ nước, không nhịn tiểu, ăn uống lành mạnh và thực hiện hoạt động thể chất để hỗ trợ quá trình điều trị.
Điều trị bệnh thận yếu theo đông y có thể mang lại hiệu quả cao, nhưng cần sự kiên nhẫn và theo dõi chặt chẽ từ bác sĩ để đảm bảo hiệu quả và an toàn.
Có thể bạn quan tâm:
- Cà phê có hại cho thận không? Thận yếu có nên uống?
- Bị hội chứng thận hư nên ăn gì, kiêng gì nhanh khỏi?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!