Bệnh gai đốt sống L4 L5 là gì? Triệu chứng, Cách điều trị

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Mai

Cố vấn chuyên môn

Gai cột sống L4 L5 là tình trạng thường gặp có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân như ngồi quá lâu với một tư thế cố định, ngồi sai tư thế, lao động quá nặng nhọc, do xương khớp lão hóa hoặc thói quen uống rượu bia… Căn bệnh này không chỉ gây đau nhức dai dẳng mà còn tiềm ẩn nguy cơ gây biến chứng nguy hiểm.

Bệnh gai đốt sống L4 L5
L4 L5 là hai đốt sống nằm ở vị trí thấp nhất của cột sống thắt lưng

Khái niệm gai đột sống L4 L5

Gai cột sống L4 L5 là tình trạng phát triển gai xương tại hai đốt sống thắt lưng cuối cùng, L4 và L5 – nơi chịu trách nhiệm chính trong việc nâng đỡ và cho phép cơ thể chuyển động.

Tổn thương hoặc thoái hóa tại đây, thường do suy giảm chức năng của tế bào sụn, gây rối loạn quá trình tái tạo và tăng áp lực lên mâm đốt sống, dẫn đến hình thành gai xương. Gai đốt sống L4 L5 là biểu hiện của tình trạng thoái hóa cột sống, thường gây nhiều đau đớn cho người bệnh.

Nguyên nhân gây ra gai cột sống L4 L5

Theo các chuyên gia, tình trạng gai cột sống L4 L5 có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Cụ thể là:

  • Duy trì một tư thế cố định quá lâu hoặc ngồi không đúng cách, gây áp lực lên đốt sống L4, L5.
  • Công việc đòi hỏi thực hiện các động tác khom người, cúi người đột ngột hoặc chịu tác động lực lớn.
  • Chế độ ăn thiếu cân đối, không đủ dưỡng chất hoặc thừa chất gây hại cho sức khỏe xương khớp.
  • Do thừa cân khiến xương khớp, đặc biệt là đầu gối và cột sống lưng, chịu áp lực lớn.
  • Do các thói quen xấu như hút thuốc, uống rượu bia dẫn đến thúc đẩy hình thành gai cột sống. Tình trạng này không chỉ xảy ra ở cột sống L4, L5 mà còn ở toàn bộ cơ thể.
Một số nguyên nhân gây gai cột sống L4 L5 có thể kể đến như lao động nặng nhọc, lão hóa, thừa cân
Một số nguyên nhân gây gai cột sống L4 L5 có thể kể đến như lao động nặng nhọc, lão hóa, thừa cân

Tham khảo: Những dấu hiệu gai cột sống ở người trẻ chớ nên xem thường

Triệu chứng của bệnh gai cột sống L4 L5

Khác với thoái hóa cột sống và thoát vị đĩa đệm, bệnh gai cột sống thường có những dấu hiệu không quá rõ ràng. Tuy nhiên, khi phần gai cọ xát vào các xương hoặc phần mềm xung quanh như dây chằng, rễ thần kinh sẽ khiến người bệnh có cảm giác đau đớn.

Biểu hiện thường gặp của bệnh là đau dữ dội hoặc đau âm ỉ vùng thắt lưng
Biểu hiện thường gặp của bệnh là đau dữ dội hoặc đau âm ỉ vùng thắt lưng

Một số triệu chứng điển hình của bệnh gai cột sống như sau:

  • Đau nhức vùng thắt lưng: Các cơn đau xuất hiện theo từng cấp độ khác nhau. Khi gai mới mọc sẽ gây ra cơn đau kéo dài, đau âm ỉ nhiều ngày. Khi gai xương nhô cao sẽ khiến người bệnh đau nhức, đau quặn thắt.
  • Khó khăn trong việc đi lại: Tình trạng này khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong việc đứng thẳng, nghiêng người sang các bên hoặc đi lại. Khi các cơn đau đột ngột xuất hiện, người bệnh chỉ có thể nằm im một chỗ và không thể hoạt động bình thường.
  • Đau vùng hông và dây thần kinh: Khi bệnh phát triển đến giai đoạn mãn tính, các cơn đau không chỉ xuất hiện tại vùng thắt lưng mà còn lan xuống mông, hông và tứ chi.

Một số trường hợp còn có mất cảm giác ở vùng thắt lưng.Các cơ bắp dần yếu đi khiến người bệnh không muốn hoạt động nhất là ở tay và hai chân.

Cách điều trị gai cột sống lưng

Hiện nay, bệnh gai cột sống lưng có thể được điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau. Do đó, trước khi áp dụng các biện pháp điều trị, người bệnh nên thăm khám ở các bác sĩ chuyên khoa để xác định rõ nguyên nhân và nắm bắt tình trạng bệnh của mình.

Điều trị với y học hiện đại

Với sự phát triển mạnh mẽ của y học hiện đại, người bệnh có thể áp dụng các giải pháp như:

  • Sử dụng thuốc Tây: Các loại thuốc Tây phù hợp với người bệnh gai cột sống lưng L4 L5 có thể kể đến như thuốc chống viêm collagen type II, diclofenac, glucosamine, paracetamol…
  • Vật lý trị liệu: phương pháp này thích hợp với người bị gai cột sống lưng L4 L5 giai đoạn mới khởi phát hoặc đang tiến triển. Các phương pháp có thể kể đến như: sóng ngắn hồng ngoại, chườm nóng, siêu âm, ánh sáng trị liệu, kéo giãn cột sống…
  • Phẫu thuật cột sống: đây là giải pháp cho các trường hợp nặng của gai cột sống L4 L5, nhất là khi gây đau dữ dội, mất cảm giác hoặc tê liệt.
Điều trị gai cốt sống L4 L5
Gai cột sống có thể được điều trị bằng thuốc Tây

Xem ngay: Những cách chữa trị gai cột sống tại nhà giúp cải thiện bệnh

Điều trị với y học cổ truyền

Ngoài những phương pháp hiện đại, người bệnh có thể áp dụng các biện pháp điều trị gai cột sống bằng y học cổ truyền. Một số biện pháp điều trị có thể kể đến như:

  • Châm cứu: phương pháp này có thể giúp giảm đau và cải thiện chức năng cột sống cho người bị gai đốt sống, thông qua các kỹ thuật như điện châm và cứu ngải. Tuy nhiên, phương pháp này không giảm viêm sưng hoặc loại bỏ gai xương.
  • Bấm huyệt, xoa bóp: Bấm huyệt sẽ giúp lưu thông khí huyết, kích thích sự hoạt động của hệ thần kinh trong cơ thể nhằm làm giảm triệu chứng đau nhức, tê bì gai cột sống.
  • Sử dụng các bài thuốc nam: Có rất nhiều cây thuốc có tác dụng hỗ trợ giảm đau phù hợp với bệnh gai cột sống thắt lưng L4 L5 có thể kể đến như: ngải cứu già, bìm bịp, lá lốt, đu đủ, hoa cúc…

Xem ngay: 5 cây thuốc nam trị gai cột sống hiệu quả (có cách thực hiện cụ thể)

Sử dụng thuốc nam điều trị gai đốt sống L4 L5
Thuốc nam có thể được sử dụng để hỗ trợ điều trị gai đốt sống L4 L5

Phòng ngừa bệnh gai cột sống thắt lưng L4 L5

Để phòng tránh bệnh một cách hiệu quả, cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học. Đặc biệt với những người xương khớp yếu cần tăng cường rau xanh, trái cây và thực phẩm giàu canxi như tôm, cá, cua…
  • Để ngừa bệnh gai cột sống, nên giữ cơ thể ở lượng mức phải vừa, hợp lý, tránh tình trạng thừa cân béo phì gây áp lực lên cột sống.
  • Nếu phải ngồi quá lâu nên ngồi đúng tư thế, tránh các tư thế xấu có hại như ngồi khom lưng, vẹo lưng. Không nên khuân vác vật nặng quá sức trong thời gian dài và hạn chế vác trên đầu.

Gai cột sống L4 L5 nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Do vậy, việc phát hiện sớm và áp dụng các biện pháp điều trị phù hợp là vô cùng quan trọng. Hãy chủ động bảo vệ sức khỏe cột sống của bạn bằng cách duy trì lối sống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên và đi khám sức khỏe định kỳ.

Có thể bạn quan tâm

Chia sẻ:
Các bài tập Yoga chữa gai cột sống dễ thực hiện tại nhà

Gai cột sống là căn bệnh phổ biến gây đau nhức, khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.…

Mổ gai gót chân khi nào? Ở đâu? Bao nhiêu tiền?

Mổ gai gót chân là phương pháp phẫu thuật để cắt bỏ gai được thực hiện khi người bệnh bị…

bị gai cột sống có nên tập gym Bị gai cột sống có nên tập GYM? Lời khuyên từ bác sĩ

Gym là bộ môn vận động được rất nhiều người lựa chọn để rèn luyện sức khỏe, nhất là những…

Các Mẫu Dép Cho Người Gai Gót Chân Và Điều Cần Biết

Các bác sĩ chuyên khoa khuyên rằng, lựa chọn sản phẩm giày hoặc dép dành cho người đang mắc phải…

Bệnh gai cột sống – Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Bệnh gai cột sống là một trong những căn bệnh thoái hóa cột sống hay mắc phải. Nếu không được…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua