Bệnh gai cột sống kiêng ăn gì và nên ăn gì?
“Gai cột sống ăn gì và kiêng gì” là thắc mắc thường gặp của nhiều bệnh nhân bởi chế độ ăn uống có vai trò quan trọng trong việc chăm sóc và hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp. Việc lựa chọn thực phẩm phù hợp sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh một cách hiệu quả và lành mạnh.
Bệnh gai cột sống kiêng ăn gì để hỗ trợ điều trị
Gai cột sống là một bệnh lý xương khớp thường gặp gây ra nhiều triệu chứng đau nhức, khó chịu. Các chuyên gia khuyến cáo rằng, triệu chứng của bệnh có thể sẽ nặng nề thêm khi bạn dung nạp một số nhóm thực phẩm không lành mạnh. Để tránh diễn tiến xấu của bệnh, khi bị gai cột sống bạn nên kiêng các loại thực phẩm sau:
1. Thịt đỏ
Thịt đỏ là một trong những nguồn cung cấp protein quan trọng cho cơ thể. Tuy nhiên nếu đang mắc bệnh xương khớp, nhất là gai cột sống thì nên hạn chế dung nạp nhóm thực phẩm này.
Bởi trong thịt đỏ có chứa hàm lượng lớn phốt pho, nếu dung nạp có thể làm tăng tình trạng đau nhức và sưng viêm. Đồng thời, thịt đỏ cũng khiến cholesterol tăng, làm cho người bệnh dễ tăng cân. Điều này tạo ra không ít áp lực cho cột sống đang tổn thương, nhất là khi vận động.
2. Thực phẩm nhiều muối đường
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, nhóm thực phẩm chứa nhiều muối đường khi được dung nạp vào cơ thể sẽ sản sinh ra các tế bào viêm. Chúng có thể tấn công vùng cột sống đang tổn thương và gây ra triệu chứng.
Ngoài ra, hai loại gia vị này cũng là tác nhân kích hoạt tình trạng giảm mật độ canxi của xương. Chính vì thế mà khi bị thoái hóa khớp hay loãng xương bạn cũng không nên dung nạp chúng quá nhiều.
3. Thực phẩm chứa Gluten
Những thực phẩm chứa Gluten có thể là lúa mì, lúa mạch hay bắp… Gluten chính là một dạng protein không lành mạnh. Nó thường gây ra phản ứng miễn dịch ở ruột non mở rộng đến khớp xương, cột sống. Từ đó làm kích hoạt tình trạng viêm đau.
Khi cột sống đang bị tổn thương, nếu bạn dung nạp Gluten sẽ khiến cho triệu chứng sưng viêm, đau nhức kích hoạt ở mức độ nặng nề hơn. Lúc này tình trạng bệnh sẽ thêm nghiêm trọng, cản trở quá trình điều trị.
Tham khảo: Hướng dẫn trị gai cột sống bằng hạt đu đủ đúng cách hiệu quả
4. Rượu
Thực chế cho thấy, việc uống rượu thường khiến tình trạng đau nhức xương khớp trở nên dữ dội hơn. Bên cạnh đó, rượu sẽ là mối nguy hại rất lớn khi bạn đang dùng thuốc điều trị gai cột sống. Bởi nó có thể tương tác với thuốc điều trị khiến các phản ứng phụ phát sinh. Chính vì vậy, nếu đang sống chung với bệnh gai cột sống thì bạn nên kiêng loại thức uống này.
Ngoài rượu thì bia, cà phê, nước ngọt có gas cũng là những thức uống không tốt cho bệnh nhân gai cột sống.
5. Thức ăn giàu chất béo bão hòa
Chất béo bão hòa được các chuyên gia xương khớp liệt kê vào nhóm thực phẩm mà bệnh nhân gai cột sống nên kiêng. Bởi chúng là nguyên nhân khiến các phản ứng viêm phát triển ở trong xương khớp, gây ảnh hưởng đến quá trình điều trị. Loại chất béo này có chứa rất nhiều trong các loại đồ ăn chế biến sẵn, thịt mỡ, thịt xông khói…
Ngoài ra, nhóm thực phẩm này còn liên quan đến vấn đề tăng cholesterol trong máu. Vấn đề này không chỉ ảnh hưởng đến cân nặng mà còn là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tiểu đường hay tim mạch.
Nên ăn gì khi bị bệnh gai cột sống
Dung nạp những nhóm thực phẩm hữu ích sẽ hỗ trợ tốt hơn cho việc làm lành các tổn thương xương khớp. Đồng thời, nhiều thực phẩm còn ức chế phản ứng viêm. Từ đó có thể giúp người bệnh khắc phục triệu chứng bệnh gai cột sống.
Sau đây là một số nhóm thực phẩm bạn nên bổ sung khi bị gai cột sống:
1. Thực phẩm giàu Omega-3
Omega – 3 là một chất béo lành mạnh có tác dụng ngăn ngừa các phản ứng viêm. Từ đó có thể cải thiện triệu chứng sưng đau do bệnh gai cột sống gây nên.
Đồng thời thực phẩm giàu Omeda -3 còn hỗ trợ chống oxy hóa để ngăn ngừa các bệnh lý xương khớp khác. Điển hình như loãng xương hay thoái hóa khớp.
Omega-3 có nhiều trong các loại thực phẩm sau:
- Cá béo: cá thu, cá hồi, cá mòi..
- Quả hạch: óc chó, hạnh nhân, quả lanh…
Tham khảo: Những dấu hiệu gai cột sống ở người trẻ chớ nên xem thường
2. Rau xanh và trái cây
Rau xanh và trái cây được các chuyên gia xương khớp xếp vào nhóm thực phẩm nên bổ sung khi đang bị gai cột sống. Bởi hàm lượng chất xơ dồi dào trong rau xanh có tác dụng rất tốt trong việc ức chế tình trạng viêm nhiễm. Từ đó có thể ngăn ngừa các phản ứng viêm tấn công vào vùng cột sống đang tổn thương.
Ngoài ra, lượng vitamin C dồi dào trong các loại trái cây họ cam quýt, kiwi, dâu tây, việt quất… còn có tác dụng hỗ trợ quá trình cải thiện cấu trúc cột sống. Lượng vitamin K lớn trong rau bina, củ cải, bông cải xanh… cũng hỗ trợ rất tốt cho quá trình tái tạo sụn khớp và chống oxy hóa.
3. Ngũ cốc nguyên hạt
Đây cũng là một trong những nhóm thực phẩm lành mạnh cần thiết cho bệnh nhân gai cột sống. Chất xơ từ ngũ cốc nguyên hạt có tác dụng nuôi dưỡng lợi khuẩn để chống lại phản ứng viêm trong xương khớp, giúp giảm thiểu đáng kể triệu chứng đau nhức.
Ngoài ra, một số thành phần khác có trong ngũ cốc nguyên hạt còn hỗ trợ quá trình sản xuất dịch khớp. Điều này giúp các đốt sống giảm ma sát khi vận động. Đồng thời có thể hạn chế tình trạng gai xương tác động đến các rễ dây thần kinh.
4. Thực phẩm giàu canxi và vitamin D
Canxi chính là thành phần thiết yếu cho sức khỏe và sự tái tạo cấu trúc xương. Việc cung cấp đầy đủ nhu cầu canxi của cơ thể sẽ giúp tình trạng bệnh gai cột sống có chuyển biến tích cực hơn. Canxi có nhiều trong đậu hũ, rau lá xanh, cá mòi, sữa, hạnh nhân…
Ngoài ra, người bệnh gai cột sống còn nên chú ý bổ sung thêm các thực phẩm giàu vitamin D. Chúng chính là thành phần quan trọng đối với quá trình tổng hợp canxi của cơ thể. Nguồn thực phẩm giàu vitamin D có thể là các loại cá, trứng, sữa, ngũ cốc và nước cam.
5. Các loại thảo mộc
Ngoài các nhóm thực phẩm lành mạnh trên thì bệnh nhân gai cột sống còn được khuyến nghị bổ sung các loại thảo mộc trong chế độ ăn. Một số loại gia vị thảo mộc như tỏi, gừng, hay nghệ có tác dụng rất tốt trong việc ngăn ngừa các phản ứng viêm. Từ đó có thể hỗ trợ bảo vệ tốt hơn cột sống đang bị tổn thương.
Ngoài ra, thành phần của các loại thảo mộc quen thuộc này còn tham gia vào quá trình chống oxy hóa của cơ thể. Như vậy, bổ sung chúng hợp lý sẽ giúp chăm sóc tốt hơn cho sức khỏe xương khớp.
Hi vọng người bệnh đã có được lời giải cho vấn đề “bị gai cột sống kiêng ăn gì và nên ăn gì?”. Tuy nhiên, bên cạnh việc tuân thủ chế độ ăn uống hợp lý, người bệnh gai cột sống cũng cần kết hợp luyện tập thể dục thường xuyên, duy trì cân nặng hợp lý và tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phác đồ điều trị phù hợp nhất.
Có thể bạn chưa biết:
- Bài thuốc trị gai cột sống bằng cây xương rồng
- Hướng dẫntrị gai cột sống bằng hạt đu đủ đúng cách hiệu quả
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!