Bị gai cột sống có nên tập GYM? Lời khuyên từ bác sĩ

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Mai

Cố vấn chuyên môn

Gym là bộ môn vận động được rất nhiều người lựa chọn để rèn luyện sức khỏe, nhất là những người trẻ tuổi. Tuy nhiên, khi gặp phải các vấn đề xương khớp, người bệnh thường có tâm lý e ngại tập Gym. Vậy bị gai cột sống có nên tập Gym hay không?

Có nên tập gym khi bị gai cột sống?
Bộ môn Gym liệu có phù hợp với bệnh nhân gai cột sống hay không?

Người bị gai cột sống có nên tập gym?

Bệnh gai cột sống thường khiến người bệnh ngần ngại tập Gym do lo ngại đau nhức tăng lên khi vận động. Tuy nhiên, theo các bác sĩ, tập Gym đúng cách có thể là phương pháp hỗ trợ điều trị hiệu quả. Bài tập phù hợp không chỉ cải thiện vóc dáng mà còn tăng cường sức khỏe xương khớp, giúp giảm áp lực và chèn ép lên các dây thần kinh.

Mặc dù vậy, người bị gai cột sống cần thận trọng lựa chọn các bài tập và tham khảo ý kiến chuyên gia để tránh chấn thương. Việc tập luyện dưới sự hướng dẫn của huấn luyện viên có kinh nghiệm sẽ đảm bảo an toàn và hiệu quả, giúp duy trì sự linh hoạt và sức khỏe cho cột sống.

Xem thêm: Bị gai cột sống có nên uống canxi – Chuyên gia tư vấn

Một vài bài tập Gym bệnh nhân gai cột sống nên thực hiện

Dưới đây là một vài bài tập Gym đơn giản mà bạn có thể rèn luyện khi đang bị bệnh gai cột sống:

Bài tập Hyperextension:

  • Nằm sấp xuống trên ghế Hyperextension
  • Tự căn chỉnh sao cho phần đùi tiếp xúc với đệm đỡ trên
  • Gót chân để ở đệm đỡ dưới, 2 tay đan chéo trước ngực
  • Tiến hành uốn lưng xuống đến khi nửa thân trên song song với sàn tập
  • Giữ nguyên trong vài giây rồi trả người về tư thế chuẩn bị
  • Thực hiện liên tục 5 – 7 lần động tác trên, 3 lần/1 bài tập
tập Gym khi bị gai cột sống
Hyperextension là bài tập mà bệnh nhân bị gai cột sống có thể lựa chọn để rèn luyện

Bài tập Squat:

  • Đứng vững trên sàn tập, mở rộng 2 chân 1 khoảng bằng vai
  • Đưa tay ra phía trước sao cho song song với mặt sàn
  • Ngồi từ từ xuống để phần mông, đùi và đầu gối thẳng hàng
  • Chú ý giữ thẳng cột sống, siết chặt hông
  • Giữ nguyên tư thế này 2 – 3 giây rồi trả về tư thế chuẩn bị
  • Lặp lại động tác 5 – 7 lần, thực hiện 2 – 3 lần/1 bài tập
  • Lưu ý không dùng tạ để Squat khi đang bị gai cột sống

Những lưu ý cho người bệnh gai cột sống khi tập GYM

Mặc dù bệnh nhân bị gai cột sống vẫn nên tập Gym nhưng cần thận trọng khi tập luyện để tránh những rủi ro phát sinh. Đặc biệt, bạn nên chú ý đến một số vấn đề dưới đây:

1. Lựa chọn bài tập

Việc lựa chọn bài tập phù hợp là yếu tố quan trọng hàng đầu với người bệnh gai cột sống. Bởi lúc này, sức chịu lực của cột sống thường bị suy yếu. Chọn bài tập không phù hợp rất dễ khiến bạn gặp phải các vấn đề nghiêm trọng, điển hình nhất là chấn thương.

bài tập gym dành cho người bị gai cột sống
Nên lựa chọn bài tập phù hợp theo hướng dẫn của người có chuyên môn

Khi bị gai cột sống, bạn nên ưu tiên tác bài tập nhẹ nhàng, tránh tác dụng lực quá nhiều. Điều này đảm bảo rằng cột sống sẽ được kéo giãn với một định mức phù hợp. Bạn nên trao đổi trực tiếp với huấn luyện viên để được giới thiệu bài tập phù hợp.

Có thể bạn quan tâm: Các phương pháp mổ gai cột sống và địa chỉ phẫu thuật uy tín nhất

2. Khởi động trước khi tập

Khởi động là bước cơ bản nhất không thể bỏ qua. Với bộ môn Gym nói riêng, việc khởi động quyết định rất nhiều đến hiệu quả tập luyện. Đặc biệt khi bạn đang bị gai cột sống thì càng phải lưu tâm đến vấn đề này.

Việc khởi động sẽ giúp cơ xương được thư giãn, đồng thời tăng cường phần nào khả năng chịu đựng áp lực của cột sống. Khởi động tốt sẽ giúp bạn dễ dàng thích nghi hơn với việc tăng dần cường độ tập luyện. 

3. Kỹ thuật tập luyện

Tập luyện đúng kỹ thuật không chỉ đem lại kết quả tốt mà còn ngăn ngừa được các vấn đề chấn thương. Nhất là khi đang bị gai cột sống, nếu tập luyện không đúng kỹ thuật sẽ tác động xấu đến đường cong sinh lý. Nhiều trường hợp người bệnh còn có nguy cơ gặp phải vấn đề lệch cột sống.

Kỹ thuật tập luyện rất quan trọng, đặc biệt là đối với người bị gai cột sống

Trong tập luyện bất cứ động tác Gym nào dù đơn giản hay phức tạp, bạn cũng cần chú ý thực hiện đúng kỹ thuật. Tuyệt đối không sử dụng tạ nặng khi tập để tránh gây áp lực cho cột sống. Tốt nhất, việc tập luyện nên được huấn luyện viên theo dõi sát sao.

4. Cường độ và thời gian tập

Cột sống đang tổn thương sẽ không thể nào chịu đựng nổi áp lực khi bạn tập luyện với cường độ cao trong thời gian dài. Chính vì vậy, mỗi ngày chỉ nên dành ra khoảng 30 – 45 phút cho những bài tập Gym đơn giản.

Khi các triệu chứng của bệnh dần thuyên giảm, bạn có thể từ từ điều chỉnh cường độ và thời gian tập luyện cho phù hợp. Tuyệt đối không đột ngột thay đổi cường độ tập luyện bởi rất dễ khiến rủi ro phát sinh.

Như vậy, người bệnh gai cột sống vẫn có thể tập Gym bình thường. Tuy nhiên, cần tập luyện đúng cách và phù hợp với thể trạng để vừa hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả, vừa ngăn ngừa rủi ro phát sinh.

Bạn có thể xem thêm:

Chia sẻ:
thuốc nam trị gai cột sống 5 cây thuốc nam trị gai cột sống được người bệnh săn tìm

Việc sử dụng thuốc nam trị gai cột sống là phương pháp quen thuộc và được nhiều người tin dùng.…

Bệnh gai đôi cột sống S1 bẩm sinh điều trị như thế nào?

Gai đôi cột sống S1 bẩm sinh là một dạng khuyết tật ống thần kinh xảy ra do mẹ thiếu…

gai cột sống nên kiêng ăn gì và nên ăn gì Bệnh gai cột sống kiêng ăn gì và nên ăn gì?

"Gai cột sống ăn gì và kiêng gì" là thắc mắc thường gặp của nhiều bệnh nhân bởi chế độ…

Các dấu hiệu nhận biết bệnh gai cột sống sẽ giúp bạn phát hiện ra bệnh và điều trị sớm, ngăn chặn biến chứng nguy hiểm. Các dấu hiệu gai cột sống thường gặp dễ dàng nhận biết

Dấu hiệu gai cột sống bao gồm đau ở đốt sống lưng và cổ, tê bì chân tay, khó giữ…

Bị gai cột sống uống thuốc gì tốt?

Bị gai cột sống uống thuốc gì để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất? Để chọn được loại thuốc…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua