Cách chữa gai gót chân bằng Đông y và điều cần biết

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Mai

Cố vấn chuyên môn

Cách chữa gai gót chân bằng Đông y tập trung vào các liệu pháp xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu kết hợp với một số bài thuốc từ thảo dược giúp khu vực bị bệnh nhanh chóng hết sưng đau. Đây là một phương pháp chữa bệnh an toàn nhưng đòi hỏi sự kiên trì khi áp dụng để thấy được hiệu quả rõ ràng.

Bệnh gai gót chân trong Đông y

Gai gót chân là bệnh lý về cơ xương khớp thường gặp. Căn bệnh này ảnh hưởng chủ yếu đến các vận động viên thể thao, người lao động nặng nhọc, đối tượng bị thừa cân, béo phì, thường xuyên phải đứng lâu hay đối tượng trung niên.

Các phương pháp chữa gai gót chân bằng đông y
Đông y có nhiều cách chữa bệnh gai gót chân an toàn

Đông y cho rằng, bệnh gai gót chân khởi phát do nhiều nguyên nhân gây ra như:

  • Chấn thương khi chơi thể thao, tai nạn xe cộ, té ngã hay tai nạn lao động
  • Mang giày cao gót thường xuyên
  • Béo phì khiến cân gan bàn chân chịu nhiều áp lực và bị tổn thương 
  • Gan bàn chân bị kéo căng một cách đột ngột, nhất là khi bạn thực hiện các động tác như nhón chân hoặc leo cầu thang
  • Căng gân Achilles

Khi bị gai gót chân, khu vực bị ảnh hưởng thường có biểu hiện đau buốt, nhức nhối. Cảm giác đau tăng lên khi bạn vận động mạnh đột ngột, đi lại, bưng bê vật nặng hoặc đứng lâu và giảm sau khi nghỉ ngơi. Đặc biệt, bệnh lại dễ tái phát nếu không được điều trị đúng cách và triệt để.

Bác sĩ giải đáp: Gai gót chân có nên đi bộ không?

Cách chữa gai gót chân bằng Đông y

Y học cổ truyền có nhiều phương pháp chữa gai gót chân. Dưới đây là một số cách chữa gai gót chân bằng Đông y đang được áp dụng rộng rãi:

1. Bài thuốc Đông y chữa gai gót chân

Để chữa gai gót chân, người bệnh có thể sử dụng các bài thuốc Đông y được bào chế từ thảo dược hay các nguyên liệu thiên nhiên. Chúng được dùng theo hình thức sắc uống hoặc sắc ngoài nên khá lành tính và an toàn cho sức khỏe. 

Bài thuốc số 1:

  • Chuẩn bị các thành phần gồm 1 gram băng phiến, 6 gram tế tân, 12 gram thấu cốt thảo
  • Đem cả ba vị thuốc trên sấy khô, giã nhỏ
  • Bỏ thuốc vào trong một cái túi vải làm thành tấm lót mỏng đặt dưới đế giầy để đi lại hàng ngày
  • Có thể thay thế bị thuốc thấu cốt thảo bằng cây hoa bóng nước cũng có tác dụng tương tự.

Bài thuốc số 2:

  • Dùng 1 nắm rễ cây cà, có thể dùng rễ cà tím hay các loại cà khác đều được
  • Rửa sạch dược liệu. Bỏ vào ấm nấu với 700ml nước cho cạn còn 500ml
  • Gạn ra một cái chậu nhỏ, để nguội bớt rồi ngâm chân bị ảnh hưởng vào từ 40 – 60 phút
  • Áp dụng mỗi ngày từ 1 – 2 lần kết hợp mát xa chân để dây thần kinh xung quanh gót chân được thư giãn, bớt đau

Bài thuốc số 3:

  • Dùng 20 gram đương quy, 15 gram xuyên khung kết hợp với 15 gram nhũ hương, 15 gram chi tử và 15 gram một dược
  • Đem thuốc phơi khô, tán thành bột mịn rồi trộn đều chung với nhau
  • Tiếp theo, bỏ thuốc vào túi vải tạo thành một miếng lót dày khoảng 0,5 cm đặt vào đế giầy để đi lại hàng ngày.

Bài thuốc số 4: 

  • Chuẩn bị 2 – 3 miếng đậu phụ trắng
  • Bỏ vào nồi hấp cách thủy cho thật nóng
  • Đưa bàn chân lên phía trên gần sát miếng đậu để xông hơi
  • Sau khi đậu bớt nóng thì đặt gót chân xuống để chườm
  • Lặp lại cách trên 3 – 5 lần/ngày để bớt đau

Tham khảo: 10 cách chữa gai gót chân tại nhà có hiệu quả tốt nhất

Bài thuốc số 5: 

  • Chuẩn bị 500 gram rễ cây đậu tương. Dùng phần mọc dưới mặt đất
  • Sắc thuốc trong 20 phút lấy nước ngâm chân hàng ngày
  • Thực hiện đều đặn mỗi ngày 1 lần trước khi đi ngủ giúp giảm sưng đau gót chân, làm thư giãn gân cơ và mang lại giấc ngủ ngon hơn.
Thuốc đông y chữa gai gót chân
Một số bài thuốc thảo dược Đông y giúp chữa gai gót chân hiệu quả

Bài thuốc số 6:

  • Dùng 2 lít giấm ăn đun nóng đến nhiệt độ khoảng 40 độ C
  • Đổ giấm ra chậu  khi còn ấm và ngâm chân trong khoảng 30 phút. Trong quá trình ngâm, nếu giấm nguội thì bạn chỉ cần bỏ vào nồi đun nóng lại rồi tiếp tục ngâm
  • Áp dụng trong 1 tháng liên tục để thấy được hiệu quả.

Bài thuốc số 7:

  • Dùng 1 đoạn xương rồng, rửa sạch, cắt gai, cắt làm 2 mảnh
  • Hơ xương rồng trên bếp cho nóng mềm
  • Trước khi đi ngủ, bạn rửa sạch chân rồi chườm miếng xương rồng vào gót chân
  • Băng cố định lại và để qua đêm
  • Thực hiện bài thuốc Đông y chữa gai gót chân bằng xương rồng trong ít nhất 7 ngày để khu vực bị ảnh hưởng bớt đau.

Bài thuốc số 8:

  • Chuẩn bị các vị thuốc gồm thảo ô, hồi thảo và tế tân lượng vừa đủ
  • Đem dược liệu ra ngoài nắng phơi hoặc sấy khô
  • Tán thuốc thành bột mịn, bảo quản trong hũ kín để dùng dần
  • Trước khi mang giầy dép, bạn chỉ cần lấy 1 ít bột thuốc rắc vào đế chỗ gót chân và đi lại bình thường
  • Với cách chữa gai gót chân bằng Đông y này, bạn chỉ nên dùng theo đường bên ngoài. Tránh sử dụng theo đường uống do trong vị thuốc thảo ô có độc.

**Lưu ý:

  • Các bài thuốc Đông y chữa gai gót chân cho tác dụng từ từ. Cần áp dụng kiên trì để thấy được kết quả
  • Tùy theo cơ địa và tình trạng bệnh của mỗi người mà hiệu quả thu được có thể khác nhau
  • Một số bài thuốc thảo dược Đông y chỉ có tác dụng hỗ trợ giảm đau tạm thời với người bị gai gót chân nhẹ

2. Xoa bóp, bấm huyệt chữa gai gót chân

Liệu pháp xoa bóp bấm huyệt giúp giải phóng áp lực lên dây thần kinh và gân cơ bị gai xương chèn ép, đồng thời hỗ trợ giảm đau, kích thích lưu thông máu đến vùng bị tổn thương.

Có nhiều cách xoa bóp bấm huyệt chữa gai gót chân như sau:

Cách 1: Day bấm huyệt Dũng tuyền

  • Dùng ngón tay nhẹ nhàng ấn vào gót chân để xác định điểm đau nhất. Vị trí này được Đông y gọi là thống điểm hay á thị huyệt
  • Dùng đầu ngón tay cái day ấn vào ngay vào điểm đau từ trong ra ngoài với một lực ấn từ nhẹ đến nặng. Sau đó tiếp tục day theo chiều kim đồng hồ khoảng 5 phút.
  • Bạn lấy ngón tay cái ấn vào điểm đau với một lực vừa phải trong 60 giây
  • Cuối cùng, day ấn vào huyệt dũng tuyền thêm 1 phút nữa. Huyệt này nằm ngay chỗ lõm gan bàn chân.
  • Để đạt được hiệu quả tốt hơn, bạn nên ngâm chân vào nước ấm khoảng 10 phút trước khi bấm huyệt.

Xem ngay: Các Mẫu Dép Cho Người Gai Gót Chân Và Điều Cần Biết

Cách 2: Day bấm huyệt Phong trì

  • Trước tiên, bạn dùng ngón tay cái day ấn huyệt Phong trì . Huyệt này gồm một đôi nằm trong góc lõm được tạo thành bởi đáy hộp sọ kết hợp với bờ ngoài của khối cơ nằm phía sau cổ.
  • Sử dụng lực từ nhẹ đến mạnh day ấn huyệt Phong Trì khoảng 5 phút có tác dụng thông kinh lạc, tăng cường lưu thông khí huyết xuống dưới bàn chân, góp phần giảm đau, đẩy nhanh tốc độ chữa lành tổn thương ở xương gót chân hay cân gan bàn chân.
day bấm huyệt chữa gai gót chân theo Đông y
Day bấm huyệt túc căn có tác dụng làm giảm các triệu chứng của gai gót chân

Cách 3: Day bấm huyệt Túc căn

  • Tương tự những cách trên, bạn dùng đầu ngón tay cái day ấn với lực vừa phải vào huyệt Túc căn. Tính tử nếp gấp cổ tay, bạn đo lên khoảng 8 phân có thể xác định được vị trí huyệt túc căn.
  • Tác động lên huyệt này trong vòng 5 phút giúp khắc phục tình trạng đau gót chân do gai xương hoặc do các nguyên nhân khác.
  • Nếu bị bệnh nhẹ thì chỉ cần thực hiện 1 – 2 lần là khỏi. Trường hợp nặng, bạn cần kiên trì áp dụng trong khoảng 2 tuần để các triệu chứng bệnh được kiểm soát tốt.

Cách 4: Tác động vào điểm đau bằng đá cuội

  • Chuẩn bị một cục đá cuội có đầu hơi nhọn
  • Xác định điểm đau ở gót chân và đặt lên cục đá 
  • Giẫm lên với một lực từ nhẹ đến mạnh khoảng 200 – 300 cái liên tục
  • Áp dụng mỗi ngày 2 lần.
  • Nếu không tìm được cục đá thì bạn thay thế bằng gậy gỗ tròn.Chỉ cần đặt chân lên gậy rồi lăn ra trước sau là được.

Cách 5: Day ấn nhiều huyệt 

  • Trước hết, bạn dùng ngón tay cái ấn vào điểm đau trong 3 – 5 phút
  • Lần lượt day ấn vào các huyệt đạo gồm: Huyệt Thừa sơn, huyệt Tam âm giao, huyệt Giải khê và huyệt Côn Lôn. Mỗi vị trí từ 2 – 3 phút.
  • Dùng tay miết từ vị trí 1/3 dưới cẳng chân cho đến gân gót chân. Kết hợp dùng các ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa day bóp vào gót chân có gai.
  • Xoa khớp cổ chân theo chiều kim đồng hồ và ngược lại từ 3 – 5 phút
  • Mát xa mặt trong và mặt ngoài gót chân bằng bàn tay cho đến khi khu vực này nóng lên.
  • Tiếp tục day ấn vào vị trí bị đau trong 30 giây

Trong quá trình thực hiện cách chữa gai gót chân bằng Đông y với liệu pháp day bấm huyệt, bạn có thể kết hợp dùng bàn chân không bị bệnh cọ xát vào các điểm như gót chân, gân gót chân cũng như lòng bàn chân của bên bị bệnh để đạt được hiệu quả tốt hơn.

3. Châm cứu chữa gai gót chân

Từ lâu, liệu pháp châm cứu đã được áp dụng để trị gai gót chân và nhiều bệnh lý cơ xương khớp khác. Tương tự như bấm huyệt, châm cứu cứu cũng tác động lên một số huyệt đạo phản chiếu trên cơ thể nhưng không dùng tay mà chủ yếu dùng kim châm hoặc cứu ngải. 

Phương pháp châm cứu được thực hiện đúng cách mang đến nhiều lợi ích cho người bị gai xương gót chân như:

  • Giảm đau
  • Giải phóng áp lực chèn ép lên dây thần kinh gần gai xương
  • Kích thích lưu thông máu
  • Giảm nhẹ các triệu chứng khác liên quan đến bệnh gai gót chân.

Lưu ý khi dùng các phương pháp Đông y để chữa trị gai gót chân

Khi sử dụng phương pháp Đông y để chữa trị gai gót chân, bạn cần lưu ý các điểm sau để đạt hiệu quả tốt nhất và đảm bảo an toàn:

  • Chọn bác sĩ hoặc cơ sở có uy tín và kinh nghiệm trong việc điều trị gai gót chân bằng phương pháp Đông y.
  • Phương pháp Đông y thường cần thời gian để phát huy hiệu quả. Hãy kiên nhẫn và tuân thủ đúng liệu trình điều trị, cũng như các lời khuyên của bác sĩ.
  • Cần phải duy trì một lối sống lành mạnh, tập luyện phù hợp và một chế độ ăn uống cân đối để hỗ trợ quá trình phục hồi.
  • Một số thuốc Đông y có thể tương tác với các loại thuốc Tây y hoặc gây phản ứng phụ không mong muốn. Hãy thảo luận với bác sĩ của bạn về tất cả các loại thuốc bạn đang dùng để tránh tương tác thuốc.
  • Chú ý bất kỳ phản ứng tiêu cực nào từ cơ thể khi áp dụng phương pháp Đông y và báo cáo ngay lập tức cho bác sĩ của bạn.

Áp dụng các cách chữa gai gót chân bằng Đông y có thể mang lại hiệu quả cao, giúp giảm đau, tan sưng và hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. Khi áp dụng phương pháp này, bạn nên tìm đến các cơ sở khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền uy tín, có đội ngũ thầy thuốc được đào tạo bài bản để được điều trị tốt nhất.

Có thể bạn chưa biết

Ngày đăng 08:31 - 11/03/2024 - Cập nhật lúc: 14:19 - 17/04/2024
Chia sẻ:
Các dấu hiệu nhận biết bệnh gai cột sống sẽ giúp bạn phát hiện ra bệnh và điều trị sớm, ngăn chặn biến chứng nguy hiểm. Các dấu hiệu gai cột sống thường gặp dễ dàng nhận biết

Dấu hiệu gai cột sống bao gồm đau ở đốt sống lưng và cổ, tê bì chân tay, khó giữ…

Bệnh gai đôi cột sống và giải pháp hiệu quả từ y học cổ truyền

Gai đôi cột sống là những biến dạng xương phát triển ở các khớp đốt sống, thường gặp nhất ở…

Bệnh gai xương là gì? Triệu chứng nhận biết và cách chữa trị tối ưu nhất hiện nay

Gai xương là một bệnh lý xương khớp rất khó nhận biết, vì không có triệu chứng rõ rệt. Bệnh không…

Các bài thuốc đông y trị bệnh gai cột sống

Nhiều bệnh nhân đang áp dụng các bài thuốc đông y trị bệnh gai cột sống và thấy có tiến…

Hướng dẫn trị gai cột sống bằng hạt đu đủ đúng cách hiệu quả

Gai cột sống là căn bệnh phổ biến gây ra nhiều đau đớn và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua