10 cách chữa gai gót chân nhanh nhất tại nhà – Hết đau

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Mai

Cố vấn chuyên môn

Nhiều cách chữa gai gót chân tại nhà đang được bệnh nhân rỉ tai nhau áp dụng để giảm đau và đẩy lùi các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra. Bạn có thể chườm lạnh, ngâm chân bằng nước muối hoặc sử dụng các bài thuốc từ thảo dược nhằm đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

10 cách chữa gai gót chân tại nhà nhanh nhất

Gai gót chân là một bệnh lý về cơ xương khớp khá phổ biến. Căn bệnh này xảy ra khi có hiện tượng viêm xảy ra ở một nhóm mô liên kết dày đảm nhận chức năng hỗ trợ cấu trúc nằm phía dưới gan bàn chân.

Một số mẹo chữa gai gót chân tự nhiên được nhiều người lựa chọn để khắc phục bệnh tại nhà. Phổ biến nhất là 10 cách dưới đây:

1. Áp dụng bài thuốc từ hạt đu đủ

Nhờ chứa các thành phần chống oxy hóa như flavonoid và polyphenol, hạt đu đủ có khả năng bảo vệ các mô mềm quanh gai gót chân, đồng thời ức chế phản ứng viêm xảy ra ở khu vực bị bệnh, giúp xoa dịu cơn đau nhức khó chịu.

Chính nhờ tác dụng trên mà dân gian thường sử dụng hạt đu đủ làm thuốc đắp chữa gai gót chân tại nhà.

Chuẩn bị:

  • Đu đủ chín già: 1 quả
  • Muối ăn: 1 thìa cà phê
cách chữa gai gót chân bằng hạt đu đủ
Hạt đu đủ được sử dụng làm thuốc đắp chữa gai gót chân

Cách làm:

  • Lấy hạt đu đủ sau đó chà sát để làm bong lớp màng quanh hạt 
  • Rửa sạch, để ráo nước, bỏ hạt đu đủ vào tủ lạnh trong khoảng 1 tiếng
  • Lấy hạt ra giã nát với muối. Đắp trực tiếp vào gót chân và dùng băng gạc ý tế cuốn cố định lại khoảng 30 phút.
  • Kiên trì đắp thuốc 1 – 2 lần mỗi ngày trong khoảng 1 tháng để duy trì được hiệu quả lâu dài.

2. Giảm đau do gai gót chân bằng cách chườm đá lạnh

Đá lạnh giúp làm giảm kích thích nhận được ở dây thần kinh cảm giác, ngăn chặn quá trình truyền phát tín hiệu đau về thần kinh trung ương. Nhờ vậy, triệu chứng đau nhức ở gót chân sẽ thuyên giảm đáng kể.

Chuẩn bị:

  • Đá lạnh
  • Túi chườm

Cách thực hiện:

  • Bỏ viên đá vào trong túi chườm
  • Áp trực tiếp túi đá lạnh vào gót chân bị bệnh rồi tiến hành chườm 
  • Trong quá trình chườm, bạn nên di chuyển bọc đá xung quanh gót chân và cả hai bên mắt cá. Tránh tập trung chườm ở một chỗ quá lâu để tránh bị bỏng nhiệt.
  • Thực hiện mỗi lần khoảng 15 phút. Có thể lặp lại vài lần trong ngày nếu vẫn còn đau nhiều. Khoảng cách giữa hai lần chườm cách nhau tối thiểu là 2 tiếng.

Xem thêm: Gai gót chân có nên đi bộ không? Điều cần nắm rõ

3. Mẹo chữa gai gót chân bằng tỏi

Cách chữa gai gót chân tại nhà bằng tỏi hẳn không phải là phương pháp xa lạ với nhiều bệnh nhân. Tỏi chứa thành phần kháng sinh tự nhiên cùng các hoạt chất như Phytoxin và Glycogen nên có khả năng diệt khuẩn, chữa lành tổn thương viêm ở các mô mềm xảy ra do tác động của gai gót chân, đồng thời xoa dịu cơn đau nhức khó chịu ở khu vực bị bệnh.

Một số cách điều trị bệnh gai gót chân
Tỏi có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm, giảm đau nhức cho người bị gai gót chân

Chuẩn bị:

  • 500g tỏi tươi
  • 1 lít rượu trắng ngon
  • Bình thủy tinh có dung tích vừa đủ để ngâm rượu

Cách làm:

  • Lột sạch vỏ từng tép tỏi, bào mỏng hoặc giã nát
  • Bỏ tỏi vào trong hũ thủy tinh rồi đổ rượu trắng đã chuẩn bị vào ngâm cùng
  • Đậy kín nắp bình, để nơi mát mẻ đến khi thấy rượu chuyển sang màu vàng nghệ là dùng được.
  • Hãy uống rượu tỏi mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 1 ly nhỏ. Kết hợp dùng rượu tỏi xoa bóp bên ngoài gót chân để giảm cảm giác đau nhức khó chịu.

4. Xoa bóp bấm huyệt

Liệu pháp xoa bóp bấm huyệt có tác dụng tích cực trong việc đả thông kinh mạch, làm thư giãn dây thần kinh và các cơ quanh gót chân, qua đó giúp giảm sưng, xoa dịu cảm giác đau nhức bên trong gót chân.

Các vị trí huyệt vị được tác động để cải thiện triệu chứng bệnh gai gót chân bao gồm: Huyệt dũng tuyền, huyệt phong trì, huyệt túc căn, huyệt thừa sơn, huyệt tam âm giao, huyệt giải khê, huyệt côn lôn.

Cách thực hiện:

  • Dùng tay nhẹ nhàng xoa bóp ở vị trí bị đau nhức
  • Khép chặt ngón cái và ngón giữa lại, ấn một lực nhẹ lên gót chân trong khoảng 60 giây
  • Tiếp tục day ấn sâu vào bên trong bằng một lực mạnh hơn trong 5 – 7 phút
  • Cuối cùng lần lượt day bấm các huyệt vị ở trên, bắt đầu từ huyệt dũng tuyền. Mỗi nơi ấn từ 1 – 3 phút để làm nóng huyệt đạo.
  • Áp dụng mỗi ngày 1 lần trong ít nhất 5 ngày.

5. Chữa gai gót chân tại nhà bằng cây xương rồng

Cây xương rồng được dân gian sử dụng để điều trị nhiều bệnh lý xương khớp, bao gồm cả bệnh gai gót chân. Các hoạt chất trong cây có tác dụng giảm co thắt cơ, tiêu viêm, làm dịu cảm giác đau nhức khó chịu, giúp người bệnh đi lại dễ dàng hơn.

Điều trị gai gót chân đơn giản bằng cách nào?
Chườm xương rồng nóng giúp làm giãn cơ, giảm đau cho người bị gai gót chân

Chuẩn bị:

  • Xương rồng bẹ hoặc xương rồng 3 chia: 1 hoặc 2 nhánh

Cách làm:

  • Dùng dao loại bỏ sạch gai trên nhánh xương rồng. Sau đó ngâm vào trong nước muối loãng để giảm bớt lượng mủ tiết ra. Để ráo nước
  • Nướng các nhánh xương rồng trên bếp cho nóng mềm
  • Để nguội bớt, đắp vào gót chân và băng cố định lại
  • Thực hiện mỗi ngày 1 lần vào buổi tối trước khi đi ngủ, để qua đêm sáng hôm sau mới gỡ ra.

Tham khảo thêm: Các Mẫu Dép Cho Người Gai Gót Chân Và Điều Cần Biết

6. Ngâm chân bằng nước muối Epsom

Thêm một cách chữa gai gót chân tại nhà đơn giản để bạn tham khảo đó là dùng nước muối Epsom để ngâm chân. Loại muối này chứa hàm lượng khoáng chất phong phú có khả năng giảm đau, tiêu sưng, giảm nguy cơ bị nhiễm trùng gót chân.

Cách làm:

  • Chuẩn bị 1 chậu nước ấm nhỏ sao cho lượng nước chỉ ngập vừa đến mắt cá chân
  • Thêm vào 3 thìa muối Epsom và khuấy cho tan hoàn toàn
  • Ngâm chân vào trong nước muối 20 phút kết hợp mát xa nhẹ nhàng và day ấn vào huyệt dũng tuyền để giảm đau gót chân nhanh hơn.
  • Thực hiện mỗi ngày 1 lần trước khi đi ngủ.

7. Cách chữa gai gót chân tại nhà bằng lá lốt

Lá lốt là thảo dược khá quen thuộc trong các bài thuốc dân gian chữa đau nhức xương khớp, thoái hóa khớp, viêm khớp và cả bệnh gai gót chân. Trong lá chứa nhiều tinh dầu với thành phần chủ yếu là các hoạt chất có khả năng kháng khuẩn, tiêu viêm, giảm đau tự nhiên. Bạn có thể dùng lá lốt làm thuốc uống hoặc đắp ngoài chữa gai gót chân.

cách chữa gai gót chân tại nhà bằng lá lốt
Mẹo chữa gai gót chân tại nhà bằng lá lốt đang được nhiều bệnh nhân tin tưởng áp dụng

Cách thực hiện:

  • Thuốc uống từ lá lốt: Dùng 15 – 30g lá lốt tươi đem rửa sạch, bỏ vào ấm sắc kỹ với 300ml nước trong 15 phút. Lọc bỏ bã, lấy nước chia uống 2 lần mỗi ngày.
  • Dùng lá lốt làm thuốc đắp: Lấy 30g lá lốt tươi đem giã nát cùng với 25g ngải cứu , 25g hy thiêm và một ít muối hạt. Bọc hỗn hợp thuốc vào trong một miếng vải và chườm gót chân mỗi ngày 2 lần.

8. Bài thuốc điều trị gai gót chân tại nhà từ cây đinh lăng

Cây đinh lăng là thảo dược dễ kiếm, thường được người dân trồng để lấy lá ăn hoặc sử dụng các bộ phận khác như rễ, thân làm thuốc chữa bệnh. Nghiên cứu hiện đại cho thấy, các hoạt chất trong cây đinh lăng có tác dụng hoạt huyết, giảm đau, ức chế phản ứng sưng viêm ở gót chân có gai.

Bạn có thể sử dụng rễ cây đinh lăng độc vị hoặc kết hợp với các thảo dược khác làm thuốc sắc chữa gai gót chân.

  • Cách 1: Dùng 20g rễ đinh lăng, rửa sạch, thái nhỏ và sao khô. Bỏ dược liệu vào ấm sắc với 3 bát nước đến khi cạn còn 2 bát. Chia uống mỗi ngày 3 lần.
  • Cách 2: Dùng 12g rễ đinh lăng kết hợp với kim hoa thảo, huyết rồng, giao đằng, thiên niên kiện, thổ ngưu tất ( mỗi vị 8g), quế chi và vỏ quýt ( mỗi vị 4g). Tất cả đem sắc với 4 bát nước lấy 2 bát, chia uống vào buổi sáng và buổi tối.

9. Mẹo chữa gai gót chân bằng cây dền gai

Thêm một cách chữa gai gót chân tại nhà để bạn tham khảo đó là dùng bài thuốc từ cây dền gai. Loại cây này có hình dáng gần giống với cây rau dền thông thường nhưng trên thân cây lại có nhiều gai nhọn.

Loại cây này có tác dụng trừ phong, giảm đau, tăng cường lưu thông khí huyết trong cơ thể. Bên cạnh đó, còn cung cấp nhiều canxi – vật liệu cần thiết để xây dựng nên các tế bào xương mới, giúp nhanh chóng chữa lành chấn thương ở gót chân, ngăn chặn không để gai xương tiếp tục phát triển.

Điều trị bệnh gai gót chân tại nhà đơn giản
Cây dền gai là vị thuốc chữa gai gót chân tự nhiên dễ kiếm và an toàn cho sức khỏe

Cách thực hiện:

  • Thuốc uống trong: Dùng 1 nắm dền gai (cả lá và cành) đem rửa sạch, sắc với 1 lít nước. Đun sôi thuốc trong 10 phút có thể rót uống vài lần trong ngày cho hết.
  • Bài thuốc đắp: Giã nát một ít dền gai rồi đắp trực tiếp vào gót chân bị bệnh trong 30 phút. Thực hiện mỗi ngày 2 lần.

10. Trị gai gót chân bằng ngải cứu

Để chữa gai gót chân, bạn cũng có thể cân nhắc áp dụng bài thuốc từ lá ngải cứu. Thảo dược này được ghi nhận với tính ấm, giúp tiêu thũng, chỉ thống, hỗ trợ cải thiện các triệu chứng đau nhức, sưng viêm do gai gót chân gây ra.

  • Dùng ngải cứu làm thuốc chườm: Với cách này, bạn hãy đem lá ngải cứu sao nóng với một ít muối hạt. Bọc thuốc vào trong túi vải và chườm lên gót chân bị đau khi còn nóng. Lặp lại cách này 2 – 3 lần trong ngày.
  • Thuốc uống từ ngải cứu: Lấy 200g lá ngải cứu đem rửa cho sạch sẽ, xay nhuyễn và lọc bỏ bã. Phần nước cốt thu được đem pha chung với 2 thìa cà phê mật ong. Uống 1 hoặc 2 lần cho hết.

Trị gai gót chân tại nhà có hiệu quả không?

Việc sử dụng các mẹo chữa gai gót chân tại nhà chỉ giúp hỗ trợ giảm nhẹ cơn đau nhức và các triệu chứng khó chịu khác liên quan đến bệnh. Hiệu quả nhận được còn tùy thuộc cơ địa và mức độ bệnh của từng người.

Trong trường hợp bị đau nhức nghiêm trọng mà không đáp ứng được với cách chữa gai gót chân tại nhà, bạn nên tới bệnh viện khám để được bác sĩ kê đơn thuốc điều trị phù hợp. Tránh để bệnh kéo dài và ngày càng tiến triển nặng gây ảnh hưởng đến việc đi lại.

Để nâng cao hiệu quả điều trị, khi vận động cần tránh làm tăng áp lực lên gót chân. Hạn chế đứng lâu, ngồi xổm nhiều hoặc khuân vác đồ vật nặng. Thường xuyên bổ sung cá béo, gừng, tỏi hay các thực phẩm có khả năng kháng viêm, giảm đau tự nhiên vào thực đơn để hỗ trợ đẩy lùi các triệu chứng bệnh một cách tự nhiên.

Bạn có thể tham khảo:

    Ngày đăng 11:19 - 08/03/2024 - Cập nhật lúc: 11:42 - 24/05/2024
    Chia sẻ:
    Bị gai cột sống uống thuốc gì tốt?
    Bị gai cột sống uống thuốc gì để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất? Để chọn được loại thuốc phù hợp, người bệnh cần cân nhắc kỹ lưỡng về…
    Mẹo Chữa Đau Gót Chân Bằng Bấm Huyệt Hiệu Quả Nhanh

    Chữa đau gót chân bằng bấm huyệt là giải pháp được nhiều người ứng dụng. Thực hiện biện pháp này…

    Mổ gai gót chân khi nào? Ở đâu? Bao nhiêu tiền?

    Mổ gai gót chân là phương pháp phẫu thuật để cắt bỏ gai được thực hiện khi người bệnh bị…

    Mẹo chữa gai cột sống bằng lá lốt hiệu quả tại nhà

    Mẹo chữa gai cột sống bằng lá lốt từ lâu đã được dân gian áp dụng để khắc phục bệnh…

    Bệnh gai xương là gì? Triệu chứng nhận biết và cách chữa trị tối ưu nhất hiện nay

    Gai xương là một bệnh lý xương khớp rất khó nhận biết, vì không có triệu chứng rõ rệt. Bệnh không…

    Các loại thuốc trị gai cột sống của Mỹ tốt nhất thị trường

    Thuốc trị gai cột sống của Mỹ từ lâu đã được biết đến với hiệu quả cao trong việc giảm…

    Bình luận (3)

    1. Vũ trường huy
      Vũ trường huy says: Trả lời

      Em bị gái gót chân khoảng 1năm nay rồi..em cũng điều trị nhiều nơi mà vẫn không khỏi.. có cách nào chữa trị cho nó khỏi không hả bác sỹ..em cảm ơn bác.

    2. Vũ trường huy
      Vũ trường huy says: Trả lời

      Em bị gai gót chân khoảng 1năm nay em cũng điều trị nhiều nơi nhưng không khỏi.có cách nào điều trị cho khỏi không hả bác sỹ.em cảm ơn.

    3. Trần hữu linh
      Trần hữu linh says: Trả lời

      Em bị gai ở 2 gót chân thì có cách nào điều trị được không ạ

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Chia sẻ
    Bỏ qua