Cách trị giời leo cho bé an toàn không để lại sẹo

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Cần áp dụng những cách trị giời leo cho bé an toàn và phù hợp để sớm khắc phục bệnh, hạn chế để lại sẹo. Việc điều trị không đúng cách thể khiến bệnh lây lan và phát triển các rủi ro.

Tìm hiểu bệnh giời leo ở trẻ em

So với người lớn, trẻ nhỏ có hệ miễn dịch chưa phát triển hoàn thiện nên dễ bị giời leo hơn. Đây là một dạng viêm da do loại virus có tên varicella zoster gây ra. Khi hoạt động, virus gây viêm dây thần kinh ngoại biên, làm tổn thương da nghiêm trọng và cần được điều trị đúng cách.

cách trị bệnh giời leo cho bé
Việc tìm ra cách trị bệnh giời leo cho bé an toàn được nhiều bậc phụ huynh quan tâm

 Dưới đây là những biểu hiện giời leo ở trẻ em giúp nhận biết nhanh tình trạng: 

  • Sốt nhẹ: 37 – 38 độ
  • Sưng đỏ da
  • Nổi các mụn nước nhỏ li ti trên da. Càng ngày mụn nước càng nổi to dần và chứa đầy dịch bên trong
  • Ớn lạnh trong người
  • Khu vực tổn thương đau rát, khó chịu

Bệnh giời leo có thể ảnh hưởng đến nhiều khu vực da khác nhau trên cơ thể bé, phổ biến nhất là ở miệng, cổ, ngực hay ở sau lưng. Khi không được điều trị sớm, các nốt giời leo có thể sưng phồng lên, bị bội nhiễm và làm mủ gây lở loét da. Điều này sẽ khiến cho việc chữa trị trở nên khó khăn hơn và khiến da trẻ có nguy cơ bị sẹo sâu mất thẩm mỹ.

Cách trị giời leo cho bé an toàn

Khi bé có biểu hiện của giời leo, cha mẹ nên nhanh chóng tìm cách khắc phục bệnh cho con, tốt nhất là trong vòng 48 giờ sau khi tổn thương bắt đầu. Đây được xem là khoảng thời gian vàng trong điều trị bệnh giời leo cho bé. Nếu được chữa trị sớm và đúng cách, tổn thương trên da bé sẽ nhanh khỏi mà không để lại biến chứng.

Những cách trị giời leo cho trẻ em an toàn và hiệu quả gồm:

1. Dùng thuốc

Để điều trị bệnh giời leo cho trẻ, bác sĩ có thể chỉ định thuốc kháng sinh kết hợp với một số loại thuốc làm giảm triệu chứng bệnh. Cụ thể:

  • Thuốc giảm ngứa rát: Các loại thuốc kháng histamin có tác dụng tốt trong việc cắt đứt cơn ngứa cho bé khi bị giời leo. Thường dùng nhất là Cetrizin, Phenergan hay Loratadin. Thuốc được dùng theo đường bôi hoặc đường uống, thời gian sử dụng từ 5 -10 ngày. Chúng có thể gây ra một số tác dụng phụ như buồn ngủ, khô miệng, mờ mắt, buồn nôn…
  • Thuốc giảm đau, hạ sốt: Thuốc được chỉ định khi bé bị sốt trên 38 độ hoặc có cảm giác đau nhức ở khu vực tổn thương. Phụ huynh có thể cho bé dùng Paracetamol với liều lượng là 10 – 15mg/kg. Cứ cách 6 – 8 tiếng có thể uống liều tiếp theo.
  • Thuốc chống nhiễm khuẩn: Đây là thuốc bôi trị giời leo thường dùng. Nhóm thuốc này thường gồm các loại sát khuẩn dạng dung dịch hoặc thuốc mỡ kháng sinh dùng bôi trực tiếp lên vùng da tổn thương. Chẳng hạn như Samicason hay Begendrem.
  • Hồ nước: Dung dịch hồ nước có tác dụng sát khuẩn nhẹ, làm se tổn thương. Thuốc được dùng cho các trường hợp mụn nước có ít dịch mủ. Có thể thay thế hồ nước bằng hồ Tetraprenisolon.
Thuốc trị giời leo cho bé
Hồ nước có tác dụng sát khuẩn nhẹ nên thường được dùng để trị giời leo cho bé
  • Kháng sinh: Tổn thương do giời leo gây ra có thể khiến da bé bị nhiễm trùng, làm mủ. Để điều trị, bác sĩ có thể chỉ định dùng các loại kháng sinh như Amoxicilin hay Erythromycin. Cha mẹ cần cho bé uống kháng sinh theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo an toàn, tránh tác dụng phụ. Mỗi đợt dùng kháng sinh có thể kéo dài từ 5 – 7 ngày tùy theo loại thuốc.
  • Thuốc kháng viêm steroid: Được dùng chủ yếu là các thuốc điều trị tại chỗ như Pesancort, Gentrison hay Fobancort. Chúng giúp kháng viêm, làm tổn thương trên da bé mau khô.
  • Kem bôi: Các loại kem bôi có chứa kẽm hoặc các loại dung dịch như Jarish, Xanh Methylen hay Castelani thường được sử dụng để làm dịu và cải thiện làn da. Thuốc này được dùng liên tục từ 2 – 3 lần/ ngày. Kem bôi sẽ giúp làm mát và xoa dịu cảm giác khó chịu cho làn da của bé.

2. Phương pháp tự nhiên

Có thể áp dụng những cách trị bệnh giời leo ở trẻ em bằng mẹo tự nhiên, chẳng hạn như sử dụng nha đam, lá sung, mướp đắng hay rau sam. Phương pháp có độ lành tính cao, giúp giảm độ nhạy cảm và các triệu chứng. Tuy nhiên cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng.

– Cách trị giời leo cho trẻ bằng nha đam:

Gel nha đam có tác dụng giảm viêm, xoa dịu cảm giác nóng rát trên da. Khi dùng lấy một miếng nha đam, gọt sạch vỏ và để vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 10 phút. Sau đó đắp lên vùng da bị giời leo khoảng 20 phút. Mỗi ngày thực hiện 2 lần.

– Dùng cỏ nhọ nồi:

Loại cỏ mọc hoang này có đặc tính sát khuẩn, tiêu viêm tự nhiên. Khi dùng có thể giúp làm dịu da và giảm các triệu chứng cho trẻ bị giời leo. Khi dùng, cần hái một ít cỏ nhọ nồi đem về rửa sạch, ngâm trong nước muối. Sau đó giã lấy nước cốt bôi lên da bé. Bôi thuốc liên tục 3 – 4 lần/ngày để nhanh thấy hiệu quả.

– Cách trị giời leo cho bé bằng lá sung:

Hái vài lá sung non đem giã nát, trộn thêm với một ít giấm ăn rồi đắp lên khu vực da bị ảnh hưởng. Thực hiện ngày 2 lần sẽ giúp các mốt mụn nước bớt phồng rộp và nhanh khô.

cách trị giời leo cho bé bằng lá sung
Lá sung được dùng làm thuốc đắp trị giời leo cho bé

– Khắc phục bệnh giời leo ở trẻ bằng rau sam:

Trong sách Nam dược thần hiệu của danh y Tuệ Tĩnh có ghi chép lại: Rau sam có tác dụng kháng khuẩn, tiêu sưng, giúp thanh nhiệt, giải độc, trị mụn nhọt, giời leo, chốc đầu, kiết lỵ… Để chữa bệnh giời leo cho bé, phụ huynh có thể dùng rau sam theo 2 cách sau:

  • Cách 1: Giã rau sam lấy nước cốt rồi trộn chung với một chút sáp ong. Dùng hỗn hợp vừa tạo bôi lên khu vực bị giời leo 3 – 4 lần trong ngày.
  • Cách 2: Dùng rau sam và ý dĩ nhân mỗi loại 30g. Sắc nước uống ngày 1 lần.

– Dùng mướp đắng

Xay nhuyễn 1 quả mướp đắng và đắp trực tiếp lên chỗ da bị bệnh mỗi ngày 2 lần. Cách trị giời leo cho bé này khá đơn giản, cha mẹ có thể áp dụng cho con để làm mát da, xoa dịu cảm giác nóng rát khó chịu cho trẻ.

Tham khảo thêm: Cách chữa giời leo bằng mật ong an toàn, nên tham khảo

Lưu ý khi trị giời leo cho trẻ

Cần lưu ý khi áp dụng những cách chữa bệnh giời leo cho bé. Điều này giúp đảm bảo hiệu quả điều trị, ngăn tổn thương da lan rộng và giúp trẻ phục hồi nhanh hơn.

  • Luôn chú ý đến bé, ngăn không để trẻ cào gãi lên những vùng da bị tổn thương. Chỉ khi không bị tác động, các nốt mụn nước mới nhanh khô lại và đóng vảy một cách tự nhiên, không gây ra sẹo xấu trên da. Ngược lại, việc dùng tay gãi có thể khiến mụn nước bị vỡ ra, tăng nguy cơ bội nhiễm.
  • Chườm một chiếc khăn lạnh lên vùng da tổn thương có thể giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn.
  • Giữ cho khu vực da bị bệnh của bé luôn sạch sẽ bằng cách rửa bằng nước sạch. Không dùng xà bông để tránh kích ứng và khó chịu.
  • Khi bôi thuốc hoặc rửa vết thương cho trẻ, cha mẹ không nên dùng tay trực tiếp. Thay vào đó, hãy mang bao tay y tế để không bị lẫy nhiễm virus gây bệnh.
  • Cho trẻ ăn các thức ăn giàu vitamin C, rau xanh và trái cây để bổ sung các dưỡng chất cần thiết. Điều này giúp tăng sức đề kháng của bé, tăng khả năng đẩy lùi bệnh. Tránh để trẻ ăn đồ ngọt, thực phẩm đóng hộp, thịt đỏ trong thời gian bị bệnh.

Có nhiều cách trị giời leo cho bé an toàn và hiệu quả. Khi chăm sóc đúng cách, các triệu chứng bệnh sẽ thuyên giảm sau khoảng 1 tuần, khỏi hẳn sau 2 -3 tuần. Tuy nhiên cần tham khảo ý kiến bác sĩ để có hướng dẫn cụ thể hơn.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Bệnh giời leo là gì? Dấu hiệu và cách điều trị
Bệnh giời leo là tình trạng tổn thương da do axit phospho hữu cơ có trong nọc độc của một số loài côn trùng. Đặc trưng của tình trạng này…
Cách chữa giời leo bằng đậu xanh đơn giản hiệu quả tại nhà

Không cần sử dụng thuốc, người bệnh có thể chữa giời leo bằng đậu xanh đơn giản tại nhà. Biện…

Bị giời leo mấy ngày thì khỏi?

Nhiều người thắc mắc bệnh giời leo mấy ngày thì khỏi. Mặc dù không quá nguy hiểm nhưng giời leo…

bệnh giời leo có nguy hiểm không Bệnh giời leo có nguy hiểm không?

Bệnh giời leo có nguy hiểm không? Theo chuyên gia, tổn thương da do bệnh lý này có thể lây…

Bị giời leo kiêng ăn gì, nên ăn gì để nhanh khỏi, không để lại sẹo?

Bị bệnh giời leo kiêng ăn gì là thắc mắc chung của nhiều người. Bên cạnh thực phẩm có lợi…

Các giai đoạn của bệnh giời leo và hình ảnh nhận biết

Các giai đoạn của bệnh giời leo thường kéo dài trong khoảng 5 – 7 ngày. Việc xác định giai…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua