Các loại thuốc bôi trị giời leo tốt nhất

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Bệnh nhân chủ yếu được dùng thuốc bôi trị giời leo để sát khuẩn và giảm các triệu chứng ở vùng da tổn thương. Tuy nhiên cần sử dụng thuốc đúng cách, đúng chỉ định của bác sĩ để tránh gặp các tác dụng không mong muốn.

bị giời leo nên bôi thuốc gì
Thông tin về các loại thuốc bôi trị giời leo tốt nhất, an toàn và được bác sĩ khuyên dùng

Các loại thuốc bôi trị giời leo an toàn, hiệu quả

Bệnh giời leo gây ra những tổn thương cho da, khiến da đỏ, ngứa, đau rát và hình thành nhiều cụm mụn nước. Thông thường, người bệnh sẽ được hướng dẫn dùng các loại thuốc bôi để sát khuẩn, diệt virus gây bệnh và giảm nhanh triệu chứng. Dưới đây là những loại thường dùng:

1. Thuốc sát khuẩn và kháng virus

Thuốc bôi sát khuẩn và kháng virus được dùng để sát trùng vùng da bị giời leo, làm dịu và giảm cảm giác nóng rát. Ngoài ra, nhóm thuốc này còn có tác dụng phá vỡ và ngăn chặn sự phát triển của virus gây bệnh. 

Dựa vào tình trạng, bác sĩ có thể chỉ định:

  • Kẽm oxit 10%

Kẽm oxit 10% chứa hoạt chất Zinc oxide (kẽm oxit), có tác dụng sát khuẩn nhẹ và làm dịu da. Sử dụng thuốc lên da 1 – 2 lần/ ngày để làm giảm cảm giác châm chích và nóng ran do các nốt mụn nước gây ra. Tuy nhiên không dùng kẽm oxit 10% nếu từng có tiền sử dị ứng với kẽm.

bị giời leo nên bôi thuốc gì
Thành phần Zinc oxide (kẽm oxit) có tác dụng sát khuẩn nhẹ và làm dịu da
  • Jarish

Jarish là dung dịch khử trùng và sát khuẩn ngoài da. Dung dịch này có chứa hoạt chất Acidum boricum, giúp làm sạch, khử trùng tổn thương da. Đồng thời làm dịu và cải thiện tình trạng viêm nhẹ ở vùng da bị giời leo. Khi sử dụng dung dịch bôi ngoài Jarish, một số tác dụng phụ như ngứa ngáy, nổi mẩn, kích ứng da,… có thể xảy ra.

  • Dalibour cream

Dalibour cream là thuốc bôi trị giời leo an toàn, được dùng phổ biến. Thuốc có tác dụng sát khuẩn da nhờ chứa kẽm oxit, đồng sunfat và kẽm sunfat. Khác với các dung dịch sát khuẩn, loại thuốc bôi này còn chứa glycerin nên có thể cải thiện được tình trạng khô và kích ứng da khi sử dụng.

  • Hồ nước

Dung dịch hồ nước có chứa kẽm oxit, glycerin, calcium carbonate,… Sử dụng dung dịch này có thể giúp sát khuẩn nhẹ và giảm sưng viêm ở vùng da bị giời leo. Hồ nước có thể sử dụng cho cả phụ nữ mang thai và trẻ em.

  • Xanh methylene

Xanh methylene có tác dụng sát khuẩn nhẹ và được sử dụng trong các trường hợp nhiễm trùng da. Thuốc liên kết với acid nucleic của virus và khiến phân tử virus bị phá vỡ ngay khi tiếp xúc với ánh sáng.

Thuốc mang đến nhiều lợi ích cho người bị giời leo, chốc lở, viêm da có mủ, tổn thương da do nhiễm virus viracella zoster,… Tuy nhiên phụ nữ mang thai, cho con bú, bệnh nhân suy thận và người thiếu hụt G6PD cần tránh sử dụng.

Xanh methylene chỉ được dùng trong thời gian ngắn. Lạm dụng có thể gây thiếu máu và phát sinh một số tác dụng không mong muốn như chóng mặt, kích thích bàng quang, buồn nôn,…

2. Thuốc mỡ kháng sinh

Thuốc mỡ kháng sinh là một trong các thuốc bôi trị giời leo được sử dụng rộng rãi, được chỉ định khi vùng da tổn thương bị bội nhiễm. Thuốc có tác dụng kháng khuẩn, trị viêm ở vùng da bị bệnh.

Một số loại thuốc mỡ kháng sinh thường được sử dụng trong điều trị bệnh giời leo, bao gồm:

  • Begendrem

Begendrem có chứa Betamethasone (một corticoid tổng hợp có tác dụng ức chế miễn dịch) và Gentamicin (hoạt chất kháng khuẩn nhạy cảm với các vi khuẩn gây bệnh thường gặp). Sử dụng thuốc từ 1 – 2 lần/ ngày để cải thiện tình trạng nhiễm trùng ở vùng da bị giời leo.

Khi sử dụng loại thuốc này, tránh băng kín vùng da sử dụng và cần hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Chống chỉ định thuốc bôi Begendrem cho người quá mẫn với thành phần trong thuốc và trẻ sơ sinh.

  • Fobancort

Fobancort thường được dùng để điều trị các tình trạng viêm da nhiễm khuẩn. Thuốc có chứa Betamethason và Fusidic acid (hoạt chất kháng khuẩn tại chỗ). Sử dụng thuốc bôi Fobancort 2 – 3 lần/ ngày để cải thiện tình trạng nhiễm khuẩn.

thuốc bôi trị giời leo
Thuốc mỡ kháng sinh được sử dụng trong trường hợp vùng da giời leo bị bội nhiễm

Nếu vùng da bị giời leo ở những vị trí dễ ma sát với các bề mặt vật lý, bạn có thể băng kín vùng da này để tránh gây tổn thương. Tuy nhiên cần giảm liều lượng dùng thuốc. Các dẫn xuất của corticoid có thể tăng mức độ hấp thu khi da được băng kín.

3. Thuốc bôi giảm đau

Các thuốc nêu trên thường được sử dụng phối hợp với thuốc giảm đau tại chỗ, đặc biệt là khi cơn đau chỉ khu trú tại vùng da tổn thương. Trong đó Lidocain gel thường được sử dụng để giảm khó chịu và đau nhức do virus.

Thuốc bôi giảm đau chỉ được sử dụng trên những vùng da đã liền sẹo. Nếu các nốt mụn nước chưa biến mất, bạn cần sử dụng thuốc giảm đau đường uống. Dùng thuốc giảm đau tại chỗ trên vùng da lở loét có thể gây kích ứng và làm chảy máu tại vị trí này.

Lưu ý khi sử dụng thuốc bôi trị giời leo

Hầu hết các trường hợp bệnh nhẹ đến trung bình đều đáp ứng tốt với thuốc bôi trị giời leo. Tuy nhiên nếu không thận trọng khi sử dụng, bạn có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn.

thuốc bôi trị giời leo
Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc bôi trị giời leo

Một số lưu ý khi dùng thuốc bôi:

  • Tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ về liều lượng, thời gian và tần suất dùng thuốc. Không nên ngưng thuốc quá sớm vì có thể khiến virus bùng phát và gây bệnh trở lại.
  • Thuốc mỡ kháng sinh có thể gây teo collagen, khiến da bị bào mòn và mỏng. Do đó chỉ sử dụng thuốc với liều lượng thích hợp và tránh dùng trên diện rộng.
  • Không dùng thuốc lên những vùng da nhạy cảm như mắt hoặc miệng. Nếu giời leo phát sinh ở những vị trí da đặc biệt, bạn nên thông báo với bác sĩ để được tư vấn loại thuốc thích hợp.
  • Để giảm tối đa tình trạng bội nhiễm, cần vệ sinh tay và vùng da dùng thuốc trước khi áp dụng.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc cho phụ nữ mang thai, người đang cho con bú, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
  • Những loại thuốc bôi ngoài da hiếm khi gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng. Tuy nhiên ở một số người có tình trạng sức khỏe đặc biệt, thuốc có thể làm phát sinh những rủi ro khi sử dụng. Vì vậy cần thông báo với bác sĩ tiền sử dị ứng và bệnh lý trước khi dùng.
  • Nếu cơ thể xuất hiện những biểu hiện bất thường trong quá trình điều trị, nên ngưng dùng thuốc và báo với bác sĩ trong thời gian sớm nhất.

Bài viết chỉ tổng hợp một số loại thuốc bôi trị giời leo phổ biến nhất. Để biết thêm thông tin về những loại thuốc này, bạn có thể trao đổi trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa.

Thông tin hữu ích:

Chia sẻ:
Bị giời leo, bệnh nhân không nên bôi kem đánh răng vì sẽ làm nhiễm trùng vùng da đang bị tổn thương. Bị giời leo bôi kem đánh răng – Chuyên gia nói gì?

Bị giời leo bôi kem đánh răng để điều trị được không là thắc mắc chung của nhiều người. Khi…

Khi bị giời leo đang trong giai đoạn cho con bú, người mẹ vẫn có thể cho con bú sữa mẹ bình thường. Điều này không nguy hiểm, không ảnh hưởng đến trẻ. Bị giời leo khi đang cho con bú có nguy hiểm không?

Nắm rõ bị giời leo khi đang cho con bú có nguy hiểm không để có những cách xử lý…

Cách trị giời leo cho bé an toàn không để lại sẹo

Cần áp dụng những cách trị giời leo cho bé an toàn và phù hợp để sớm khắc phục bệnh,…

bệnh giời leo có nguy hiểm không Bệnh giời leo có nguy hiểm không?

Bệnh giời leo có nguy hiểm không? Theo chuyên gia, tổn thương da do bệnh lý này có thể lây…

Các loại thuốc bôi trị giời leo tốt nhất

Bệnh nhân chủ yếu được dùng thuốc bôi trị giời leo để sát khuẩn và giảm các triệu chứng ở…

Bình luận (2)

  1. Nguyên văn Giới
    Nguyên văn Giới says: Trả lời

    Bác Sĩ cho em hỏi.Con em bị bệnh rời leo bôi thuốc gì ạ.

  2. Nguyen thi kim oanh
    Nguyen thi kim oanh says: Trả lời

    Cho e hoi con e bi doi leo 3 ngay noi muc nuoc uong thuoc khong khoi co boi thuoc gi k bac si

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua