Bổ Phế Nam Hà Chỉ Khái Lộ chữa ho: Giá bán – Cách dùng

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Bổ Phế Nam Hà Chỉ Khái Lộ thường được bào chế dưới hai dạng là siro uống và viên ngậm. Mỗi loại có giá bán và cách dùng khác nhau. Việc sử dụng thuốc đúng liều lượng sẽ giúp bạn đạt được hiệu quả tốt khi điều trị và tránh được những tác dụng phụ ngoài ý muốn.

I. Thông tin về thuốc ho Bổ Phế Nam Hà Chỉ Khái Lộ

Thuốc ho Bổ Phế Nam Hà Chỉ Khái Lộ
Thuốc ho Bổ Phế Nam Hà Chỉ Khái Lộ dạng siro uống

1. Thuốc ho Bổ Phế Nam Hà là thuốc gì?

Bổ Phế Nam Hà là thuốc trị ho được bào chế từ thảo dược. Thuốc do Công ty Dược Phẩm Nam Hà sản xuất dựa trên công thức của bài thuốc cổ  “Bổ phế chỉ khái lộ”.

2. Dạng bào chế

Thuốc ho Bổ Phế Nam Hà được bào chế theo hai dạng là:

  • Viên ngậm: Hộp 2 vỉ x 12 viên nén
  • Siro uống: Lọ 125 ml

3. Thành phần

Mặc dù dạng bào chế khác nhau nhưng cả thuốc ho Bổ Phế Nam Hà viên ngậm và siro đều được sản xuất từ những thành phần sau:

  • Bạch linh: Dược liệu này có tác dụng bổ tỳ, sinh tân, cải thiện hệ miễn dịch và ức chế các chủng vi khuẩn gây bệnh như tụ cầu vàng, trực khuẩn
  • Cam thảo: Giúp kháng viêm, sát khuẩn, tiêu đờm, ngăn chặn phản ứng dị ứng gây ngứa họng và ho, xoa dịu cơn đau rát ở cổ họng.
  • Mơ muối: Kích thích tiết nước bọt chống khô cổ họng, đồng thời giảm ho, sát khuẩn vùng họng, bổ sung vitamin cải thiện sức đề kháng cho cơ thể.
  • Bán hạ: Trị ho, hóa đờm, giảm nôn ói
  • Tỳ bà diệp: Chứa vitamin B, saponin và nhiều loại axit có công dụng chữa ho, viêm phế quản, tiêu đờm, làm mát phổi.
  • Rễ thiên môn: Dược liệu này có tính bình, vị đắng, quy vào kinh Phế, Thận, giúp kháng khuẩn, giảm ho, thông tiểu, ngăn ngừa sự hình thành của khối u.
  • Cát cánh: Có tác dụng long đờm mạnh, kháng viêm, giảm đau, xoa dịu căng thẳng ở thần kinh.
  • Cùng các thành phần khác: Tỳ bà diệp, ma hoàng, tang bạch bì, bách bộ, phèn chua, tinh dầu bạc hà và các loại tá dược.

4. Công dụng của thuốc ho Bổ Phế Nam Hà

Thuốc có tác dụng:

  • Sát trùng cổ họng
  • Bổ phổi, cải thiện chức năng hoạt động của phổi
  • Tiêu đờm

5. Chỉ định

Thuốc ho Bổ Phế Nam Hà Chỉ Khái Lộ có thể dùng cho cả người lớn và trẻ em trên 1 tuổi. Thuốc được chỉ định nhằm mục đích:

  • Điều trị ho do thay đổi thời tiết
  • Chữa ho cảm
  • Trị ho gió, ho khan, ho có đờm
  • Điều trị các chứng ho do mắc bệnh lý ở đường hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản, viêm tiểu phế quản.

5. Chống chỉ định

  • Trẻ sơ sinh, trẻ dưới 1 tuổi
  • Người bị dị ứng với thuốc hoặc bất kì thành phần nào của thuốc

6. Cách sử dụng – liều dùng thuốc ho Bổ Phế Nam Hà

– Cách sử dụng thuốc:

  • Mỗi đợt điều trị bạn có thể dùng thuốc trong khoảng 7 – 10 ngày hoặc theo thời gian được bác sĩ hướng dẫn
  • Với thuốc dạng siro: Dùng thuốc theo đường uống. Khi dùng, đong thuốc đúng liều lượng chỉ định. Tránh uống siro trước khi ăn vì thuốc có hàm lượng đường cao nên có thể gây tăng đường trong máu, ức chế dạ dày tiết dịch vị tiêu hóa và làm trẻ có cảm giác “ngang dạ” sẽ ăn được ít hơn. Để tránh bị sâu răng, bạn cũng không nên uống siro ho trước khi đi ngủ.
  • Trường hợp điều trị bằng thuốc ho Bổ Phế Nam Hà viên ngậm: Bạn ngậm thuốc trong miệng và để tan từ từ. Sau đó nuốt nước chảy ra để các hoạt chất trong thuốc thấm sâu vào bên trong niêm mạc cổ họng giúp sát khuẩn, xoa dịu cơn ho.
  • Với bất kì dạng thuốc nào cũng không được tự ý tăng hoặc giảm liều một cách tùy tiện. Điều này sẽ khiến bạn không đạt được hiệu quả như ý.

– Liều lượng sử dụng:

+ Thuốc siro:

  • Điều trị bệnh cho người lớn và trẻ em > 10 tuổi: Mỗi lần uống 15ml x 3 lần/ngày
  • Trẻ từ 7 – 10 tuổi: Mỗi lần uống 10ml x 3 lần/ngày
  • Trẻ từ 1 – 6 tuổi: Mỗi lần 5 ml x 3 lần/ngày

+ Viên ngậm:

  • Người lớn: Tùy theo tình trạng bệnh có thể ngậm từ 4 đến 6 viên/ngày.
  • Trẻ em: Ngậm mỗi ngày từ 2 đến 3 viên.
thuốc ho bổ phế nam hà viên ngậm
Khi dùng thuốc ho Bổ Phế Nam Hà viên ngậm, bạn cho thuốc vào miệng để tan từ từ, tránh nuốt thuốc bằng nước.

7. Cách bảo quản thuốc

 Để thuốc trong điều kiện nhiệt độ phòng. Tránh xa nơi ẩm ướt hoặc có ánh nắng chiếu vào. Không để thuốc trong tầm tay với của trẻ cũng như thú nuôi trong nhà.

Với thuốc dạng siro, sau khi kết thúc đợt điều trị mà thuốc vẫn còn thì bạn nên bỏ đi. Việc giữ thuốc lâu ngày trong tình trạng đã mở nắp sẽ gây nguy cơ bị nhiễm khuẩn cao. 

8. Thuốc ho bổ phế Nam Hà giá bao nhiêu?

  • Giá bán siro ho: 28.000 VNĐ/chai dung tích 125ml
  • Giá bán viên ngậm: 19.000 VNĐ/hộp 24 viên

Đây là giá bán niêm yết trên website của nhà sản xuất. Giá bán này có thể cao hơn khi bạn mua ở các nhà thuốc bán lẻ hoặc cơ sở kinh doanh thuốc.

II/ Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc ho Bổ Phế Nam Hà

1. Khuyến cáo khi dùng

  • Không dùng thuốc đã quá hạn sử dụng. Thông thường, hạn dùng của thuốc ho Bổ Phế Nam Hà Chỉ Khái Lộ là 24 tháng tính từ ngày sản xuất được khuyến cáo trên bao bì sản phẩm. Bạn nên đọc kỹ thông tin này trước khi dùng.
  • Việc bảo quản không đúng cách có thể khiến thuốc bị hư hỏng trước thời hạn. Do đó, nếu thấy siro bị đóng cặn dưới đáy chai, vẩn đục, có mùi vị khác lạ hoặc chuyển sang màu sắc khác thì bạn nên ngưng uống ngay.
  • Tránh dùng thuốc siro đã mở nắp quá 1 tháng.
  • Hàm lượng đường trong siro ho Bổ Phế Nam Hà khá cao ( 105g đường / 125ml siro ). Nó có thể làm tăng lượng đường trong máu và gây ra những biểu hiện không tốt ở bệnh nhân bị tiểu đường. Vì vậy, những đối tượng có tiền sử mắc căn bệnh này chỉ nên dùng thuốc khi được bác sĩ chỉ định. Trong quá trình điều trị bằng thuốc, nên cắt giảm lượng đường tiêu thụ từ nguồn thực phẩm khác để không làm bệnh trầm trọng hơn.

2. Dùng thuốc ho Bổ Phế Nam Hà cho bà bầu có được không?

Chưa có nghiên cứu nào cho thấy phụ nữ mang thai dùng thuốc sẽ gây hại cho thai nhi. Mặc dù vậy, bà bầu cũng nên thận trọng thông qua ý kiến bác sĩ về việc dùng thuốc khi bị ho. Khi sử dụng cần theo dõi sát sao sức khỏe của bản thân, nếu có bất kì dấu hiệu nào lạ thì nên ngưng uống ngay và thông báo cho bác sĩ biết.

3. Tác dụng phụ của thuốc

Hiện chưa có bất cứ tác dụng phụ nào được ghi nhận từ những trường hợp từng được điều trị bằng thuốc.

4. Tương tác thuốc

Thành phần của thuốc ho Bổ Phế Nam Hà có thể tương tác với các loại thuốc thảo dược, thực phẩm chức năng hay thuốc tân dược mà bạn đang dùng. Để chắc chắn không xảy ra tình trạng này, bạn nên thông báo cho bác sĩ, dược sĩ biết tất cả các loại thuốc khác bạn đang sử dụng.

5. Bạn nên ngưng sử dụng thuốc khi nào?

Ngưng dùng thuốc ho Bổ Phế Nam Hà  Chỉ Khái Lộ ngay nếu bạn gặp bất cứ tác dụng phụ ngoài ý muốn nào hoặc bạn bị dị ứng với thuốc.

Trường hợp bị dị ứng bạn có thể thấy các dấu hiệu như:

  • Da đỏ bừng, nổi phát ban, mẩn ngứa
  • Ngứa ngáy khắp cơ thể
  • Sưng môi, miệng lưỡi
  • Khó thở, đau ngực…

Thuốc ho Bổ Phế Nam Hà có tốt không?

Như đã đề cập ở trên, thuốc ho Bổ Phế Nam Hà được nhà sản xuất khuyến cáo là có những tác dụng như giảm các loại ho, bổ phổi, tiêu đàm. Tuy nhiên cần lưu ý, thuốc có nguồn gốc từ tự nhiên nên hiệu quả nhanh hay chậm phụ thuộc vào cơ địa. Nếu chỉ bị ho nhẹ, việc sớm sử dụng thuốc  sẽ giúp đạt được kết quả tốt hơn.

Tham khảo thêm:

Chia sẻ:

Bình luận (46)

  1. Bin Thối
    Bin Thối says: Trả lời

    thằng cu nhà e 1 tuổi mấy nay ho quá xót hết cả ruột, đã cho uống thuốc và húng chanh mật ong vẫn chưa thấy đỡ

  2. Quang_Pro
    Quang_Pro says: Trả lời

    E bị ho cả chục ngày nay không khỏi rồi. Mệt mỏi quá ! Hôm nay, định đi khám mà nghĩ đến đông đúc lại ngại, với cũng chưa biết khám ở đâu hiệu quả ! Mọi người cho e xin ít tư vấn được ko ạ ?

  3. mỹ dung
    mỹ dung says: Trả lời

    e đang bầu 20w nay ho quá ak cho e hỏi e uống bổ phế nam hà đc k ak .e có đang ngậm thuốc nhưng k thấy đở .e tính xài thêm cùng thuốc uống nữa k biết e uống đc k .mong các a chị chỉ dùm

    1. Phùng Tuyết Nhi
      Phùng Tuyết Nhi says:

      Bầu bí uống bất kì thuốc j là cũng cần phải qua bác sĩ đấy b ơi chứ k tự ý uống đc đâu .ảnh hưởng tới e bé trong bụng đóa

    2. nguoitinhbenho
      nguoitinhbenho says:

      Bầu thì tôi không rõ chứ tôi từ sau khi sinh cháu tự nhiên bị ho dai dẳng, thường ho nhiều về đêm, mỗi lần ho là sống dở chết dở, nước mắt nước mũi đầm đìa, lại còn bị khó thở nữa chứ, mệt kinh khủng, đi khám tây y người ta bảo là viêm phế quản co thắt, có người còn bảo là hen phế quản nữa, uống kháng sinh nọ kia cũng chẳng khỏi vừa lo vừa sợ lây bệnh sang cho con. May quá, có người mách đến thuốc dân tộc mua thuốc tôi bệnh nặng như thế mà uống 1 tuần thôi đã cắt được cơn ho rồi bây giờ đang dùng thêm thuốc để chữa cho dứt điểm đây

    3. Tôi Là Ai
      Tôi Là Ai says:

      Có khỏi hẳn k bạn hay là dứt thuốc lại ho lại ?

  4. Vương Trường Long
    Vương Trường Long says: Trả lời

    Bà cụ nhà e vốn bị huyết áp cao. Thỉnh thoảng vẫn khám và uống thuốc do bác sỹ ở viện không quân ( Trường Chinh ) & Viện ĐH y kê. Mặc dù vẫn duy trì tạm thời mức huyết áp nhưng thỉnh thoảng huyết áp vẫn tăng hơn bình thường. Đầu năm ngoái tự dưng bị ho liên tục, ho khan và ho lâu ngày. Đi khám ở Viện ĐH Y và được 1 bác sỹ khám và cho đơn thuốc kháng sinh, về uống thì thấy đỡ hẳn, ko ho nữa. Bác sỹ nói do phản ứng phụ của thuốc Huyết áp nên cho thuốc kháng sinh. Nhưng gần đây lại bắt đầu ho lại, ho dai hơn và có vẻ nặng hơn. Đi khám lại BS trước và lấy thuốc về uống vẫn ko đỡ, có vẻ như nhờn thuốc.
    Các bác cho em hỏi có chỗ nào khám và chữa ho hiệu quả ko ạ hay thuốc ho nào chỉ giúp em với? E có tham khảo vài cách chữa ho dân gian trên mạng nhưng có vẻ cũng ko ăn thua

    1. Ducphuc
      Ducphuc says:

      E có cách này mách đồng chí làm cho bác dùng thử đảm bảo hiệu quả : Quất xanh cắt lát, cho ít mật ong vào, vài hạt muối rồi hấp cách thủy lên. Ngậm nhiều lần trong ngày. Ngon hơn ăn kẹo và rất hiệu nghiệm cho cả người lớn và trẻ con

    2. Văn Ngọc
      Văn Ngọc says:

      Mẹ e cũng bị ho khan mãn tính, thấy bà lấy lá đậu ván, lá chanh đào xao lên rồi hạ thổ uống dần, thấy cũng hiệu quả đấy ạ. Đêm đêm không còn thấy tiếng ho nữa bác thử xem sao ạ. E thấy các cụ bây giờ có tuổi rồi, tốt nhất cứ nên hạn chế kháng sinh

    3. Poke1
      Poke1 says:

      E thay o tren co nguoi mach dung ich phe nam cua trung tam thuoc dan toc hay bac thu cho ba cu den day kham lay thuoc ve dung xem the nao .Bay gio cac cu la suc de khang kem nen tot nhat chua theo dong y no cung co tac dung boi bo co the chu cu uong khang sinh vao hai nguoi lam

    4. Vương Trường Long
      Vương Trường Long says:

      Vâng em cám ơn các bác. Hôm rồi em có đưa bà cụ nhà em qua chỗ thuốc dân tộc cơ sở ở nguyễn thị định khám nay bà cụ nhà em dùng thuốc cũng được 3 hôm nay rồi thấy cụ cũng đỡ ho bác sĩ ở đấy thì em thấy khá là nhiệt tình, còn hiệu quả chữa ho thì chắc phải ngoài 1 tuần thì em mới đánh giá được

    5. Cao Hiển
      Cao Hiển says:

      Mỗi lần tôi chạy xe đường dài lên miền ngược về là lại ho, đau họng, lụ khụ như kiểu bị ho kinh niên, có khi cả tháng k hết. Tương kháng sinh vào thì vừa mệt vừa buồn ngủ. Tôi cũng có đang tìm hiểu về bài thuốc chữa ho của đơn vị thuốc dân tộc. Vậy k biết bác gái dùng thuốc đấy có hết hẳn ho k tôi muốn tham khảo ý kiến của mọi người để dùng. Mong bạn chia sẻ thêm thông tin. Tôi cảm ơn!

    6. Vương Trường Long
      Vương Trường Long says:

      Thuốc đấy tốt thật bác ạ. Sau đợt đầu lấy thuốc uống hơn chục hôm là bà cụ nhà em k còn tiếng ho nào nhưng bác sĩ ở đấy có tư vấn là mới cắt triệu chứng thôi chứ để điều trị dứt điểm với đề phòng tái phát là cần phải cho bà cụ nhà em dùng thêm 1 đợt khoảng 1-2 tháng nữa vì bà cụ nhà em sức khỏe cũng yếu, lại k ăn được mà lại thêm cả huyết áp nên dùng thuốc để tăng sức đề kháng lên. Thế là em lấy cho bà nhà em thêm 2 tháng thì mấy tháng nay k thấy bà cụ ho hắng gì mà lại ăn được ngủ được sức khỏe tốt lên hẳn. Bác tốt nhất đến khám sớm mà lấy thuốc điều trị đi chứ cái ho này em thấy cứ để dai dẳng mệt mà rộc hết cả người

    7. Cao Hiển
      Cao Hiển says:

      Xin hỏi tiền thuốc hết nhiều không phiền anh thông tin lại cho tôi chuẩn bị? Với tôi hỏi là tôi đến khám thì có cần phải hẹn trước không hay thế nào?

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hướng dẫn 6 cách trị ho bằng lê mau khỏi nhất

Ho thường kéo dài và việc điều trị bằng thuốc Tây là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, nếu lạm…

Không ho nhưng có đờm ở cổ họng Vì Sao Không Ho Nhưng Có Đờm Ở Cổ Họng? Cần Làm Gì?

Không ho nhưng có đờm ở cổ họng là tình trạng rất nhiều người gặp phải, đặc biệt là vào…

Bé có đờm ở cổ họng nhưng không ho là bị gì & cách trị? Bé có đờm ở cổ họng nhưng không ho là bị gì & cách trị?

Bé có đờm nhưng không ho là dấu hiệu của những bệnh lý về đường hô hấp và số ít…

Bệnh ho gà có lây không, qua đường nào? [Hỏi – Đáp]

Bệnh ho gà có lây không là thắc mắc của rất nhiều người. Trên thực tế, đây là căn bệnh…

Ho có lây không? Cách phòng ngừa ho như thế nào cho hiệu quả? [ĐỪNG BỎ QUA]

Ho do nhiễm trùng (virus, vi khuẩn) có thể lây trực tiếp qua đường hô hấp hoặc lây gián tiếp…

Chia sẻ
Bỏ qua