Bệnh viêm phế quản
Viêm phế quản là một trong những bệnh lý đường hô hấp nhiều người mắc phải. Nhận biết bất thường sớm và điều trị sẽ giúp bệnh nhân phòng được biến chứng.
Tổng quan
Viêm phế quản hay còn gọi là viêm phế quản phổi, viêm khí phế quản, là tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở ống phế quản.
Phế quản nằm ở vị trí trung gian, kết nối đường hô hấp và phổi, đảm nhận vai trò lưu thông không khí. Tình trạng sưng viêm, sản sinh nhiều chất nhầy bên trong phế quản gây ho và nhiều biểu hiện bất thường.
Xem thêm: Bé bị viêm phế quản thở khò khè có nguy hiểm không?
Phân loại
Viêm phế quản được chia thành 2 dạng chính:
- Viêm phế quản cấp tính: Xảy ra trong khoảng 6 tuần, sau đó thuyên giảm.
- Viêm phế quản mãn tính: Tái đi tái lại nhiều lần, kéo dài có thể hơn 2 năm. Bệnh khiến bệnh nhân ho dai dẳng, ảnh hưởng đến công việc, đời sống và sức khỏe.
Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ
- Nhiễm khuẩn, virus đường hô hấp: Liên quan đến các virus cúm, virus cảm lạnh, vi khuẩn gây bệnh vùng hầu họng.
- Ảnh hưởng bệnh tai-mũi-họng: Người mắc bệnh viêm tai-mũi-họng không điều trị đúng cách.
- Thói quen không lành mạnh: Lạm dụng thuốc lá khiến cơ thể dung nạp quá nhiều nicotin trong khói thuốc.
- Do trào ngược dạ dày: Dịch vị tiêu hóa cùng với thức ăn trào ngược lên thực quản khiến niêm mạc bị bào mòn, viêm nhiễm đường hô hấp.
- Đề kháng kém: Cơ thể người bệnh có sức đề kháng kém dễ.
- Các nguyên nhân khác: Làm việc trong môi trường ô nhiễm, nhiều độc tố, bụi bẩn.
Triệu chứng và chẩn đoán
Triệu chứng bệnh viêm phế quản:
Viêm phế quản cấp:
- Ho khan, ho từng cơn kéo dài, nóng rát cổ họng, khàn tiếng, vùng xương ức đau.
- Đờm nhiều, có màu trắng, vàng đôi khi xanh hoặc trắng đục.
- Có thể bị sốt hoặc không sốt, một số sốt nhẹ.
Viêm phế quản mãn tính:
- Đờm nhớt ở cổ họng, tái phát thường xuyên.
- Ho khan, ho có đờm màu trắng, có bọt, đờm đặc hơn theo thời gian, dần chuyển vàng và trắng đục như mủ.
- Khó thở.
- Cơ thể xanh xao, sụt cân, tim đập nhanh,...
Chẩn đoán bệnh viêm phế quản:
Khám lâm sàng: Kiểm tra bên ngoài, thăm hỏi tiền sử bệnh lý, triệu chứng, bệnh nền,...
Khám cận lâm sàng:
- Chụp X quang phổi.
- Xét nghiệm máu.
- Nội soi tai-mũi-họng, dạ dày.
Gợi ý:Trẻ Bị Viêm Phế Quản Ho Nhiều - Cách Khắc Phục Hiệu Quả
Biến chứng và tiên lượng
Biến chứng viêm phế quản cấp:
- Nhiễm trùng thứ cấp: Viêm tai giữa, viêm xoang, phổi hoặc thậm chí là nhiễm trùng máu. Trường hợp nhiễm virus có mức độ viêm nhiễm nặng nề hơn.
- Viêm phổi: Bệnh về đường hô hấp. Thường gặp ở trẻ em và người cao tuổi, liên quan đến viêm nhiễm phế quản do virus.
Biến chứng viêm phế quản mãn tính:
- Khó thở
- Ho ra máu
- Tràn khí màng phổi
- Suy hô hấp
- Bệnh đường thở phản ứng, chứng Cor Pulmonale, đa hồng cầu, khí phế thũng.
Điều trị
- Thuốc Phenylephrine, Pseudoephedrine hoặc Oxymetazoline: thông mũi, giảm sưng, điều trị viêm nhiễm.
- Thuốc Guaifenesin giúp long đờm, tan đờm nhớt.
- Thuốc Acrtaminophen, Ibuprofen giảm đau nhẹ.
- Thuốc Ipratropium giúp giãn phế quản hỗ trợ khi thông đường thở.
Đọc thêm:Thuốc Nam trị viêm phế quản mãn tính có hiệu quả không?
Phòng ngừa
- Điều chỉnh chế độ ăn uống hàng ngày. Hạn chế sử dụng rượu bia, đồ uống chứa cồn.
- Không nên hút thuốc lá, hạn chế đến những nơi ô nhiễm.
- Tập luyện thể dục, rèn luyện thể chất.
- Sử dụng khẩu trang khi đến nơi đông người.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ.
Những câu hỏi quan trọng khi gặp bác sĩ
1. Bệnh viêm phế quản có thể chữa dứt điểm được không?
2. Uống thuốc gì để điều trị bệnh viêm phế quản?
3. Bệnh viêm phế quản có lây truyền được không? Qua những đường nào?
4. Viêm phế quản do virus và vi khuẩn gây bệnh khác nhau như thế nào?
5. Làm thế nào để phòng ngừa viêm phế quản tái phát?
6. Trẻ em bị viêm phế quản bao lâu thì khỏi?
7. Bị viêm phế quản có tắm nước lạnh được không?
8. Có nên cho trẻ bị viêm phế quản nằm máy lạnh không?
Tham khảo thêm:
- Hướng Dẫn Chi Tiết Cách Chăm Sóc Trẻ Bị Viêm Phế Quản
- Bệnh viêm phế quản cấp: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách trị
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!