Bệnh Lệch Vách Ngăn Mũi

Bác sĩ phụ trách

BÁC SĨ PHAN ĐÌNH LONG

Cố vấn Chuyên môn

Lệch vách ngăn mũi là một dạng tổn thương cấu trúc mũi phổ biến. Tùy theo mức độ lệch nhẹ hay nặng để áp dụng phương pháp điều trị phù hợp. 

Tổng quan

Lệch vách ngăn mũi (Nasal septum deviation) là tình trạng vách ngăn mũi bị cong vẹo, lệch hẳn sang một bên, làm thu hẹp kích thước của 1 bên khoang mũi so với bên còn lại.

Tổng quan
Lệch vách ngăn mũi là tình trạng vách ngăn chia mũi bị vẹo lệch sang 1 hoặc cả 2 bên

Phần lớn các trường hợp bị lệch vách ngăn mũi với tỷ lệ nhỏ không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Tuy nhiên, một số trường hợp tiến triển lâu ngày làm tăng nguy cơ mắc các bệnh đường hô hấp.

Gợi ý: Viêm xoang trán có nguy hiểm không? Cách ngăn chặn biến chứng

Phân loại

Dựa vào mức độ lệch của vách ngăn mũi, tình trạng này được phân chia làm 4 dạng chính gồm:

  • Lệch 1 bên mũi đơn thuần: Hay còn gọi là vẹo vách ngăn hình chữ C. Tức là vách ngăn bị vẹo hẳn sang 1 bên trái hoặc phải.
  • Lệch 2 bên: Hay còn được gọi vẹo vách ngăn hình chữ S. Lúc này, từng đoạn vách ngăn vẹo sang cả 2 bên trái và phải khá phức tạp.
  • Gai mào vách ngăn: Là tình trạng xảy ra ở phần tiếp giáp giữa sụn vách ngăn và xương. Khi phần gai mào chạm đến mũi niêm mạc sẽ làm tổn thương các mạch máu, dẫn đến chảy máu, đau nhức dữ dội.
  • Dày chân vách ngăn: Là tình trạng hốc mũi bị thu hẹp lại do phần xương ở phần thấp của vách ngăn dày lên.

Phân loại
Lệch mũi chữ C, chữ S hoặc gai mào vách ngăn... là những dạng lệch vách ngăn mũi phổ biến

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Nguyên nhân

  • Các tổn thương mũi: Tai nạn giao thông, tai nạn lao động, chấn thương mạnh khi chơi thể thao, trẻ em vui đùa, chạy nhảy bị té ngã,...
  • Dị tật bẩm sinh: Có thể do gen di truyền hoặc thiếu hụt dinh dưỡng khiến xương sụn mũi yếu và được biểu hiện rõ ràng sau khi sinh cho đến khi trưởng thành.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ
Chấn thương do va chạm mạnh, tai nạn gây lệch vách ngăn mũi nghiêm trọng cần cấp cứu xử lý ngay

Yếu tố nguy cơ

  • Tuổi tác cao, lão hóa: Theo thời gian, cấu trúc mũi dần vẹo lệch hẳn sang 1 bên mà không hề có dấu hiệu báo trước nào.
  • Viêm nhiễm: Ảnh hưởng từ các bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp. Cộng với thói quen dùng tay quẹt mũi thường xuyên, nhất là ở trẻ sơ sinh & trẻ nhỏ.
  • Phẫu thuật nâng mũi thất bại: Nâng mũi thất bại khiến vách ngăn mũi bị lệch sang một bên, cánh mũi một bên bị thu hẹp lại kèm theo nhiều hệ lụy khác.

Tham khảo thêm: Viêm xoang gây ù tai - Biến chứng của bệnh lý gì?

Triệu chứng và chẩn đoán

Các dấu hiệu thường thấy ở bệnh lệch vách ngăn mũi có thể kể đến như:

  • Nghẹt mũi: Người bệnh có cảm giác khó thở ở 1 bên hoặc cả 2 bên mũi.
  • Khó thở, thở ra tiếng: Do 1 bên ống mũi bị hẹp hơn nên khi không khí đi qua sẽ chậm hơn, gây khó thở và phát ra tiếng.
  • Đau mũi: Vách ngăn mũi bị vẹo khiến mũi dễ bị tắc nghẽn ở 1 hoặc cả 2 bên lỗ mũi.
  • Chảy máu cam: Tình trạng lệch vẹo kéo dài khiến bề mặt này trở nên khô hơn, dễ gây chảy máu cam.
  • Đau nửa đầu: Tùy theo vách ngăn mũi bị lệch sang bên nào thì nguy cơ gây đau nửa đầu sẽ xảy ra ở bên đó hoặc có thể đau cùng lúc cả 2 bên.
  • Chảy dịch mũi sau: Chất nhầy được sản sinh ra nhưng không thể thoát hết sẽ ứ đọng lại bên trong, gây ra hiện tượng chảy dịch mũi sau.
  • Nhiễm trùng xoang: Kèm theo các triệu chứng nhiễm trùng xoang khi bị lệch vách ngăn mũi.
  • Hay nằm ngủ nghiêng: Người bị lệch vách ngăn mũi có xu hướng chọn nằm ngủ tư thế nghiêng hẳn sang một bên để cảm thấy dễ thở hơn.
  • Một số triệu chứng khác: biến dạng tháp mũi, suy giảm khứu giác, hắt hơi thường xuyên...

Lệch vách ngăn mũi
Vách ngăn mũi bị lệch gây tắc nghẽn, khó thở, chảy máu cam, đau nhức...

Dựa vào các triệu chứng lâm sàng kể trên, bác sĩ chuyên khoa sẽ đánh giá sơ bộ vấn đề sức khỏe bệnh nhân đang gặp phải. Đồng thời, quan sát bằng đèn soi chuyên hoặc nội soi mũi để đánh giá toàn bộ cấu trúc bên trong mũi.

Ngoài ra, một số trường hợp lệch vách ngăn mũi phức tạp và nghiêm trọng hơn sẽ được chỉ định chẩn đoán cận lâm sàng khác gồm:

  • Chụp X quang
  • Chụp MRI và CT
  • Đo sóng âm
  • Đo khí mũi kế (rhinomanometric)

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ
Chẩn đoán lệch vách ngăn mũi bằng nội soi hoặc các xét nghiệm hình ảnh cần thiết

Biến chứng và tiên lượng

Tình trạng này kéo dài còn làm tăng nguy cơ gặp nhiều vấn đề sức khỏe như:

  • Tắc nghẽn kéo dài gây ứ đọng dịch bên trong mũi xoang, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây viêm xoang (viêm xoang mũi, viêm xoang hàm, viêm xoang trán, ...);
  • Ảnh hưởng sức khỏe thể chất, xáo trộn giấc ngủ ban đêm;
  • Thở bằng miệng thường xuyên gây khô miệng và tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe về đường tiêu hóa;

Điều trị

1. Điều trị nội khoa

Dựa theo triệu chứng bệnh, bác sĩ sẽ kê toa thuốc phù hợp với các loại phổ biến như:

  • Thuốc làm co mạch tại chỗ giúp giảm thiểu mức độ nghẹt mũi;
  • Thuốc chống dị ứng, thuốc kháng histamine;
  • Thuốc thông mũi, giãn mũi;
  • Thuốc chống xung huyết;
  • Thuốc chống viêm Corticoid dạng xịt hoặc uống;
  • Dung dịch xịt mũi, rửa mũi sinh lý có chứa nước muối biển sâu;

Lưu ý: Việc dùng thuốc cần tuân thủ tuyệt đối chỉ định của bác sĩ.

Điều trị
Dùng thuốc giúp hỗ trợ cải thiện triệu chứng tạm thời do lệch vách ngăn mũi gây ra

2. Điều trị ngoại khoa

Phẫu thuật là hướng điều trị tốt nhất hiện nay dành cho bệnh nhân bị lệch vách ngăn mũi. Phương pháp này nhằm mục đích chỉnh sửa, tạo hình lại vách ngăn về đúng vị trí ban đầu, chấm dứt các triệu chứng liên quan và phục hồi chức năng đường hô hấp.

Điều trị
Phẫu thuật tạo hình chỉnh sửa vách ngăn mũi bị lệch là phương pháp điều trị tối ưu nhất

Quy trình phẫu thuật được thực hiện theo các bước như sau:

  • Bước 1: Bệnh nhân sẽ được yêu cầu ngưng sử dụng các loại thuốc giảm đau, chống viêm trước phẫu thuật ít nhất 2 tuần, không hút thuốc lá.
  • Bước 2: Tiến hành phẫu thuật, bệnh nhân được gây mê để tránh đau đớn.
    • Sử dụng các thiết bị, dụng cụ chuyên dụng tiếp cận đến vách ngăn mũi bị vẹo và và cắt bỏ bớt phần xương, sụn dư thừa gây lệch.
    • Sau đó nắn chỉnh tạo hình vách ngăn thẳng trở lại đúng vị trí ban đầu. Có thể chèn thêm nẹp silicon có tác dụng nâng đỡ vách ngăn.
  • Bước 3: Bệnh nhân lưu lại bệnh viện ít nhất 24 tiếng để theo dõi tình trạng sức khỏe.

Khi về nhà, bệnh nhân cần được chăm sóc tích cực để sớm phục hồi và hạn chế biến chứng nhiễm trùng.

  • Tránh thực hiện các động tác sờ, chạm, cho ngón tay vào mũi, xì mũi, véo mũi hay va chạm mạnh;
  • Vận động nhẹ nhàng để nâng cao thể trạng;
  • Khi nằm ngủ nên giữ cao đầu;
  • Nên mặc áo có nút cài thay vì áo chui đầu để tránh tác động đến mũi;
  • Ăn uống đủ chất, ưu tiên những món dễ tiêu hóa và giàu dinh dưỡng;
  • Tái khám ngay khi gặp các bất thường;

Đọc thêm: Viêm Xoang Khạc Ra Máu Nguy Hiểm Như Thế Nào?

Phòng ngừa

Để phòng tránh bệnh hiệu quả, bạn có thể áp dụng một số cách sau đây:

  • Hạn chế tối đa các tác động mạnh có khả năng gây chấn thương mũi.
  • Lái xe an toàn, đội nón bảo hiểm đối với xe máy, thắt dây an toàn đối với xe ô tô.
  • Đối với nguy cơ lệch vách ngăn mũi trong quá trình sinh nở, chú ý quá trình xổ thai đúng tư thế hoặc sử dụng dụng cụ can thiệp đúng kỹ thuật.
  • Cân nhắc kỹ lưỡng trước khi thực hiện phẫu thuật nâng mũi, chọn những nơi uy tín, đáng tin cậy.

Phòng ngừa
Tránh những tác động mạnh gây tổn thương mũi là giải pháp phòng ngừa lệch vách ngăn mũi đơn giản nhất

Những câu hỏi quan trọng khi đi khám

1. Nguyên nhân khiến tôi bị lệch vách ngăn mũi?

2. Tôi bị lệch vách ngăn mũi có nghiêm trọng không?

3. Tôi cần làm những xét nghiệm nào để chẩn đoán mức độ lệch vách ngăn mũi?

4. Tiên lượng đối với tình trạng lệch vách ngăn mũi của tôi như thế nào?

5. Nếu tôi không điều trị liệu vách ngăn mũi bị lệch có tự phục hồi không?

6. Phương pháp điều trị tốt nhất dành cho trường hợp của tôi?

7. Bị lệch vách ngăn mũi khi nào cần phẫu thuật? Có rủi ro nào hay không?

8. Nếu chỉ dùng thuốc có chữa khỏi tình trạng lệch vách ngăn mũi không?

9. Thời gian điều trị lệch vách ngăn mũi mất bao lâu?

10. Tôi có thể bị tái lệch vách ngăn mũi sau điều trị không?

Lệch vách ngăn mũi là vấn đề sức khỏe phổ biến và khó tránh khỏi. Chỉ những trường hợp lệch vách ngăn mũi nghiêm trọng mới cần phải can thiệp điều trị. Nhưng tốt nhất hãy tự nâng cao ý thức bảo vệ cấu trúc mũi để bảo tồn chức năng và tính thẩm mỹ tự nhiên.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Polyp dây thanh quản Bệnh Polyp Dây Thanh Quản
Polyp dây thanh quản là bệnh lý tai mũi họng thường gặp. Bệnh gây ảnh hưởng trực tiếp đến giọng nói của bệnh nhân nếu không điều trị sớm. Bất…
Bệnh Viêm Mủ Màng Phổi
Viêm mủ màng phổi là một trong những dạng nhiễm…
Bệnh Bạch Hầu Thanh Quản
Bạch hầu thanh quản có thể xảy ra do nhiễm…
Bệnh viêm họng mãn tính
Bệnh viêm họng mãn tính xảy ra khi nhiễm trùng…
Bệnh viêm VA

Viêm VA là một trong số các vấn đề hô hấp thường gặp hiện nay. Bệnh gây ảnh hưởng nghiêm…

Bệnh Viêm Màng Nhĩ

Viêm màng nhĩ là bệnh nhiễm trùng phổ biến, thường xảy ra ở trẻ em do cấu trúc ống tai…

Bệnh Phì Đại Cuốn Mũi

Phì đại cuốn mũi là một trong những bệnh lý tai mũi họng phổ biến. Các triệu chứng bệnh trong…

Hen suyễn Bệnh Hen Suyễn

Hen suyễn là bệnh mạn tính về đường hô hấp, chủ yếu là ở phổi. Bệnh xảy ra phổ biến…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

BÁC SĨ PHAN ĐÌNH LONG

Cố vấn Chuyên môn

[ads_sidebar]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua