Bệnh Meniere (rối loạn thính lực)

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Meniere là một dạng rối loạn tai trong gây suy giảm thính lực đột ngột. Có thể là dấu hiệu của một tình trạng suy nhược, đặc trưng bởi các đợt ù tai, hoa mắt, mất thăng bằng, nôn ói và giảm thính lực. Tuy nguy hiểm nhưng bệnh Meniere có thể điều trị được. Một số lựa chọn điều trị phổ biến gồm dùng thuốc, điều chỉnh lối sống hoặc phẫu thuật. 

Bệnh Meniere là rối loạn tai trong gây suy giảm thính lực kèm theo chóng mặt, ù tai

Tổng quan

Bệnh Meniere (Meniere's disease) là rối loạn tai trong và hệ thống nội dịch gây cảm giác mất thăng thằng, chóng mặt, hoa mắt, ù tai kèm theo suy giảm thính lực. Tình trạng này được xác định có liên quan đến sự gia tăng áp suất chất lỏng gồm dịch và các ion nội mô bên trong tai. Hiện tượng này còn được gọi là chứng phù nước nội dịch vô căn.

Bất kỳ ai cũng có nguy cơ mắc bệnh Meniere, không phân biệt tuổi tác hay giới tính. Bệnh thường ảnh hưởng đến những người lớn tuổi từ 40 - 60 tuổi hoặc trẻ em nếu kèm theo sự phát triển bất thường của tai trong. Ước tính có khoảng 10 - 150/100.000 ca mắc hàng năm. Trong đó, có khoảng 7 - 10% dân số có tiền sử gia đình mắc bệnh lý này.

Phân loại

Bệnh Meniere rối loạn thính lực được phân chia làm 3 dạng chính gồm:

Bệnh Meniere cổ điển là dạng bệnh phổ biến nhất

  • Meniere thủy dịch cổ điển: Đây là dạng phổ biến nhất, xảy ra ở hầu hết các trường hợp phát hiện bệnh Meniere. Bệnh đặc trưng bởi những đợt bộc phát chóng mặt, ù tai, suy giảm thính lực trong vài phút hoặc vài giờ. Có thể kèm theo buồn nôn, nôn ói. Đặc biệt, dạng Meniere cổ điển chỉ gây ảnh hưởng đến 1 bên tai.
  • Meniere tái phát: Dạng Meniere tái phát được đánh giá nghiêm trọng hơn. Đặc trưng với các đợt hoa mắt, ù tai và chóng mặt liên tục, buồn nôn và nôn dữ dội. Ảnh hưởng của suy giảm thính lực và điếc có thể ảnh hưởng đến cả hai bên.
  • Meniere nội dịch: Là tình trạng tràn dịch nội dịch ở tai trong, tuy nhiên dạng này ít khi xảy ra. Đặc trưng với các biểu hiện như chóng mặt, ù tai và mất thính giác đột ngột. Mỗi đợt bùng phát triệu chứng thường kéo dài từ vài phút đến vài giờ và chỉ ảnh hưởng đến một bên tai.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Bệnh Meniere được đặt tên theo vị bác sĩ người Pháp Prospere Meniere. Ông là người đầu tiên mô tả các triệu chứng của căn bệnh này. Tuy nhiên, qua nhiều năm nghiên cứu, nguyên nhân chính xác gây ra Meniere vẫn chưa được xác định rõ ràng.

Căng thẳng kéo dài gây rối loạn nội tiết làm tăng áp suất tai trong gây ra bệnh Meniere

Nhưng đã có nhiều giả thuyết liên quan đến sự phát triển của các triệu chứng Meniere. Bao gồm:

  • Tăng áp suất tai trong: Hệ thống dẫn lưu của tai trong bị tắc nghẽn bởi ráy tai, nhiễm trùng hoặc khối u làm gia tăng áp suất của chất dịch lỏng bên trong tai trong.
  • Bất thường về cấu trúc tai trong: Tình trạng này có thể xuất phát do bẩm sinh, đột biến gen, thiểu sản cống tiền đình, chấn thương cơ học hoặc tích tụ canxi quá mức trong tai trong gây ra.
  • Stress & lo lắng: Thần kinh căng thẳng kéo dài là nguyên nhân gây rối loạn nội tiết tố, khiến cơ thể sản xuất số lượng lớn hormone gây ảnh hưởng đến chức năng tai trong và gia tăng áp suất. Khi có đủ 2 điều kiện này sẽ gây ra bệnh Meniere.
  • Một số yếu tố khác:
    • Dị ứng;
    • Rối loạn tự miễn;
    • Thay đổi nội tiết tố;
    • Ăn uống thiếu chất, nhiều muối;

Triệu chứng và chẩn đoán

Triệu chứng 

Bệnh Meniere là rối loạn mãn tính ảnh đặc trưng với các dấu hiệu điển hình sau:

  • Hoa mắt, chóng mặt kéo dài;
  • Cảm giác lắc lư, quay cuồng và dễ mất thăng bằng;
  • Mất thính lực;
  • Ù tai;
  • Cảm giác đầy và nặng bên trong tai;

Bệnh Meniere đặc trưng với các đợt ù tai, hoa mắt, giảm thính lực kéo dài vài phút đến vài tiếng

Ngoài các triệu chứng chính này, bệnh Meniere có thể có hoặc không có các triệu chứng kèm theo sau:

  • Buồn nôn, nôn ói;
  • Đau đầu;
  • Đau bụng;

Thông thường, các đợt triệu chứng này chỉ kéo dài từ 20 phút đến 12 tiếng, thường sẽ không quá 24 tiếng.

Chẩn đoán

Chẩn đoán bệnh Meniere được thực hiện dựa trên đánh giá các triệu chứng lâm sàng, khai thác tiền sử bệnh lý và kiểm tra thần kinh. Đối với bệnh lý này, Hội Hàn lâm Hầu họng và Đầu cổ Hoa Kỳ (AAO-HNS) đã đưa ra các tiêu chuẩn chẩn đoán có cơ sở và được áp dụng phổ biến trong y khoa.

Cụ thể như sau:

  • Xuất hiện ít nhất 2 cơn chóng mặt tự phát, mỗi đợt kéo dài ít nhất 20 phút;
  • Ù tai nặng;
  • Thường xuyên nghe thấy âm thanh lớn trong tai;

Kiểm tra thính giác và đo chức năng tiền đình giúp phát hiện bất thường tai trong, chẩn đoán bệnh Meniere

Một số kiểm tra khác được chỉ định áp dụng chẩn đoán Meniere như:

  • Bài kiểm tra đo độ to của âm thanh mà bạn nghe được giữa nhiều âm thanh khác nhau;
  • Kiểm tra chức năng tiền đình nhằm đo chức năng tai trong và mức độ đo lường, chuyển động mắt;
  • Các kiểm tra hình ảnh như chụp MRI, CT scan giúp phát hiện các dấu hiệu bất thường trong tai trong;
  • Đo Electrocochleography (ECOG) nhằm đo các hoạt động điện của tai trong;
  • Xét nghiệm sinh hóa và huyết học nhằm phát hiện kháng thể kháng tai trong giúp chẩn đoán Meniere;

Chẩn đoán bệnh Meniere được xác định là một quá trình khá phức tạp, vì rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Do đó, bệnh nhân cần phối hợp với bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để có kết quả chính xác nhất. Dựa vào chẩn đoán, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.

Biến chứng và tiên lượng

Bệnh Meniere là một tình trạng mãn tính về rối loạn thính lực, có tính chất tái phát nhiều lần nên không thể điều trị khỏi dứt điểm. Việc áp dụng tích cực các biện pháp y tế chủ yếu giúp cải thiện triệu chứng và giúp cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân.

Những trường hợp mắc bệnh Meniere ngày càng nghiêm trọng, cả hai tai đều bị suy giảm thính lực sẽ gây ra nhiều hệ lụy khó lường như:

  • Tăng nguy cơ gặp phải các mối nguy hiểm như té ngã, gặp tai nạn, đe dọa tính mạng do chóng mặt và mất thăng bằng đột ngột;
  • Mất thính giác kéo dài, thậm chí gây điếc vĩnh viễn;
  • Ảnh hưởng nặng nề đến tâm lý người bệnh, gây lo lắng, bất an và rơi vào trầm cảm;

Do đó, để duy trì thính lực và bảo vệ sức khỏe, tính mạng, khuyến khích người bệnh cần tuân thủ các chỉ định điều trị của bác sĩ. Đồng thời, cải thiện lối sống lành mạnh để sớm phục hồi thính lực, phòng ngừa tái phát.

Điều trị

Có 2 biện pháp điều trị chính đối với bệnh gồm:

Điều trị bằng thuốc

Để giảm áp suất tai trong lượng nội dịch quá cao và cải thiện các triệu chứng kèm theo, đa số các trường hợp ưu tiên chọn sử dụng thuốc để đạt kết quả cao và nhanh chóng.

Dùng thuốc giúp giảm áp suất tai trong, cải thiện triệu chứng chóng mặt, ù tai, buồn nôn...

Một số loại thuốc phổ biến được dùng để trị bệnh Meniere như:

  • Thuốc lợi tiểu: Giúp cải thiện làm giảm lượng chất lỏng trong cơ thể, bao gồm cả bên trong tai.
  • Thuốc kháng histamin: Giảm tần suất và mức độ các cơn chóng mặt. Trường hợp chóng mặt ít có thể sử dụng thuốc chống say tàu xe với liều vừa phải.
  • Thuốc chống buồn nôn: Các loại thuốc chống buồn nôn được cân nhắc sử dụng nhiều như Compazine, Ondansetron, Dexamethasone và Phenergan.
  • Thuốc kháng sinh: Thường dùng nhất là Gentamicin tiêm trực tiếp vào khoang tai giữa.

Trường hợp không đáp ứng tốt với các loại thuốc trên, bác sĩ sẽ kê toa nhóm thuốc giúp điều trị các cuộc tấn công đột ngột của Meniere như:

  • Lorazepam (Ativan);
  • Meclizine (Antivert);
  • Diazepam (Valium);
  • Dyazide (Triamterene/HCTZ);
  • Klonopin;

Trị liệu phục hồi chức năng 

Trong thời gian gần đay, Cục FDA đã chấp thuận sử dụng phương pháp điều trị xung áp lực bằng thiết bị Meniett. Thiết bị sử dụng ống thông khí quản để truyền các xung áp suất thẳng vào tai trong. Kết quả của phương pháp này là cải thiện thính giác và giảm đáng kể triệu chứng chóng mặt do bệnh Meniere gây ra.

Phẫu thuật

Trường hợp mắc bệnh Meniere nghiêm trọng, các triệu chứng ngày càng có xu hướng tăng nặng và gây biến chứng. Bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật để xử lý căn nguyên gây bệnh.

Những bệnh nhân mắc bệnh Meniere nghiêm trọng thường được chỉ định phẫu thuật

Một số phương pháp phẫu thuật bệnh Meniere được áp dụng phổ biến như:

  • Thủ thuật túi nội dịch: Là phương pháp cắt bỏ các túi nội dịch nhằm giải phóng chất dịch lỏng. Sau đó, đặt shunt động mạch trong túi để giúp dẫn lưu chất ỏng chảy ra khỏi túi.
  • Phẫu thuật dây thần kinh tiền đình: Dây thần kinh tiền đình có nhiệm vụ giữ thăng bằng và nằm trong hệ thống thính giác. Việc loại bỏ dây thần kinh này giúp cải thiện triệu chứng chóng mặt, nhưng sẽ gây suy giảm thính lực.
  • Phẫu thuật cắt bỏ mê đạo tai: Nhằm kiểm soát sự cân bằng và chức năng tai trong. Phương pháp này thường được chỉ định cho những trường hợp mất thính giác ở 1 bên tai.

Các phương pháp phẫu thuật tuy đem lại hiệu quả cao hơn điều trị nội khoa. Tuy nhiên, chúng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro khó lường. Do đó, cần hết sức cân nhắc trước khi quyết định thực hiện bất kỳ phương pháp phẫu thuật nào.

Phòng ngừa

Để phòng ngừa tái phát hoặc nguy cơ mắc bệnh Meniere, mỗi người cần xây dựng các thói quen sau:

Lối sống lành mạnh, ăn uống khoa học và thư giãn tinh thần, thể chất là cách phòng ngừa bệnh Meniere tốt nhất

  • Tránh căng thẳng, áp lực, tìm đến những kỹ thuật, bộ môn thư giãn như thiền, yoga, hít thở sâu.
  • Hạn chế hoặc tránh tiếp xúc với những tiếng ồn lớn, tốt nhất nên đeo tai nghe chống ồn để bảo vệ tai.
  • Nói không với rượu bia, cà phê và các chất kích thích khác.
  • Xây dựng thực đơn ăn uống khoa học và đủ chất, tăng cường ăn trái cây, rau củ quả, giảm muối, đường, dầu mỡ.
  • Tập thể dục điều độ hàng ngày, vận động rèn luyện thể chất tích cực giúp nâng cao thể trạng, cải thiện Meniere. Ưu tiên các hoạt động nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội, đạp xe...
  • Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, thư giãn đầu óc và ngủ đủ giấc, khoảng 7 - 8 tiếng mỗi đêm.
  • Không hút thuốc lá và tránh xa những môi trường chứa nhiều khói thuốc lá.

Những câu hỏi quan trọng khi đi khám

1. Tôi bị suy giảm thính lực đột ngột kèm theo hoa mắt, mất thăng bằng và ù tai là dấu hiệu của bệnh gì?

2. Tôi mắc bệnh Meniere dạng nào?

3. Tôi cần thực hiện xét nghiệm nào để chẩn đoán bệnh Meniere?

4. Nguyên nhân tại sao tôi mắc bệnh Meniere?

5. Bệnh Meniere có gây điếc vĩnh viễn không?

6. Chữa bệnh Meniere bằng phương pháp nào tốt nhất?

7. Quá trình điều trị bệnh Meniere mất bao lâu thì khỏi hẳn?

8. Tôi cần làm gì và tránh làm gì để hỗ trợ cải thiện triệu chứng Meniere?

9. Bệnh Meniere có tái phát sau điều trị không?

10. Chi phí uống thuốc và phẫu thuật điều trị Meniere tốn bao nhiêu? Có dùng BHYT được không?

Bệnh Meniere gây ảnh hưởng trực tiếp đến thính lực và kèm theo nhiều triệu chứng bất thường. Đối với những trường hợp bị Meniere nặng, cần can thiệp điều trị y tế càng sớm càng tốt để ngăn ngừa các biến chứng khó lường. Tuy nhiên, vì bệnh Meniere không thể chữa khỏi hẳn nên hãy tìm cách quản lý và kiểm soát chặt chẽ, dự phòng tái phát và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Bệnh Hẹp Thanh Quản
Hẹp thanh quản là tình trạng thanh quản bị thu hẹp, gây gián đoạn đường thở, giảm khả năng nói và nuốt. Các tác nhân có thể gây hẹp thanh…
Bệnh viêm họng mãn tính
Bệnh viêm họng mãn tính xảy ra khi nhiễm trùng…
Mất Thính Lực (điếc tai)
Mất thính lực hay điếc tai có thể xảy ra…
Bệnh Ung thư vòm họng
Ung thư vòm họng là một trong những dạng ung…
Bệnh Bạch Hầu Thanh Quản

Bạch hầu thanh quản có thể xảy ra do nhiễm vi khuẩn bạch hầu tại thanh quản hoặc thông qua…

Bệnh Viêm Màng Nhĩ

Viêm màng nhĩ là bệnh nhiễm trùng phổ biến, thường xảy ra ở trẻ em do cấu trúc ống tai…

Polyp mũi Bệnh Polyp Mũi

Polyp mũi là một dạng u lành tính khá phổ biến và cũng là một trong những biến chứng thường…

Viêm mũi dị ứng Bệnh Viêm Mũi Dị Ứng

Viêm mũi dị ứng là bệnh lý hô hấp phổ biến tại Việt Nam. Bệnh không quá nguy hiểm, nhưng…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

[ads_sidebar]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua