Sốt Siêu Vi

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Sốt siêu vi xảy ra khi cơ thể nhiễm virus, thường là vào mùa hè. Cơn sốt virus tương đối lành tính, ít gây nguy hiểm và có thể khỏi sau 7 - 10 ngày. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp khởi phát triệu chứng bội nhiễm nếu không điều trị và chăm sóc đúng cách. Điều trị sốt siêu vi chủ yếu nhằm hạ sốt, cải thiện triệu chứng liên quan và tăng cường sức đề kháng. 

Tổng quan

Sốt siêu vi hay sốt virus (Viral Fever) là cơn sốt do nhiễm virus. Bệnh nhân bị tăng thân nhiệt cao hơn mức bình thường. Sốt siêu vi được xem là một trong những dấu hiệu đặc trưng nhất do nhiễm virus. Ngoài ra, còn kèm theo nhiều biểu hiện khác như đau đầu, buồn nôn, ói mửa, nóng rát mắt, đau nhức toàn thân...

Sốt siêu vi là tình trạng sốt cấp tính do nhiễm virus

Sốt siêu vi phổ biến ở cả trẻ em và người lớn do hệ miễn dịch kém, dễ dàng bị virus tấn công. Bất kỳ vị trí nào trong cơ thể cũng có thể bị nhiễm virus và gây sốt siêu vi như nhiễm trùng phổi, đường ruột, đường dẫn khí... Bản chất của sốt siêu vi là phản ứng miễn dịch của cơ thể nhằm chống lại các loại virus xâm nhập và phát triển trong cơ thể.

Tùy theo từng loại virus gây sốt mà các triệu chứng bệnh được biểu hiện khác nhau. Chẳng hạn như sốt kèm theo mệt mỏi, đau họng, nghẹt mũi, sổ mũi, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, buồn nôn, đau mắt, nổi hạch... thậm chí co giật. Hầu hết các trường hợp sốt siêu vi có thể tự khỏi sau 5 - 7 ngày nhiễm virus.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Nguyên nhân

Một số chủng virus thường gặp gây sốt siêu vi như:

  • Adenovirus
  • Enterovirus
  • Rhinovirus
  • Arbovirus
  • Virus Sar-CoV2
  • Virus cúm A, B và C
  • Norovirus
  • Rotavirus
  • ...

Tùy theo chủng virus sẽ gây ra nhiều bệnh lý khác nhau, tuy nhiên triệu chứng sốt có thể phát triển tương tự.

Nhiễm virus là nguyên nhân hàng đầu gây ra sốt siêu vi với hơn 200 chủng khác nhau

Sốt siêu vi là do nhiễm virus thông qua lây lan trực tiếp từ người sang người hoặc gián tiếp khi tiếp xúc với chất dịch tiết của người nhiễm virus khi họ hắt hơi, ho, nói chuyện. Virus sau khi xâm nhập vào cơ thể, chúng sẽ mất khoảng 16 - 48 tiếng để ủ bệnh và chuyển sang giai đoạn nhiễm trùng, bùng phát triệu chứng kèm theo sốt cao.

Cụ thể một số con đường nhiễm virus gây sốt siêu vi như:

  • Sử dụng đồ ăn, thức uống nhiễm virus gây nhiễm trùng đường ruột;
  • Hít phải giọt bắn chứa virus do tiếp xúc gần với người bị cúm, cảm lạnh khi họ hắt hơi, ho hoặc cười nói;
  • Bị côn trùng nhiễm virus cắn, chẳng hạn như sốt xuất huyết hoặc bệnh dại;
  • Nhiễm virus viêm gan B hoặc HIV do truyền máu từ người hiến có chứa virus;

Yếu tố nguy cơ 

Bất kỳ đối tượng nào cũng có thể bị sốt siêu vi do nhiễm các chủng virus ở mọi cơ quan trong cơ thể như virus đường tiêu hóa, đường ruột, sốt xuất huyết, thần kinh, ngoại ban, virus lây qua đường tình dục... Vào một thời điểm thuận lợi, bất kỳ ai cũng có thể nhiễm virus, nhưng phổ biến nhất là các đối tượng dưới đây:

  • Trẻ nhỏ < 5 tuổi hoặc người lớn > 65 tuổi có hệ miễn dịch kém;
  • Phụ nữ mang thai;
  • Cảm lạnh, cảm cúm;
  • Người mắc các bệnh lý nền như tiểu đường, hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), viêm phế quản, viêm họng hạt...;
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu;
  • Bị suy giảm hệ thống miễn dịch bẩm sinh hoặc do các tác nhân như dùng thuốc ức chế miễn dịch, ung thư, HIV/AIDS;

Triệu chứng và chẩn đoán

Triệu chứng 

Sốt siêu vi thường có các dấu hiệu điển hình sau:

Bệnh nhân sốt siêu vi thường có các biểu hiện như sốt cao, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi và phát ban sau 2 - 3 ngày

  • Sốt > 39 độ C
  • Ớn lạnh
  • Đau đầu
  • Vã mồ hôi
  • Mất nước
  • Đau nhức cơ bắp
  • Ăn uống kém
  • Mệt mỏi
  • Phát ban sau 2 - 3 ngày

Những triệu chứng sốt siêu vi thường khá lành tính, hiếm khi tiến triển nghiêm trọng. Thường chỉ kéo dài tối đa vài ngày sẽ tự thuyên giảm và biến mất.

Chẩn đoán 

Sốt virus và sốt do vi khuẩn thường có các triệu chứng tương tự nhau. Do đó, trước khi điều trị sốt siêu vi, bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán sốt virus bằng cách loại trừ vi khuẩn.

Chẩn đoán sốt siêu vi thông qua đánh giá triệu chứng lâm sàng kết hợp với xét nghiệm nhiễm virus

  • Khám lâm sàng: Đánh giá các triệu chứng lâm sàng, kiểm tra thể trạng sức khỏe của bệnh nhân.
  • Xét nghiệm nhiễm virus: Thu thập mẫu mô hoặc dịch trong cơ thể mang đi xét nghiệm, tìm kiếm sự hiện diện của virus như DNA, RNA hoặc kháng thể, kháng nguyên. Tùy từng trường hợp mà bạn sẽ các mẫu phẩm khác nhau như: máu, nước bọt, dịch đờm, tế bào trong mũi hoặc vòm họng, nước tiểu, phân, mô da...
  • Xét nghiệm hình ảnh: Rất ít trường hợp sốt siêu vi phải thực hiện các xét nghiệm hình ảnh. Tuy nhiên, nếu nghi ngờ virus gây nhiễm trùng trong phổi, não hoặc các cơ quan nội tạng khác, bệnh nhân cần phải siêu âm, chụp X quang, CT scan, MRI nhằm đánh giá mức đọ ảnh hưởng của virus đến cơ thể.

Sốt siêu vi cần được chẩn đoán phân biệt với tình trạng tăng nhiệt độ cơ thể sinh lý do căng thẳng, phấn khích quá mức, ăn thức ăn cay nóng, mặc quần áo, vận động quá sức, tác dụng phụ của thuốc hoặc đang trong chu kỳ hành kinh.

Biến chứng và tiên lượng

Hầu hết các trường hợp sốt siêu vi đều lành tính và không gây nguy hiểm đến tính mạng. Với những ca bệnh nhẹ, không cần điều trị vì bệnh sẽ tự khỏi nhờ cơ chế tự miễn dịch của cơ thể. Quá trình này mất khoảng 1 - 2 tuần hoặc ngắn hơn nếu được chăm sóc tích cực.

Tuy nhiên, cũng có không ít các trường hợp sốt siêu vi phát sinh biến chứng nguy hiểm do chủng virus mạnh, phát triển nhanh khiến cơ thể không tự đào thải hết được. Một số biến chứng thường gặp như:

Co giật là một trong những biến chứng nguy hiểm do nhiễm virus gây sốt siêu vi

  • Mất nước, lú lẫn, mê sảng, rơi vào hôn mê;
  • Sốt cao gây co giật và để lại nhiều di chứng nặng nề khác;
  • Nhiễm trùng huyết;
  • Suy đa tạng như suy gan, thận, tim...;
  • Viêm phổi;
  • Viêm thanh quản;
  • Viêm tiểu phế quản;
  • Viêm cơ tim;
  • Tổn thương não;

Tiên lượng về bệnh sốt siêu vi khá tốt vì hầu hết các trường hợp mắc đều không quá nghiêm trọng, có thể tự khỏi hoặc đáp ứng tốt với các biện pháp điều trị tích cực tại nhà. Trẻ em bị sốt do virus thường nhẹ và nhanh khỏi hơn người lớn. Do người lớn thường có tâm lý chủ quan hơn trong việc điều trị và chăm sóc.

Điều trị

Sốt siêu vi không thể điều trị bằng thuốc kháng sinh, vì đây là thuốc chống nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra. Tuy nhiên, nếu bạn bị sốt siêu vi kèm nhiễm trùng thứ cấp có thể được chỉ định dùng thuốc này.

Mục tiêu điều trị sốt siêu vi là hạ sốt và bù nước, ngăn ngừa biến chứng

Thay vào đó, bệnh nhân sốt siêu vi cần được tạm thời cách ly, hạn chế tiếp xúc với mọi người xung quanh. Đồng thời, điều trị tích cực bằng các biện pháp sau:

  • Dùng thuốc hạ sốt không kê đơn (khi sốt cao > 38,5ºC) như Paracetamol, Acetaminophen hoặc Ibuprofen cách 4 - 6 giờ/lần;
  • Uống nhiều nước hoặc cho tăng tuần suất bú đối với trẻ sơ sinh bị sốt siêu vi.
  • Uống Oresol hoặc viên Hydrit nhằm bù nước và các chất điện giải mất đi do sốt cao;
  • Tắm hoặc lau người bằng nước ấm để giảm thân nhiệt khi đang sốt. Tuyệt đối không nên chườm lạnh hoặc tắm nước lạnh khi đang sốt cao;
  • Nghỉ ngơi nhiều, đảm bảo phòng ngủ thoáng mát, có nhiệt độ ấm, không có gió lùa, mặc quần áo rộng rãi, thấm hút mồ hôi;
  • Giữ vệ sinh thân thể bằng cách tắm nước ấm, giữ làn da khô thoáng, thay quần áo sạch, đánh răng súc miệng;
  • Dùng nước muối sinh lý nhỏ mắt, nhỏ mũi làm sạch đường hô hấp, giảm nguy cơ bội nhiễm;
  • Tăng cường đề kháng cho bệnh nhân bằng chế độ ăn uống dinh dưỡng, đảm bảo bổ sung đủ chất nhưng ưu tiên chế biến thanh đạm, dễ tiêu hóa;

Phòng ngừa 

Để phòng ngừa sốt siêu vi, bạn cần loại bỏ các tác nhân lây nhiễm virus bằng các biện pháp dưới đây:

Tránh tiếp xúc với các tác nhân lây nhiễm virus phòng ngừa sốt siêu vi

 

  • Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng diệt khuẩn, nhất là trước khi ăn và sau khi đại tiện.
  • Đeo khẩu trang khi đến nơi công cộng hoặc cố gắng hạn chế tối đa tiếp xúc gần với người đang nhiễm bệnh.
  • Thực hiện các biện pháp tiêu diệt và phòng ngừa côn trùng cắn, đặc biệt là muỗi giảm nguy cơ mắc sốt xuất huyết. Các cách như bôi kem chống muỗi, thuốc xịt muỗi, ngủ mắc màn, định kỳ xịt thuốc diệt côn trùng, phát quang cây cỏ, bụi rậm, che kín nơi chứa nước...
  • Xây dựng thực đơn ăn uống khoa học, tăng cường bổ sung các nhóm thực phẩm tốt cho sức khỏe, ăn chín uống sôi giảm nguy cơ nhiễm virus.
  • Kết hợp rèn luyện thể chất nâng cao miễn dịch chống lại sự tấn công của virus, giảm nguy cơ phát sinh sốt siêu vi.
  • Tiêm phòng ngừa các chủng virus cúm giúp ngăn ngừa các bệnh nhiễm trùng gây sốt siêu vi.

Những câu hỏi quan trọng khi đi khám

1. Tôi/ con tôi bị sốt cao kéo dài kèm theo mệt mỏi, đau đầu, đau nhức cơ thể là dấu hiệu của bệnh gì?

2. Nguyên nhân khiến tôi/ con tôi bị sốt siêu vi?

3. Sốt siêu vi có giống cơn sốt thông thường không? Có nguy hiểm không?

4. Sốt siêu vi có lây lan không? Tôi cần làm gì để tránh lây nhiễm bệnh cho người khác?

5. Những xét nghiệm tôi cần làm để chẩn đoán tác nhân gây sốt siêu vi?

6. Sốt siêu vi có tự khỏi không?

7. Tôi cần làm gì để điều trị sốt siêu vi?

8. Mất bao lâu để khỏi sốt siêu vi?

9. Tôi cần thực hiện chế độ ăn uống và chăm sóc như thế nào khi bị sốt siêu vi?

10. Bị sốt siêu vi uống thuốc hạ sốt có hiệu quả không?

Sốt siêu vi có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào. Dù nhiễm virus nhưng tiên lượng bệnh thường tốt, dễ điều trị và chỉ cần chú ý theo dõi thân nhiệt. Đồng thời, tích cực chăm sóc sức khỏe, nghỉ ngơi, ăn đủ chất, uống nhiều nước để sớm phục hồi sức khỏe. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân sốt cao hơn 39 độ, tức ngực, khó thở, có dấu hiệu mê sảng... cần đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời, ngăn ngừa biến chứng.

TÌM HIỂU THÊM:

Chia sẻ:
Bệnh Viêm Mủ Màng Phổi
Viêm mủ màng phổi là một trong những dạng nhiễm trùng phổi thường gặp do vi khuẩn hoặc biến chứng từ các bệnh lý viêm nhiễm khác như áp xe…
Bệnh viêm xoang Bệnh Viêm Xoang
Viêm xoang là bệnh lý Tai - Mũi - Họng…
Polyp mũi Bệnh Polyp Mũi
Polyp mũi là một dạng u lành tính khá phổ…
Lệch vách ngăn mũi Bệnh Lệch Vách Ngăn Mũi
Lệch vách ngăn mũi là một dạng tổn thương cấu…
Bệnh Hẹp Thanh Quản

Hẹp thanh quản là tình trạng thanh quản bị thu hẹp, gây gián đoạn đường thở, giảm khả năng nói…

Viêm đường hô hấp trên Bệnh Viêm Đường Hô Hấp Trên

Viêm đường hô hấp trên là tập hợp các bệnh tại đường hô hấp phía trên như hầu, mũi, thanh…

Bệnh Zona Tai

Zona tai là một dạng tổn thương thần kinh do virus herpes zoster gây ra. Bệnh khởi phát từ nhiễm…

Bệnh Phì Đại Cuốn Mũi

Phì đại cuốn mũi là một trong những bệnh lý tai mũi họng phổ biến. Các triệu chứng bệnh trong…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

[ads_sidebar]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua