Bệnh Sốt Rét

Sốt rét là bệnh truyền nhiễm do ký sinh trùng Plasmodium gây ra, do bị muỗi Anophen chích hoặc nhiều con đường khác. Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào và gây ra các triệu chứng đặc trưng như sốt cao, rét run, vã mồ hôi. Trường hợp mắc thể ác tính của sốt rét có thể gây biến chứng nguy hiểm, đe dọa tính mạng nếu không điều trị kịp thời. Điều trị sốt rét bằng thuốc kháng ký sinh trùng và dự phòng tích cực là những phương pháp được ưu tiên hàng đầu. 

Tổng quan

Sốt rét (Malaria) là bệnh lý truyền nhiễm do tác nhân ký sinh trùng Plasmodium gây ra. Con đường lây truyền chính là đường máu, do bị muỗi cái Anophenes nhiễm ký sinh trùng cắn. Thời gian ủ bệnh khoảng 10 - 15 ngày. Thể sơ nhiễm sốt rét có các triệu chứng đặc trưng qua từng giai đoạn như rét run, sốt cao và vã mồ hôi.

Bệnh sốt rét là một trong những căn bệnh được cảnh báo có nguy cơ bùng phát thành dịch, nhất là trong mùa truyền bệnh. Tỷ lệ mắc sốt rét được thống kê năm 2017 cho thấy, có khoảng 90 quốc gia có dân số mắc sốt rét, con số ước tính khoảng 219 triệu ca, trong đó có khoảng 435 ca tử vong.

Sốt rét là bệnh nhiễm ký sinh trùng phổ biến ở người do bị muỗi Plasmodium cắn

Phần lớn các trường hợp sốt rét đều được phát hiện, chẩn đoán và điều trị sớm nên không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, do các triệu chứng sốt rét khá tương đồng với bệnh cúm nên nhiều người thường bỏ qua. Điều này khiến bệnh có nguy cơ bùng phát nghiêm trọng, gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm như tổn thương não, khó thở, co giật, suy đa tạng và dẫn đến tử vong.

Bất kỳ đối tượng nào cũng có thể bị sốt rét, trong đó trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, người lớn tuổi, phụ nữ mang thai bị sốt rét sẽ có nguy cơ tử vong cao hơn. Theo thống kê, những quốc gia châu Phi, Đông Nam Á, Đông Âu... có điều kiện sinh hoạt, vệ sinh, y tế, kinh tế kém sẽ rất dễ bùng phát sốt rét.

Phân loại

Bệnh sốt rét được chia làm 2 thể chính là sốt rét thông thường và sốt rét ác tính.

Sốt rét được chia làm dạng chính gồm sốt rét thông thường và sốt rét ác tính

  • Sốt rét thông thường: Đa phần các trường hợp phát hiện sốt rét đều là thể này. Đây là giai đoạn cơ thể người vừa nhiễm bệnh, chưa có biến chứng, các triệu chứng dần bùng phát với mức độ tăng dần, nhưng không gây nguy hiểm đến tính mạng. Trong nhóm sốt rét thông thường, được chia làm 3 thể nhỏ gồm:
    • Cơn sốt sơ nhiễm: Là những cơn sốt không điển hình, gây sốt cao liên tục trong vài ngày.
    • Cơn sốt điển hình: Bệnh nhân bắt đầu trải qua lần lượt các giai đoạn điển hình của sốt rét gồm rét run - sốt - vã mồ hôi.
    • Cơn sốt thể cụt: Cơn sốt giảm dần, không thành cơn, chỉ còn cảm giác ớn lạnh và thường kéo dài trong vòng 1 - 2 tiếng.
  • Sốt rét ác tính: Hay còn gọi là thể sốt rét có biến chứng. Bệnh nhân mắc thể bệnh này ngoài các dấu hiệu chung còn kèm theo các biến chứng nghiêm trọng về thần kinh như rối loạn ý thức, hành vi, hôn mê, mê sảng, co giật, mất não... Nhóm sốt rét ác tính được chia làm nhiều thể khác nhau gồm:
    • Thể não;
    • Thể phổi;
    • Thể gan mật;
    • Thể giá lạnh;
    • Thể đái huyết cầu tố;
    • Thể tiêu hóa;

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Nguyên nhân

Ký sinh trùng là tác nhân chính gây bệnh sốt rét. Qua nhiều nghiên cứu khoa học, các tài liệu y học đã ghi nhận 5 trong hơn 170 loại ký sinh trùng thuộc họ Plasmodium có khả năng truyền sang người và gây sốt rét gồm:

  • P.falciparum
  • P.vivax
  • P.malariae;
  • P.ovale;
  • P.knowlesi;

Tại Việt Nam, có 3 chủng phổ biến nhất gây ra sốt rét là P.falciparum, P.vivax, P.malariae. Chúng thường ký sinh trong vật chủ trung gian, thường là muỗi cái Anophen. Muỗi cắn và truyền nhiễm ký sinh trùng sang cho con người làm khởi phát sốt rét.

Sốt rét do ký sinh trùng Plasmodium gây ra thông qua muỗi cái Anophen cắn

Ngoài hình thức lây truyền phổ biến này, ký sinh trùng sốt rét còn có thể lây truyền sang con người thông qua nhiều con đường khác gồm:

  • Mẹ truyền sang con: Phụ nữ mang thai mắc bệnh sốt rét có thể lây truyền sang cho con thông qua nhau thai;
  • Dùng chung ống tiêm: Sử dụng ống tiêm có dính máu của bệnh nhân sốt rét hoặc chích ma túy chung với người nhiễm ký sinh trùng sốt rét;
  • Truyền máu: Máu chứa ký sinh trùng sốt rét của người hiến được truyền sang cho người khác. Tuy nhiên, tỷ lệ này khá hiếm do những người hiến máu phải kiểm tra sức khỏe kỹ trước khi lấy máu;

Yếu tố nguy cơ 

  • Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có nguy cơ mắc sốt rét cao do chưa có ý thức cao trong việc tự bảo vệ bản thân khỏi bị muỗi đốt;
  • Phụ nữ mang thai và thai nhi trong bụng;
  • Những quốc gia, khu vực có điều kiện y tế, kinh tế, dân sinh kém, môi trường ô nhiễm và không có các chương trình giáo dục phòng chống sốt rét;
  • Người vừa đi đến những người đang có dịch sốt rét, nhất là khách du dịch;

Triệu chứng và chẩn đoán

Triệu chứng

Các chuyên gia đánh giá triệu chứng sốt rét tương tự như triệu chứng bệnh cảm cúm. Mỗi dạng sốt rét sẽ có các triệu chứng khác nhau như:

Sốt rét thông thường đặc trưng với các triệu chứng như sốt cao không hạ, rét run, vã mồ hôi, đau đầu, mệt mỏi

Triệu chứng sốt rét thông thường

Đây là giai đoạn sơ nhiễm, các triệu chứng bộc phát không điển hình và chưa có biến chứng.

  • Sốt cao vào ngày không hạ
  • Có cảm giác ớn lạnh, rét run
  • Nổi da gà
  • Vã mồ hôi
  • Hay ngáp vặt
  • Đau đầu
  • Mệt mỏi

Triệu chứng sốt rét ác tính

Bệnh nhân có những triệu chứng nguy hiểm hơn giai đoạn sơ nhiễm, thậm chí đe dọa tính mạng tùy từng thể bệnh. Cụ thể như:

  • Thể não: Thể sốt rét này có tỷ lệ tử vong cao từ 20 - 50% ở cả trẻ em và người lớn, đặc trưng với các biểu hiện sau:
    • Rối loạn ý thức, mê sảng, vật vã, ngủ li bì;
    • Sốt cao liên tục không hạ;
    • Nôn ói hoặc tiêu chảy thường xuyên;
    • Đau đầu dữ dội;
    • Nghiêm trọng nhất là rối loạn tâm thần và suy thận;
  • Thể giá lạnh:
    • Tụt huyết áp;
    • Toàn thân lạnh toát;
    • Da xanh xao, nhợt nhạt;
    • Vã mồ hôi;
    • Đau đầu;
  • Thể tiểu huyết sắc tố: Là hậu quả của tình trạng tán huyết ồ ạt do sốt rét gây ra. Điển hình với các triệu chứng nguy hiểm sau:
    • Trụy tim, thiếu máu, thiếu oxy cấp và đột quỵ;
    • Sốt nghiêm trọng không hạ, nôn ra dịch vàng hoặc nôn khan kéo dài;
    • Tiểu tiện ra huyết sắc tố;
    • Xét nghiệm máu thấy chỉ số huyết sắc tố và hồng cầu giảm mạnh;
  • Thể phổi: Bệnh nhân sốt rét thường xuyên cảm thấy:
    • Khó thở, thở gấp, dễ bị hụt hơi;
    • Ho có đờm, dịch đờm có lẫn bọt màu hồng;
    • Xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh thấy đáy phổi có nhiều ran ngáy, ran ẩm;
  • Thể tiêu hóa: Triệu chứng sốt rét gây:
    • Hạ thân nhiệt;
    • Đau bụng;
    • Tiêu chảy cấp;
    • Nôn ói;
  • Thể gan mật: Các dấu hiệu đặc trưng như:
    • Buồn nôn, nôn ói;
    • Vàng da vàng mắt;
    • Nước tiểu, phân chuyển sang màu vàng đậm do dư thừa muối mật;
    • Rối loạn ý thức, rơi vào hôn mê;
  • Một số thể khác:
    • Bệnh sốt rét ở trẻ em: Sốt cao, chướng bụng, tiêu chảy, nôn ói, gan lách to. Trường hợp nghiêm trọng hơn có dấu hiệu co giật và tử vong;
    • Bệnh sốt rét ở phụ nữ mang thai: Nếu gặp thể ác tính sẽ có nguy cơ cao sảy thai hoặc sinh non;
    • Bệnh sốt rét bẩm sinh: Thể bệnh này khá hiếm gặp. Đặc trưng triệu chứng ở trẻ sơ sinh vừa chào đời bị sốt rét như sốt cao, quấy khóc, gan lách to, vàng da...;

Chẩn đoán

Bệnh nhân sốt rét thường thăm khám hoặc nhập viện trong trạng thái sốt cao, vã mồ hôi, yếu sức hoặc rơi vào hôn mê. Qua các đánh giá nhanh về triệu chứng lâm sàng, bác sĩ hoàn toàn có thể đưa ra nhận định sơ về bệnh sốt rét. Sau các bước cấp cứu y tế, bệnh nhân sẽ được chỉ định thực hiện một số kỹ thuật y tế sau để chẩn đoán xác định sốt rét.

Xét nghiệm máu là tiêu chuẩn vàng giúp phát hiện ký sinh trùng và kháng thể chống sốt rét trong máu

Bao gồm:

  • Xét nghiệm máu: Thông qua các kỹ thuật giúp tìm kiếm và phát hiện ký sinh trùng sốt rét hoặc kháng thể sốt rét.
    • Kỹ thuật nhuộm nhanh AO (Acridine Orange) dưới kính hiển vi huỳnh quang;
    • Kỹ thuật nhuộm giemsa bằng cách soi mẫu máu dưới kính hiển vi quang học;
    • Kỹ thuật QBC (Quantative Buffy Coat) soi mẫu phẩm dưới kính hiển vi huỳnh quang;
    • Test nhanh bằng nghiệm pháp miễn dịch sắc ký;
    • Nghiệm pháp sinh học phân tử PCR giúp chẩn đoán sốt rét tái nhiễm hoặc tái phát;
    • Phương pháp huỳnh quang gián tiếp IFAT hoặc phương pháp liên kết men hấp thụ miễn dịch (ELISA) giúp phát hiện kháng thể sốt rét trong huyết thanh;
  • Chẩn đoán phân biệt: Các triệu chứng sốt rét dễ nhầm lẫn với các bệnh ký có biểu hiện tương tự. Do đó, cần kết hợp chẩn đoán phân biệt với các cơn sốt khác như:
    • Bệnh thương hàn;
    • Bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên như Adeno, cúm;
    • Dengue xuất huyết độ I;
    • Sốt mò;
    • Các bệnh lý gây sốt tái phát như viêm đường tiết niệu, nhiễm khuẩn huyết, áp xe gan, viêm đường mật...;

Biến chứng và tiên lượng

Sốt rét là bệnh nhiễm ký sinh trùng nguy hiểm và bất kỳ ai cũng có thể mắc bệnh. Trong đó, sốt rét thể ác tính chính là biến chứng nguy hiểm nhất của căn bệnh này. Bệnh nhân tiến triển sang thể ác tính thường có tiên lượng xấu, nguy cơ tử vong cao do tình trạng tắc nghẽn vi tuần hoàn, rối loạn huyết động, giảm lưu lượng máu chứa oxy lên não, nhất là khi không được cấp cứu kịp thời.

Sốt rét thể ác tính gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe và cả tính mạng người bệnh nếu không điều trị kịp thời

Có khoảng 85% trường hợp sốt rét ác tính là thể não, với nguy cơ tử vong ở cả trẻ em và người lớn đều rất cao. Ngoài ra, bệnh sốt rét còn gây ra một số biến chứng nguy hiểm khác làm tăng nguy cơ tử vong như:

  • Phù phổi;
  • Thiếu máu;
  • Tụt đường huyết;
  • Suy nội tạng;
  • Phụ nữ mang thai dễ sảy thai, sinh non, thai lưu hoặc tăng nguy cơ mắc các tai biến khi sinh;
  • Trẻ sinh ra nhiễm ký sinh trùng sốt rét thường chậm phát triển, còi cọc, suy dinh dưỡng, trí tuệ kém;

Bệnh sốt rét là bệnh nhiễm ký sinh trùng và không có khả năng lây nhiễm từ người sang người thông qua tiếp xúc trực tiếp. Do đó, việc cách ly người bệnh sốt rét là không cần thiết, thay vào đó cần tích cực theo dõi, giám sát và chăm sóc bệnh nhân theo các chỉ định y tế của bác sĩ chuyên khoa.

Điều trị

Mục tiêu điều trị sốt rét là tiêu diệt ký sinh trùng, hạn chế sự lây lan của bệnh, kiểm soát cải thiện triệu chứng và tăng cường sức đề kháng cho bệnh nhân.

Điều trị bằng thuốc

Theo thống kê, hiện nay có khoảng 100.000 loại thuốc trị sốt rét, được phân loại dựa theo nguồn gốc điều chế, thuốc tổng hợp hoặc phối hợp, công dụng, thành phần, cấu trúc, mục tiêu điều trị,...

Thuốc trị sốt rét có tác dụng tiêu diệt ký sinh trùng và được sử dụng phối hợp nhiều loại theo phác đồ phù hợp

Dựa vào kết quả chẩn đoán sốt rét do chủng ký sinh trùng nào mà bác sĩ sẽ chỉ định dùng phác đồ thuốc phù hợp. Một số thuốc thường dùng như:

  • Thuốc Artersunate: Dạng viên 50mg, tổng liều khuyến cáo 16mg/kg cân nặng.
    • Ngày đầu tiên dùng 4mg/kg/ngày;
    • Bắt đầu từ ngày thứ 2 - thứ 7 dùng 2mg/kg/ngày, mỗi lần dùng cách nhau 8 tiếng;
  • Thuốc Aterakine: Đây là chế phẩm tổng hợp giữa Dihydroartermisinin + Piperraquine dạng viên 360mg. Liều dùng khuyến cáo như sau:
    • Ngày đầu tiên uống 4 viên x 2 lần, mỗi lần 2 viên và cách nhau 8 tiếng;
    • Ngày thứ 2 và 3 uống 1 lần 2 viên/ ngày;
  • Thuốc Chloroquin: Dạng viên 250m với liều dùng khuyến cáo như sau:
    • Người lớn: 4 viên x 2 lần/ ngày, mỗi lần cách nhau 6 tiếng, sau ngày đầu tiên giảm liều xuống 2 viên/ lần;
    • Trẻ em: Dùng tổng liều tối đa 25mg/kg. Ngày đầu tiên dùng 10mg/kg sau mỗi 6 tiếng, ngày 2 & 3 dùng 1 lần/ ngày liều 5mg/kg;
  • Thuốc Artemisinin: Dạng viên 250mg với liều dùng khuyến cáo như sau:
    • Ngày đầu tiên uống 20mg/kg x 3 lần, mỗi lần cách nhau 8 tiếng. Tróng đó, lần 1 là 10mg/kg và lần 2 + 3 là 5mg/kg;
    • Ngày 2 - 7 dùng tối đa 10mg/kg x 2 lần, mỗi lần cách nhau 8 tiếng;
  • Thuốc Primaquine: Dạng viên 13.2mg, thường được chỉ định dùng kết hợp với 1 trong 4 loại thuốc trên. Liều khuyến cáo 2 viên/ngày x 10 ngày đối với người lớn và 0.5mg/kg x 10 - 14 ngày đối với trẻ em > 2 tuổi;

Dùng thuốc trị sốt rét đem lại hiệu quả cao, một số thuốc có thể chữa khỏi sốt rét hoàn toàn nhưng đi kèm theo là các tác dụng phụ ngoài ý muốn. Do đó, khuyến cáo bệnh nhân cần tuân thủ tuyệt đối các chỉ định dùng thuốc do bác sĩ yêu cầu để tránh gây ra tác dụng phụ ngoài ý muốn.

Trường hợp xuất hiện các tác dụng phụ về đường tiêu hóa, đau đầu, mất ngủ, nhạy cảm với ánh sáng, thiếu máu, co giật, rối loạn tâm lý, suy giảm thị lực... hãy thông báo cho bác sĩ để được kiểm tra và xử lý kịp thời.

Chăm sóc tích cực

Bệnh nhân sốt rét cần được chăm sóc tích cực song song với việc dùng thuốc nhằm cải thiện triệu chứng và rút ngắn thời gian điều trị, sớm khỏi bệnh. Gồm các biện pháp tích cực sau:

Tích cực hạ sốt và cho bệnh nhân ăn uống dinh dưỡng, uống nhiều nước giúp cải thiện hiệu quả các triệu chứng sốt rét

  • Hạ sốt:
    • Cho bệnh nhân uống nhiều nước, ít nhất 6 - 8 ly/ngày;
    • Chườm mát và lau người để giảm thân nhiệt;
    • Mặc quần áo mỏng, mát, chất liệu thấm hút mồ hôi;
    • Dùng quạt điện hoặc mở cửa sổ tạo không khí thoáng mát, không nên bật máy lạnh;
  • Bù nước và chất điện giải cho bệnh nhân sốt rét bằng thuốc Oresol;
  • Cho bệnh nhân ăn uống bình thường, ưu tiên những món chế biến lỏng, thanh đạm, dễ tiêu hóa như cháo, súp, canh hầm, sữa,...;
  • Uống các loại nước ép trái cây bổ sung vitamin, khoáng chất như cam, chanh...;
  • Giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đánh răng và súc miệng 2 - 3 lần/ngày;
  • Vệ sinh thân thể bằng cách lau người nước ấm, thay mới quần áo, drap giường thường xuyên;
  • Trong trường hợp sốt rét nặng, bệnh nhân rét run không nên tránh cho ăn trực tiếp để ngăn ngừa triệu chứng trào ngược, thay vào đó nên đặt sonde dạ dày khi có chỉ định;
  • Cho bệnh nhân nghỉ ngơi nhiều hơn và kết hợp đi lại nhẹ nhàng tăng cường đề kháng;

Phòng ngừa

Hiện nay, phòng tránh sốt rét được các cơ quan, ban ngành Y tế đặt lên hàng đầu do vẫn chưa có vắc xin phòng ngừa. Tuy nhiên, có nhiều cuộc thí nghiệm và chương trình thí điểm tiêm vắc xin RTS hoặc S/AS01 được ghi nhận có hiệu quả chống lại bệnh sốt rét do ký sinh trùng Plasmodium falciparum.

Dựa vào nguyên nhân gây bệnh sốt rét, có thể thực hiện các biện pháp phòng ngừa tích cực tại nhà sau:

Phun thuốc diệt muỗi và bọ gậy định kỳ để loại trừ tác nhân gây bệnh sốt rét

  • Thường xuyên dọn dẹp nhà cửa, làm sạch, giữ không thoáng những khu vực ẩm ướt trong nhà, phát quang cây cối, bụi rậm, đổ bỏ các chum, lu, vại chứa nước để ngăn chặn sự phát triển của muỗi, bọ gậy.
  • Lắp lưới chống mũi hoặc sử dụng các sản phẩm đuổi muỗi chuyên dụng.
  • Định kỳ phun hóa chất diệt muỗi, nhất là vào mùa mưa.
  • Mắc màn khi ngủ, kể cả ban ngày. Tốt nhất nên tẩm hóa chất diệt muỗi (Permethrin) vào màn để tiêu diệt chúng, giảm nguy cơ mắc sốt rét.
  • Bôi thuốc chống muỗi chứa hoạt chất DEET (diethyltoluamide) lên các vùng da hở.
  • Quần áo khô nên xếp gọn, cất vào tủ quần áo, không nên treo trong phòng ngủ vì đây là nơi lý tưởng để muỗi đậu vào.
  • Nếu làm việc trong môi trường có nhiều muỗi như làm ruộng, đi rừng, leo núi... cần che chắn cơ thể cẩn thận, mặc áo, quần dài tay, găng tay, khẩu trang...
  • Khuyến cáo những người vừa đi về từ vùng tâm dịch sốt rét cần chủ động đến bệnh viện để làm xét nghiệm, chẩn đoán  và điều trị kịp thời.
  • Những người chuẩn bị đến những vùng có dịch sốt rét cần uống thuốc dự phòng ngắn ngày.
  • Tuyên truyền vận động phòng chống sốt rét thông qua báo đài, truyền thông, internet trong toàn dân để làm giảm tỷ lệ mắc sốt rét cũng như những hệ lụy khó lường của bệnh đến sức khỏe.

Những câu hỏi quan trọng khi đi khám

1. Tôi/ co tôi bị sốt kéo dài không hạ trong nhiều ngày, ớn lạnh, vã mồ hồi, đau đầu... là dấu hiệu của bệnh gì?

2. Nguyên nhân gây bệnh sốt rét là gì?

3. Mức độ bệnh sốt rét của tôi/ con tôi có nghiêm trọng không?

4. Bị sốt rét có nguy hiểm đến tính mạng không?

5. Tôi/ con tôi cần thực hiện các xét nghiệm nào để chẩn đoán bệnh sốt rét?

6. Bị sốt rét điều trị nội trú hay ngoại trú;

7. Phương pháp điều trị sốt rét hiệu quả nhất đối với trường hợp của tôi/ con tôi?

8. Những điều cần lưu ý về chế độ chăm sóc điều trị sốt rét?

9. Quá trình điều trị bệnh sốt rét mất bao lâu thì khỏi?

10. Điều trị sốt rét tại bệnh viện tốn bao nhiêu? Có được sử dụng BHYT không?

Bệnh sốt rét sẽ tiến triển rất nguy hiểm, đe dọa tính mạng nếu không điều trị sớm và đúng phương pháp. Khuyến cáo thăm khám ngay khi có các dấu hiệu sốt cao không hạ, rét run, vã mồ hôi, nhất là những người đang ở nơi có dịch sốt rét để được chẩn đoán và có hướng điều trị phù hợp.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chia sẻ:
Bệnh U nang phế quản
U nang thực quản là dạng u nang bẩm sinh bất thường phát triển trong phổi và thường được hình thành trong thai kỳ. Đa số u nang được phát…
Bệnh Tràn Khí Màng Phổi
Tràn khí màng phổi là tình trạng hết sức nguy…
Bệnh Ngộ độc thịt
Ngộ độc thịt là căn bệnh hiếm gặp nhưng rất…
Viêm phổi Bệnh Viêm Phổi
Viêm phổi là một dạng nhiễm trùng các nhu mô…
Bệnh Ung Thư Phổi

Ung thư phổi là căn bệnh phổ biến nhất trong tất cả các dạng ung thư thường gặp. Bệnh nhân…

Sốc phản vệ

Sốc phản vệ là phản ứng dị ứng nghiêm trọng và có khả năng đe dọa đến tính mạng. Các…

Hội chứng giảm thông khí trung tâm bẩm sinh

Hội chứng giảm thông khí trung tâm bẩm sinh là một dạng rối loạn hiếm gặp, thường xuất hiện sau…

Bệnh Lao Màng Phổi

Lao màng phổi là một dạng lao ngoài phổi phổ biến, chỉ sau lao hạch bạch huyết. Đây là bệnh…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

[ads_sidebar]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua