Bệnh Lao Màng Phổi

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Lê Hữu Tuấn

Phó Giám đốc chuyên môn

Lao màng phổi là một dạng lao ngoài phổi phổ biến, chỉ sau lao hạch bạch huyết. Đây là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis gây ra. Bệnh có khả năng lây lan nhanh chóng, gây triệu chứng, biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong nếu không điều trị kịp thời. Hiện nay, lao màng phổi có thể điều trị khỏi bằng phác đồ chống lao do Bộ Y tế đưa ra.

Tổng quan

Lao màng phổi (Pleural tuberculosis) là tình trạng nhiễm vi khuẩn lao màng bao bọc bề mặt phổi, gồm cả 2 lá thành và lá tạng. Các mô này sẽ tiết ra một lượng chất nhỏ để bôi trơn, cho phép phổi di chuyển trơn tru trong khoang ngực khi hít thở.

Lao màng phổi là bệnh lý truyền nhiễm phổ biến do nhiễm vi khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis gây ra

Bệnh lao phổi nói chung và lao màng phổi nói riêng đều là do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis gây ra. Chúng tồn tại trong không khí và lây nhiễm vào phổi, sau đó lan sang các bộ phận khác thông qua dòng máu hoặc hệ bạch huyết, trong đó có màng phổi.

Ước tính cả trên thế giới và Việt Nam, lao màng phổi chiếm khoảng 25 - 30% trên tổng số các trường hợp mắc lao ngoài phổi. Bệnh lao màng phổi thường xuất hiện ở người trẻ tuổi, từ 16 - 30 do suy giảm miễn dịch. Hoặc bệnh cũng có thể phát triển do bệnh lao nguyên phát hoặc sự tái hoạt động của các ổ lao tiềm ẩn.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Nguyên nhân

Vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis là nguyên nhân chính gây bệnh lao màng phổi. Loại vi khuẩn này thuộc chủng hiếu khí, đặc tính kháng acid và cồn, phát triển chậm, một lần sản sinh phải mất hoảng 20 - 24 giờ. Chúng lây lan trong không khí do người bệnh ho, hắt hơi, giao tiếp, cười nói... Những người khỏe mạnh khi hít phải không khó hoặc giọt bắn sẽ bị lây nhiễm.

Trực khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis là nguyên nhân duy nhất gây bệnh lao màng phổi

Sẽ có 2 trường hợp sau khi nhiễm vi khuẩn lao, gồm:

  • Thể lao phổi tiềm ẩn: Do hệ miễn dịch cơ thể mạnh và chống lại vi khuẩn lao, ức chế sự phát triển của chúng. Đây được gọi là thể lao tiềm ẩn suốt đời, khi vi khuẩn lao không bao giờ có khả năng hoạt động và phát triển thành bệnh lao.
  • Thể lao phổi hoạt động: Nếu hệ miễn dịch yếu kém, không đủ khả năng chống lại vi khuẩn, tạo điều kiện cho chúng phát triển và hình thành thể lao hoạt động. Ở thể này, vi khuẩn lao sẽ nhanh chóng lây lan sang các cơ quan khác trong cơ thể thông qua đường máu hoặc hệ bạch huyết gây lao toàn thân, trong đó có lao màng phổi.

Sau khoảng 4 tuần nhiễm vi khuẩn lao, chúng sẽ phát triển mạnh mẽ và gây bệnh. Cơ thể chuyển từ trạng thái lao sơ nhiễm sang giai đoạn bộc phát triệu chứng. Sự lây lan nhanh chóng của vi khuẩn lao sang đến các cơ quan khác còn có sự góp mặt của tình trạng hóa lỏng hoạt lao tạo thành hang chứa lao.

Yếu tố nguy cơ

Nguy cơ mắc bệnh lao màng phổi cao ở những nhóm đối tượng dưới đây:

Những người có hệ miễn dịch yếu kém do bẩm sinh hoặc bệnh tật rất dễ nhiễm vi khuẩn lao

  • Người có sức đề kháng kém, dễ mắc bệnh tật từ bé đến lớn;
  • Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chưa trưởng thành có hệ dịch chưa hoàn thiện;
  • Người mắc bệnh tiểu đường, suy thận hoặc các bệnh lý mạn tính khác như HIV/AIDS, ung thư, suy dinh dưỡng...;
  • Người đã thực hiện cấy ghép nội tạng;
  • Bệnh nhân ung thư và đang được hóa - xạ trị ung thư dài hạn gây rối loạn hệ thống miễn dịch;
  • Lạm dụng thuốc Corticoid kéo dài;
  • Nhân viên y tế hoặc nhân viên phòng thí nghiệm tiếp xúc với vi khuẩn Mycobacterium sống;

Triệu chứng và chẩn đoán

Triệu chứng 

Nhiễm khuẩn lao màng phổi thường có các triệu chứng cấp hoặc bán cấp, bao gồm:

Lao màng phổi gây sốt, suy nhược, ho khan hoặc có đờm, ra máu, tức ngực, khó thở...

  • Sốt cao > 39 - 40 độ C, ớn lạnh;
  • Ho dai dẳng > 2 tuần, ban đầu ho khan, sau chuyển sang ho thành từng cơn;
  • Ho ra máu hoặc chất dịch đờm;
  • Ăn kém, sụt cân, suy nhược, mệt mỏi;
  • Đau tức ngực, khó thở;
  • Đau lan xuống bụng hoặc ngược lên vai;
  • Vã mồ hôi, nhất là vào ban đêm;
  • Rối loạn tri thức do suy hô hấp cấp;

Chẩn đoán

Chẩn đoán lao màng phổi khá phức tạp, cần kết hợp giữa thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng. Cụ thể như sau:

Xét nghiệm các mẫu bệnh phẩm như máu, dịch đờm giúp phát hiện vi khuẩn lao

Khám lâm sàng

Đánh giá mức độ và tần suất xuất hiện của các triệu chứng bệnh nhân gặp phải như sốt cao, ho dai dẳng, đau tức ngực, khó thở... Đồng thời, khai thác tiền sử bệnh, đánh giá hệ thống miễn dịch và khoanh vùng các nguy cơ gây bệnh lao màng phổi.

Khám cận lâm sàng

Để đưa ra kết quả chẩn đoán chính xác về lao màng phổi, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện một số xét nghiệm cận lâm sàng nhằm tìm kiếm vi khuẩn lao thông qua các mẫu bệnh phẩm. Có 2 xét nghiệm sàng lọc bệnh lao màng phổi gồm:

  • Xét nghiệm Mantoux Tuberculin (TST): Được thực hiện bằng cách tiêm một lượng nhỏ dẫn xuất protein tinh khiết (PPD) trực tiếp dưới vùng da cẳng tay. Đợi khoảng 2 - 3 ngày, kiểm tra vị trí tiêm, đánh giá tổn thương và các triệu chứng điển hình do nhiễm vi khuẩn lao.
  • Xét nghiệm máu: Mẫu máu được xét nghiệm, tìm kiếm vi khuẩn lao bằng nghiệm pháp giải phóng interferon gamma (IGRA).
  • Một số xét nghiệm khác: Ngoài ra, để tìm kiếm vi khuẩn lao còn rất nhiều xét nghiệm khác như:
    • Kỹ thuật soi trực tiếp để phát hiện vi khuẩn trong mẫu bệnh phẩm;
    • Nhuộm soi dịch đờm tìm AFB;
    • Nuôi cấy vi khuẩn lao;
    • Kỹ thuật sinh học phân tử đánh giá độ nhạy và độ đặc hiệu của vi khuẩn lao. Đồng thời, đánh giá mức độ kháng thuốc của chúng để áp dụng phác đồ điều trị phù hợp.

Ngoài tìm kiếm vi khuẩn lao, để chẩn đoán bệnh nhân nhiễm lao màng phổi có hoạt động hay không, mức độ nhiễm trùng... sẽ được chỉ định hiện kết hợp một số biện pháp khác như:

  • Xét nghiệm mẫu dịch đờm, dịch màng phổi bằng kỹ thuật chọc dò;
  • Chụp X quang ngực;
  • Siêu âm ngực;
  • Chụp cắt lớp vi tính CT Scan;

Biến chứng và tiên lượng

Bệnh lao nói chung và lao màng phổi nói riêng hiện nay có thể điều trị hiệu quả bằng phác đồ thuốc chống lao phù hợp. Hầu hết các trường hợp bệnh đều có tiên lượng tốt và khỏi hẳn sau vài tuần điều trị. Tuy nhiên, cũng có không ít trường hợp người bệnh chủ quan không điều trị hoặc điều trị không đúng phác đồ, gây ra các biến chứng nguy hiểm như:

Lao màng phổi lây lan rất nhanh chóng và gây nhiều biến chứng nguy hiểm, đe dọa tính mạng nếu không điều trị kịp thời

  • Viêm màng phổi;
  • Dày dính màng phổi;
  • Tràn dịch/ tràn khí màng phổi;
  • Lao đa màng;
  • Lao kháng thuốc;
  • Tử vong;
  • ...

Ngoài ra, biến chứng lao màng phổi cũng có thể đến từ các tác dụng phụ của điều trị, điển hình là tổn thương gan gây phát ban, ngứa da, buồn nôn, đau bụng, vàng da, vàng mắt, nước tiểu sẫm màu...

Do đó, để sớm khỏi bệnh và ngăn ngừa các biến chứng phức tạp, bệnh nhân cần chú ý theo dõi tiến triển bệnh, thăm khám định kỳ và tuân thủ các chỉ định điều trị do bác sĩ yêu cầu.

Điều trị

Nguyên tắc chính trong điều trị lao màng phổi là dùng thuốc chống lao, tiêu diệt và loại bỏ vi khuẩn khỏi cơ thể, cải thiện triệu chứng, sức khỏe và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.

Phác đồ chống lao

Phác đồ chống lao chung được Bộ Y tế khuyến cáo bao gồm các loại thuốc sau:

  • Rifampin (Rifadin®);
  • Isonazid (Hyzyd®);
  • Pyrazinamid (Zinamide®);
  • Ethambutol (Myambutol®);
  • Rifapentine (Priftin®);

Phác đồ chống lao phù hợp có tác dụng loại bỏ vi khuẩn lao và dự phòng tái phát

Tùy theo mức độ nhiễm khuẩn, đối tượng mắc bệnh và có dấu hiệu kháng thuốc hay chưa, bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ dùng thuốc phù hợp. Thông thường, người bị lao màng phổi phải sử dụng phối hợp ít nhất 3 loại thuốc trong giai đoạn tấn công (2 - 3 tháng) và ít nhất 2 loại trong giai đoạn duy trì (4 - 6 tháng) nhằm tiêu diệt vi khuẩn lao, ức chế sự phát triển của chúng và giảm nguy cơ tái phát.

Trường hợp sau điều trị, lao tái phát và kháng thuốc, bác sĩ sẽ chỉ định tăng liều và kết hợp ít nhất 4 loại thuốc. Người bệnh có thể phải dùng thuốc từ 8 - 9 tháng. Tổng thời gian điều trị có thể lên đến 20 - 30 tháng tùy trường hợp. Do đó, bệnh nhân lao màng phổi cần điều trị đủ thời gian, liên tục không được ngắt quãng để đạt kết quả tốt nhất.

Một số phác đồ trị lao mới nhất được Bộ Y tế phê duyệt gồm:

  • Phác đồ A1: 2RHZE(S)/4RHE
  • Phác đồ A2: RHZE/4RH
  • Phác đồ B1: 2RHZE/10RHE
  • Phác đồ B2: 2RHZE/10RH

Ngoài ra, tùy theo từng đối tượng trẻ em, người lớn, người già, phụ nữ mang thai, bệnh lý nền..., bác sĩ sẽ điều chỉnh phác đồ với liều dùng thuốc chống lao tối ưu nhất, vừa đạt hiệu quả vừa giảm tối đa tác dụng phụ.

Chọc hút dịch màng phổi (nếu có)

Ngoài dùng thuốc, bệnh nhân bị tăng tiết dịch nhầy, dày dính màng phổi cần kết hợp dùng thuốc với kỹ thuật chọc hút dịch màng phổi nhiều lần. Phương pháp này được thực hiện nhằm loại bỏ dịch nhầy, tránh gây lắng đọng fibrin, làm thông thoáng đường thở, hỗ trợ hô hấp.

Quá trình chọc hút cần đảm bảo vô trùng và dẫn lưu kín hoàn toàn để tránh gây tràn khí, giảm nguy cơ nhiễm khuẩn thứ phát gây bệnh viêm mủ màng phổi. Nếu thực hiện không đúng quy trình và đảm bảo vô khuẩn, có thể hình thành các ổ cặn màng phổi, khiến tình trạng nhiễm trùng càng nặng hơn, bắt buộc phải can thiệp ngoại khoa để xử lý.

Phòng ngừa

Để giảm nguy cơ mắc bệnh lao nói chung, trong đó có lao màng phổi, bạn cần thực hiện các biện pháp sau:

Đeo khẩu trang bảo vệ đường hô hấp và rửa tay thường xuyên giúp giảm nguy cơ mắc bệnh lao màng phổi

  • Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn, nhất là sau khi hắt hơi, ho che miệng.
  • Khi ho nên dùng tay che miệng hoặc ho vào khuỷa tay.
  • Không nên tiếp xúc gần với người nhiễm bệnh lao, không ăn uống hoặc sinh hoạt chung cho đến khi người thân khỏi bệnh hoàn toàn.
  • Giữ vệ sinh môi trường tốt, không gian trong nhà, dọn dẹp hút bụi thường xuyên, sử dụng máy lọc không khí, mở cửa thoáng mát và để ánh nắng mặt trời tiêu diệt vi khuẩn lao.
  • Thường xuyên giặt giũ, phơi nắng các loại vật dụng cá nhân, thay mới màn, chiếu hoặc nệm, drap giường...
  • Đeo khẩu trang khi ra ngoài hoặc đồ bảo hộ nếu đến những nơi có nguy cơ lây nhiễm cao, nhất là nhân viên y tế điều trị, chăm sóc bệnh nhân lao.
  • Tiêm phòng vắc xin BCG (bacille calmette - Guerin) chống nhiễm lao cho trẻ sơ sinh và trẻ em < 1 tuổi.
  • Điều trị thể lao tiềm ẩn theo sự chỉ định của bác sĩ nếu đã tiếp xúc với nguồn lây. Đồng thời, tái khám định kỳ 1 lần/ tháng để kiểm tra sức khỏe, tìm kiếm các dấu hiệu nhiễm lao màng phổi và điều trị kịp thời, ngăn ngừa biến chứng.

Những câu hỏi quan trọng khi đi khám

1. Những dấu hiệu nào cho thấy tôi mắc bệnh lao màng phổi?

2. Tôi cần thực hiện các xét nghiệm nào để chẩn đoán lao màng phổi?

3. Nguyên nhân khiến tôi nhiễm lao màng phổi là gì?

4. Bệnh lao màng phổi có nguy hiểm không? Có gây tử vong không?

5. Bệnh lao màng phổi có chữa khỏi hoàn toàn được không?

6. Phương pháp điều trị tốt nhất đối với bệnh lao màng phổi?

7. Phác đồ chống lao thường dùng thuốc gì?

8. Quá trình điều trị lao màng phổi mất bao lâu thì khỏi?

9. Tôi cần làm gì nếu dùng thuốc gây tác dụng phụ?

10. Bệnh lao màng phổi có tái phát sau điều trị không?

Lao là bệnh lý truyền nhiễm nguy hiểm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí tính mạng của người bệnh. Hiện nay, bệnh lao không còn quá nguy hiểm nhờ có phác đồ chống lao hiệu quả. Lao màng phổi cần điều trị lâu dài và tuân thủ các chỉ định của bác sĩ để đạt hiệu quả tốt nhất, ngăn ngừa biến chứng và giảm nguy cơ tái phát. Trong quá trình điều trị, cần theo dõi sức khỏe và thông báo cho bác sĩ ngay nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào.

ĐỌC NGAY:

Chia sẻ:
Bệnh Khí phế thũng
Khí phế thũng thuộc nhóm bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), gây tổn thương các phế nang, túi khí trong phổi. Bệnh do các nguyên nhân như hút thuốc…
Bệnh U nang phế quản
U nang thực quản là dạng u nang bẩm sinh…
Bệnh Rò Mao Mạch
Rò mao mạch là một dạng rối loạn nghiêm trọng…
Bệnh Bụi phổi
Bụi phổi xảy ra do liên quan đến điều kiện…
Bệnh Thuyên Tắc Phổi

Thuyên tắc phổi là tình trạng các cục máu đông xuất hiện trong động mạch phổi và làm tắc nghẽn…

Bệnh Sốt Rét

Sốt rét là bệnh truyền nhiễm do ký sinh trùng Plasmodium gây ra, do bị muỗi Anophen chích hoặc nhiều…

Bệnh Giãn Phế Quản

Giãn phế quản là một trong những bệnh lý đường hô hấp phổ biến, có thể khởi phát do bẩm…

Hội chứng giảm thông khí trung tâm bẩm sinh

Hội chứng giảm thông khí trung tâm bẩm sinh là một dạng rối loạn hiếm gặp, thường xuất hiện sau…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Lê Hữu Tuấn

Phó Giám đốc chuyên môn

[ads_sidebar]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua