Bệnh Bụi phổi

Bụi phổi xảy ra do liên quan đến điều kiện môi trường sống ô nhiễm và hít phải nhiều bụi ở nơi làm việc. Bệnh tiến triển chậm nhưng nguy hiểm dần theo thời gian do các tổn thương mạch máu, túi khí trong phổi, gây khó thở, ho dai dẳng, đau tức ngực... Một số chọn lựa điều trị tích cực như thở oxy hoặc dùng thuốc nhằm mục đích cải thiện triệu chứng, do bệnh chưa có biện pháp điều trị đặc hiệu. 

Tổng quan

Bệnh bụi phổi (Pneumoconiosis) xảy ra khi phổi tích tụ quá nhiều bụi từ môi trường bên ngoài. Đây là tập hợp một nhóm các bệnh lý về phổi liên quan đến tính chất nghề nghiệp, môi trường làm việc bắt buộc phải tiếp xúc hít nhiều bụi.

Khi phổi tích tụ bụi trong nhiều năm liền, dẫn đến xơ cứng 2 lá phổi. Kèm theo tổn thương các mạch máu và túi khí trong phổi khiến cho các mô xung quanh túi khí, đường dẫn khí trở nên dày và cứng hơn. Đây là tình trạng viêm phổi kẽ gây suy giảm chức năng hô hấp và lọc của phổi, phát sinh triệu chứng khó thở nặng.

Bụi phổi là xảy ra do hít phải một số loại bụi có hại cho phổi

Bệnh ảnh hưởng chủ yếu đến những người làm việc trong môi trường nhiều khói bụi như công nhân mỏ than, công nhân xây dựng, phá dỡ công trường, làm đồ gốm, sứ, thủy tinh, đúc đá...

Theo thống kê, trong tổng số 28 bệnh nghề nghiệp được hệ thống bảo hiểm của nước ta hỗ trợ chi trả, bệnh bụi phổi được ghi nhận có tỷ lệ  mắc cao nhất, đặc biệt là bụi phổi silic, bông và than. Bệnh bụi phổi gây ảnh hưởng đến khả năng hô hấp của người bệnh. Không có khả năng lây nhiễm do không phải do virus hay vi khuẩn gây ra.

Phân loại

Bệnh bụi phổi có thể hình thành dưới nhiều dạng, tùy theo loại bụi mà người bệnh hít phải. Trong đó, có loại bệnh bụi phổi phổ biến nhất là:

Bụi phổi có rất nhiều dạng được phân loại theo dạng bụi như amiăng, silic, mỏ than...

  • Bụi phổi do amiăng: Hay bệnh phổi kẽ xảy ra do hít phải sợi amiăng. Chính amiăng cũng là tác nhân chính gây ra một loại ung thư hiếm gặp đó là ung thư trung biểu mô, làm tăng nguy cơ ung thư phổi. Thuật ngữ amiăng dùng để chỉ 6 loại khoáng chất có trong tự nhiên và được dùng để sản xuất các sản phẩm như xi măng, vật liệu cách nhiệt, vật liệu chống cháy, vật liệu cách nhiệt...
  • Bụi phổi do silic: Còn được gọi là bệnh xơ phổi xảy ra do thường xuyên tiếp xúc với silica tự do (silicon dioxide SiO2). Hoạt chất này được tìm thấy nhiều trong thạch anh, đá sa thạch, đá granite, đá phiến sét, đá lửa, cát... Bệnh bụi phổi silic phát triển theo 3 cách là bụi phổi cấp tính, bán cấp và mãn tính. Trong đó, thể mãn tính thường tiến triển trong một thời gian dài từ 5 - 10 năm.
  • Bụi phổi ở mỏ than (CWP): Hay còn gọi là bệnh phổi đen, xảy ra ở nhân khai thác than do hít phải các hạt bụi mịn hình thành sẹo và làm phát triển các mô xơ hóa. Bệnh được chia làm 2 dạng nhỏ là loại đơn giản và loại phức tạp.

Để phân loại bụi phổi, thường sẽ dựa vào hình ảnh chụp X quang ngực. Việc phân loại chi tiết các dạng bụi phổi còn giúp hỗ trợ công tác điều trị đạt hiệu quả cao.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Phổi tiếp xúc và tích tụ nhiều bụi, theo thời gian sẽ gây tổn thương các đại thực bào phế nang. Đây là một phần quan trong của hệ thống miễn dịch, bảo vệ hệ hô hấp. Hậu quả gây xơ hóa (sẹo) phổi, khởi phát phản ứng viêm.

Quá trình này diễn ra khi các tế bào trong cơ thể (gồm đại thực bào, tế bào lympho và tế bào biểu mô) gặp phải các hạt bụi có kích thước lớn sẽ giải phóng một số chất gây viêm như TNF-alpha, interleukin-1-beta, metallicoproteinase... Các chất này kích thích các tế bào nguyên bào sợi phát triển và phân chia, chúng tăng lên cả về số lượng lẫn kích thước, bao quanh các hạt bụi phổi tạo thành nốt sần và phát triển thành xơ hóa, dẫn đến bệnh bụi phổi.

Bụi phổi xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau tùy theo loại bụi mà bạn hít phải

Hầu hết những người mắc bệnh bụi phổi là do tiếp xúc và hít phải các bụi, sợi vô cơ của:

  • Than đá;
  • Silic;
  • Amiăng;
  • Berili;
  • Đá nhân tạo;
  • Một số chất khác như Talc (magie sulfat), sắt, barium, thiếc, cao lanh (hỗn hợp cát, mica và nhôm silicat), coban, nhôm, mica, antimon;

Các chuyên gia cho biết, không phải ai tiếp xúc với các hoạt chất trên đều mắc bệnh bụi phổi. Tiếp xúc càng lâu, rủi ro mắc bệnh càng cao. Cụ thể một số yếu tố nguy cơ phát triển bệnh bao gồm:

  • Thời gian: Thời gian làm việc, công tác quyết định thời gian tiếp xúc với các tác nhân gây bụi phổi;
  • Cường độ: Số lượng tác nhân mà bạn đã hít phải nhiều hay ít;
  • Đột biến gen: Những người phát sinh yếu tố đột biến làm tăng khả năng gây bụi phổi;
  • Các yếu tố cá nhân: Nguy cơ mắc bệnh thường cao hơn ở những người hút thuốc hoặc mắc bệnh phổi lâu năm;

Triệu chứng và chẩn đoán

Triệu chứng

Ở một người mắc bệnh bụi phổi sẽ có các triệu chứng điển hình như:

Bệnh nhân bị bụi phổi thường ho dai dẳng, ho khan hoặc có đờm, đau tức ngực, khó thở...

  • Ho dai dẳng, lâu ngày;
  • Ho khạc ra đờm dãi, chất dịch nhầy;
  • Khó thở;
  • Mệt mỏi;
  • Đau tức ngực;
  • Đổ nhiều mồ hôi ban đêm;
  • Kèm theo thở khò khè, sổ mũi, đau đầu;

Chẩn đoán

Bệnh bụi phổi được chẩn đoán bao gồm các bước đánh giá cụ thể sau:

Các xét nghiệm hình ảnh kết hợp kiểm tra thể chất, khám lâm sàng giúp chẩn đoán chính xác bệnh bụi phổi

  • Điều tra lịch sử y tế: Khai thác các thông tin về nghề nghiệp, tính chất công việc, số lượng, thời gian và mức độ phơi nhiễm. Đồng thời, kiểm tra các yếu tố khác như hút thuốc, hen suyễn hoặc các vấn đề sức khỏe liên quan đến phổi.
  • Khám sức khỏe: Bao gồm các bước khám sức khỏe tổng quát, đánh giá các dấu hiệu như nhịp thở, màu da, móng tay, đo cân nặng...
  • Xét nghiệm ABG: Đây là kỹ thuật khí máu động mạch nhằm xác định nồng độ oxy trong máu.
  • Xét nghiệm chức năng phổi: Phương pháp này giúp chẩn đoán và xác định mức độ nghiêm trọng của bệnh bụi phổi. Một số thủ thuật được áp dụng phổ biến như đo tổng dung tích phổi, đo thể tích và khả năng khuếch tán. Trường hợp nghi ngờ bị bụi phổi do beriliosis có thể tiến hành rửa phế quản phế quan kết hợp xét nghiệm tăng sinh tế bào lympho berili (BeLPT);
  • Xét nghiệm hình ảnh: Chụp X quang, CT ngực giúp kiểm tra chi tiết các tổn thương phổi và phân biệt các dạng bụi phổi khác nhau.
  • Xét nghiệm lao: Đa số các trường hợp bụi phổi silic thường phát triển kèm theo nguy cơ mắc bệnh lao.

Điều trị

Bụi phổi là tình trạng phổi tích tụ bụi quá mức trong điều kiện môi trường ô nhiễm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí đe dọa tính mạng nếu không điều trị kịp thời. Một số biến chứng nguy hiểm của bệnh bụi phổi như:

  • Bệnh lao phổi và một số bệnh lý nhiễm trùng khác;
  • Bệnh thận mãn tính;
  • Viêm phế quản mãn tính;
  • Ung thư phổi;
  • Suy hô hấp;
  • Suy tim;
  • Các bệnh lý tự miễn như viêm khớp dạng thấp, xơ cứng bì, lupus ban đỏ...;

Bệnh bụi phổi có thể tiến triển suy hô hấp, lao phổi hoặc ung thư phổi

Tiên lượng bệnh bụi phổi phụ thuộc vào thời gian và số lượng bụi ảnh hưởng đến phổi. Đa số các trường hợp được chẩn đoán bụi phổi thường mất khoảng vài năm mới phát hiện dấu hiệu. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả điều trị và mức độ hồi phục.

Nhưng nếu được phát hiện sớm, ngưng tiếp xúc với các tác nhân gây bụi phổi và điều trị tích cực, kiểm soát các triệu chứng trong thời gian dài sẽ giúp phục hồi chức năng phổi tốt, ngăn chặn các biến chứng khó lường. Tốt nhất nên chủ động thăm khám để để được chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị phù hợp.

Điều trị

Bệnh bụi phổi không thể điều trị khỏi hoàn toàn, vì các hạt bụi phổi tích tụ lâu ngày rất khó lấy ra. Mục tiêu điều trị chủ yếu nhằm giữ cho phổi hoạt động ổn định, giảm nguy cơ biến chứng. Một số lưu ý và biện pháp điều trị cơ bản dành cho bệnh nhân mắc bệnh bụi phổi bao gồm:

Bệnh nhân bụi phổi cần áp dụng liệu pháp thở oxy khi có dấu hiệu suy hô hấp

  • Ngừng công việc: Ngưng công việc đang làm hiện tại và cai thuốc lá nếu có thói quen hút thuốc.
  • Dùng thuốc: Sử dụng thuốc kê toa dạng hít như thuốc giãn phế quản giúp mở rộng đường thở hoặc corticosteroid giúp chống viêm.
  • Liệu pháp bổ sung oxy: Trường hợp kết quả xét nghiệm cho thấy lượng oxy trong máu thấp sẽ được chỉ định áp dụng liệu pháp oxy. Có thể sử dụng thông qua mặt nạ hoặc đeo dây thở ngang mũi. Tùy mức độ thiếu oxy và suy hô hấp, bệnh nhân có thể áp dụng toàn thời gian hoặc chỉ thực hiện vào ban đêm.
  • Tiêm vắc xin: Bệnh nhân bụi phổi được chỉ định tiêm vắc xin ngừa cúm và viêm phổi để bảo vệ đường hô hấp.
  • Chăm sóc tích cực: Bệnh nhân cần có chế độ chăm sóc riêng và tuân thủ thực hiện các nguyên tắc sau:
    • Dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn đầu óc và tinh thần, tránh làm việc quá sức;
    • Ăn uống lành mạnh và đầy đủ dưỡng chất, chia nhỏ các bữa để để giảm áp lực cho hệ tiêu hóa, cải thiện triệu chứng đầy bụng, khó thở;
    • Uống nhiều nước, sữa và nước ép trái cây vừa giúp ngăn ngừa mất nước vừa cung cấp nguồn dưỡng chất cần thiết cho cơ thể;
    • Tăng cường tập luyện thể dục thể thao, rèn luyện thể chất và tăng cường sức đề kháng chống lại bệnh tật, hỗ trợ phục hồi chức năng phổi nhanh hơn;
    • Chăm sóc tinh thần cho người bệnh bằng cách an ủi, động viên giúp phục hồi sức khỏe và khỏi bệnh nhanh chóng;

Đối với những trường hợp bị bụi phổi nghiêm trọng, phát triển ung thư phổi hoặc các biến chứng vĩnh viễn không thể phục hồi, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật ghép phổi nhằm duy trì sự sống.

Phòng ngừa

Bụi phổi là bệnh lý về phổi rất khó lường, nguy hiểm và dễ phát sinh biến chứng. Do đó, chỉ cần thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa, bạn sẽ có sức khỏe tốt và giảm nguy cơ mắc bệnh bụi phổi.

Đeo khẩu trang để hạn chế tiếp xúc với bụi giảm nguy cơ gây bụi phổi

  • Tuân thủ các quy tắc về an toàn lao động, nhất là với các môi trường làm việc chứa nhiều bụi, hóa chất, trang bị đầy đủ đồ bảo hộ như khẩu trang, quần áo, kính...
  • Ưu tiên sử dụng mặt nạ lọc bụi, trọng lượng nhẹ giúp việc hít thở dễ dàng và vừa vặn, không gây dị ứng, kích ứng da.
  • Nói không với thuốc lá và các chất kích thích có hại cho sức khỏe.
  • Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn, đặc biệt sau khi làm việc tiếp xúc nhiều với bụi bẩn.
  • Tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin ngừa bệnh theo khuyến cáo của Bộ Y tế.

Những câu hỏi quan trọng khi đi khám

1. Tôi bị tức ngực, khó thở, ho dai dẳng có đờm hoặc ho khan là dấu hiệu của bệnh gì?

2. Tôi làm việc trong môi trường nhiều bụi bặm có phải nguyên nhân gây bệnh bụi phổi không?

3. Tôi cần làm những xét nghiệm nào để chẩn đoán xác định bệnh bụi phổi?

4. Bệnh bụi phổi có nguy hiểm không? Tỷ lệ tử vong có cao không?

5. Bệnh bụi phổi có chữa khỏi dứt điểm được không?

6. Phác đồ điều trị bệnh bụi phổi hiệu quả nhất dành cho trường hợp của tôi?

7. Tôi có cần nhập viện để điều trị các biến chứng của bụi phổi không?

8. Tôi cần chú ý những gì trong quá trình điều trị bệnh bụi phổi?

9. Quá trình điều trị bụi phổi mất bao lâu thì khỏi?

10. Chi phí điều trị bệnh bụi phổi tốn bao nhiêu? Có dùng thẻ BHYT được không?

Bệnh bụi phổi gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và gây các ra biến chứng nguy hiểm khó lường, thậm chí đe dọa đến tính mạng nếu không điều trị kịp thời. Do đó, cách tốt nhất để duy trì sức khỏe và bảo tồn chức năng phổi đó là tuân thủ thực hiện các biện pháp bảo vệ đường hô hấp, chủ động trong thăm khám, điều trị ngay khi phát hiện các dấu hiệu bất thường.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Bệnh Thuyên Tắc Phổi
Thuyên tắc phổi là tình trạng các cục máu đông xuất hiện trong động mạch phổi và làm tắc nghẽn dòng chảy của máu. Trong đợt thuyên tắc phổi cấp…
Bệnh Ngộ độc thịt
Ngộ độc thịt là căn bệnh hiếm gặp nhưng rất…
Bệnh Ung Thư Phổi
Ung thư phổi là căn bệnh phổ biến nhất trong…
Bệnh Giãn Phế Quản
Giãn phế quản là một trong những bệnh lý đường…
Bệnh Tràn Dịch Màng Phổi

Tràn dịch màng phổi là một trong những bệnh lý về phổi phổ biến và có tỷ lệ mắc cao…

Bệnh Lao Màng Phổi

Lao màng phổi là một dạng lao ngoài phổi phổ biến, chỉ sau lao hạch bạch huyết. Đây là bệnh…

Lao phổi Bệnh Lao Phổi

Lao phổi là thể lao phổ biến nhất trên thế giới và là nguyên nhân lớn thứ 2 gây tử…

Áp xe phổi Bệnh Áp Xe Phổi

Áp xe phổi là bệnh lý nhiễm trùng phổi do tác nhân vi khuẩn và ký sinh trùng. Người lớn…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

[ads_sidebar]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua