Hội chứng Asherman

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Hà Thị Dung

Cố vấn chuyên môn sản phụ khoa

Hội chứng Asherman là tình trạng hiếm gặp gây ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe sinh sản của phụ nữ. Đặc trưng bởi các dấu hiệu như rối loạn kinh nguyệt kéo dài, đau bụng hành kinh nhưng không ra máu kinh, sảy thai nhiều lần hoặc vô sinh tái phát... Tình trạng này có thể điều trị được bằng phương pháp phẫu thuật tái tạo niêm mạc tử cung. 

Hội chứng Asherman xảy ra khi bên trong tử cung hình thành các mô sẹo, gây dính niêm mạc tử cung

Tổng quan

Hội chứng Asherman (Asherman's Syndrome) hay tình trạng dính buồng tử cung, xảy khi các mô sẹo hình thành bên trong tử cung. Thường là do biến chứng từ việc nạo phá thai quá mạnh tay hoặc cơ thể phản ứng lại trong quá trình nạo. Hậu quả khiến tử cung bị lấp đầy bởi sẹo, dẫn đến không hành kinh hoặc ra ít kinh.

Hội chứng này khá hiếm gặp nhưng khá nghiêm trọng. Hệ lụy rõ ràng nhất chính là gây khó khăn cho việc thụ thai hoặc tăng nguy cơ phát triển các biến chứng khó lường khi mang thai.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Có nhiều nguyên nhân gây ra hội chứng Asherman, bao gồm:

Ảnh hưởng từ các cuộc phẫu thuật

Trong hầu hết các trường hợp, hội chứng Asherman xảy ra ở những người phụ nữ  đã từng trải qua các thủ thuật tác động đến tử cung như kỹ thuật nong và nạo (D&C) để phá thai, chấm dứt thai kỳ hoặc loại bỏ phần nhau thai còn sót lại sau khi sinh. Những thủ thuật này có thể gây ra các tổn thương thực thể tại niêm mạc tử cung, dẫn đến hình thành mô sẹo.

Các thủ thuật D&C để nạo phá thai hoặc loại bỏ nhau thai còn sót lại làm tăng nguy cơ phát triển hội chứng Asherman

Theo thống kê, nếu khoảng thời gian phẫu thuật diễn ra trong vòng 2 - 4 tuần sau sinh, nguy cơ phát triển hội chứng Asherman là 25%. Riêng thủ thuật D&C sau sảy thai, nguy cơ mắc hội chứng này là khoảng 30%.

Ngoài ra, một số ít trường hợp phẫu thuật loại bỏ khối u xơ tử cung, ung thư nội mạc tử cung hoặc khối polyp nội mạc cũng có thể gây ra tổn thương tử cung, gây ra các triệu chứng hội chứng Asherman.

Nhiễm trùng 

Một nguyên nhân khác gây hội chứng Asherman là do nhiễm trùng nội mạc tử cung. Trong đó, bệnh lao sinh dục hoặc nhiễm sán máng là tác nhân phổ biến nhất tấn công và xâm nhập vào hệ thống sinh sản gây dính khoang tử cung, viêm và có sẹo. Ngoài ra, tình trạng viêm nội mạc tử cung hoặc viêm vùng chậu (PID) cũng góp phần gây viêm và sẹo niêm mạc tử cung.

Rối loạn nội tiết tố

Những chị em phụ nữ gặp phải tình trạng rối loạn nội tiết tố, nồng độ estrogen thấp hơn ngưỡng cho phép có thể làm tăng nguy cơ phát triển tình trạng này. Vì đây là loại hormone quan trọng có nhiệm vụ duy trì sự khỏe mạnh của niêm mạc tử cung. Khi nồng độ hormone này quá thấp, sẽ khiến lớp niêm mạc tử cung ngày càng mỏng dần đi, hình thành tổn thương và để lại sẹo.

Rối loạn tự miễn dịch

Hội chứng Asherman cũng có thể phát sinh do tình trạng rối loạn tự miễn dịch. Tình trạng này xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể hoạt động bất thường, tấn công đến chính các mô của nó. Điều này dẫn đến tình trạng viêm và hình sẹo niêm mạc tử cung.

Một số nguyên nhân khác

  • Xạ trị hoặc tiếp xúc với các nguồn bức xạ khác tác động đến vùng chậu;
  • Biến chứng phẫu thuật cắt bỏ 1 hoặc cả 2 bên tử cung;
  • Tiền sử mắc bệnh lạc nội mạc tử cung;

Triệu chứng và chẩn đoán

Triệu chứng 

Chị em phụ nữ mắc hội chứng Asherman thường gặp các triệu chứng điển hình sau:

Mắc hội chứng Asherman gây rối loạn kinh nguyệt, đau vùng chậu, sảy thai tái phát

  • Rối loạn kinh nguyệt, hành kinh thất thường, lúc có lúc không;
  • Đau bụng dữ dội khi đến chu kỳ hành kinh;
  • Đau nhức vùng chậu, nhất là khi quan hệ;
  • Tích tụ máu kinh trong cổ tử cung;
  • Sảy thai hoặc vô sinh thứ phát;

ĐỌC NGAY: Khám – chữa vô sinh hiếm muộn ở đâu uy tín nhất hiện nay?

Chẩn đoán

Chẩn đoán hội chứng Asherman được thực hiện thông qua kết hợp thăm khám sức khỏe toàn diện và xem xét tiền sử bệnh cá nhân. Sau đó, khi phát hiện các bất thường, cần kết hợp thực hiện một số xét nghiệm thường quy và xét nghiệm hình ảnh để đưa ra chẩn đoán xác nhận về hội chứng Asherman.

Chẩn đoán hội chứng Asherman thông qua thăm khám sức khỏe kết hợp các xét nghiệm hình ảnh như siêu âm hoặc nội soi tử cung

Cụ thể một số phương pháp chẩn đoán bao gồm:

  • Kiểm tra thể chất: Đây là bước đầu tiên quan trọng để đánh giá tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Trong quá trình khám, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra vùng chậu để phát hiện các bất thường ở tử cung hoặc cổ tử cung. Đồng thời, sử dụng mỏ vịt để kiểm tra âm đạo và cổ tử cung để tìm kiếm dấu hiệu sẹo dính.
  • Xét nghiệm hình ảnh: Các kỹ thuật hình ảnh cũng góp phần chẩn đoán chính xác hội chứng Asherman. Các kỹ thuật được áp dụng phổ biến gồm:
    • Nội soi bàng quang: Được thực hiện bằng cách đưa một ống mỏng, mềm, linh hoạt có gắn camera vào tử cung nhằm quan sát các mô sẹo, chất dính trong tử cung;
    • Kỹ thuật HSG (Hysterosalpingogram): Kỹ thuật này cũng góp phần chẩn đoán hội chứng Asherman. Được thực hiện bằng cách tiêm thuốc nhuộm vào trong tử cung, sau đó chụp X quang để quan sát tử cung, ống dẫn trứng và phát hiện các bất thường.
    • Siêu âm: Hình ảnh siêu âm cho phép quan sát độ dày của niêm mạc tử cung và nang trứng để phát hiện tổn thương.
  • Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu không thể chẩn đoán chính xác hội chứng Asherman, nhưng nó giúp loại trừ các tình trạng sức khỏe tiềm ẩn khác có triệu chứng tương tự.

Việc chẩn đoán xác nhận hội chứng Asherman giúp quá trình điều trị đúng hướng và đạt kết quả cao. Việc chẩn đoán cần phân biệt với các bệnh lý sau:

  • Bệnh tuyến giáp;
  • Chứng mãn kinh sớm;
  • Rối loạn chức năng tuyến yên;
  • Rối loạn chức năng vùng dưới đồi;
  • Khối u buồng trứng hoặc u tuyến thượng thận tiết androgen;
  • Hẹp cổ tử cung;
  • Buồng trứng đa nang;

Biến chứng và tiên lượng

Hội chứng Asherman gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của chị em phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Nhiều trường hợp gặp khó khăn trong việc thụ thai hoặc tăng nguy cơ sảy thai nhiều lần dù đã được điều trị tích cực. Đặc biệt, phụ nữ mắc hội chứng Asherman có thể mắc ung thư nội mạc tử cung trước hoặc sau khi bị mãn kinh.

Không những vậy, trong trường hợp phụ nữ mang thai đã mắc hội chứng Asherman, sự dày lên và kết dính của niêm mạc tử cung có thể gây ra nhiều biến chứng sản khoa khó lường, ảnh hưởng đáng kể đến sự phát triển của thai nhi. Một số biến chứng có thể gặp phải như:

  • Nhau thai cài răng lược;
  • Gai nhau bám vào lớp cơ tử cung;
  • Xuất huyết quá nhiều;
  • Sót nhau thai;
  • Trẻ sinh ra có cân nặng thấp;

Hội chứng Asherman gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng sinh sản của chị em phụ nữ

Do đó, nếu mắc phải hội chứng này, phụ nữ mang thai cần được theo dõi chặt chẽ để kịp thời có những chỉ định xử lý phù hợp.

Mặc dù hội chứng Asherman khiến chị em phụ nữ giảm cơ hội thụ thai và sinh con, nhưng nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, tái tạo và phục hồi lại lớp niêm mạc tử cung. Hầu hết trường hợp đều có tiên lượng tốt và giảm nguy cơ tái phát dài lâu.

Điều trị

Việc điều trị hội chứng Asherman phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng dính niêm mạc tử cung và các triệu chứng mà bệnh nhân đang gặp phải. Dựa vào kết quả chẩn đoán, những trường hợp nhẹ không nhất thiết phải điều trị. chỉ những trường hợp nặng mới cần phải can thiệp điều trị sớm để xử lý tổn thương.

Phẫu thuật

Phẫu thuật nội soi là phương pháp chính giúp điều trị hội chứng Asherman. Mục tiêu của phẫu thuật nhằm cắt bỏ các mô sẹo hoặc chất kết dính dưới sự hỗ trợ của hình ảnh nội soi từ các thiết bị nhỏ được đưa vào tử cung thông qua cổ tử cung. Trong trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể sử dụng ống thông bóng để đưa vào tử cung nhằm ngăn chặn sự tái hình thành của các chất kết dính.

Phẫu thuật loại bỏ mô sẹo kết hợp nong bóng để ngăn ngừa tái phát dính tử cung

Sau phẫu thuật, bệnh nhân có thể được chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh để phòng ngừa nhiễm trùng. Để đạt hiệu quả tốt nhất, bệnh nhân cần tái khám thường xuyên để kiểm tra vết mổ và đánh giá nhiễm trùng. Khuyến cáo nên chọn những bệnh viện, cơ sở y tế uy tín để đạt kết quả điều trị cao, an toàn.

Điều trị nội tiết tố

Đây cũng là phương pháp giúp hỗ trợ điều trị hội chứng Asherman khá hiệu quả. Việc sử dụng liệu pháp estrogen có khả năng thúc đẩy sự phát triển khỏe mạnh của niêm mạc tử cung và ức chế sự hình thành mô sẹo. Đồng thời, hỗ trợ điều hòa chu kỳ kinh nguyệt và ngăn ngừa tái phát tình trạng dính tử cung.

Hỗ trợ chăm sóc tại nhà

Bên cạnh các biện pháp điều trị y tế, bệnh nhân cũng cần thực hiện tích cực các biện pháp điều trị chăm sóc tại nhà nhằm cải thiện triệu chứng hội chứng Asherman. Chẳng hạn như:

  • Đảm bảo chế độ ăn uống đủ chất, sử dụng thực phẩm lành mạnh, giàu vitamin và khoáng chất.
  • Tạo thói quen thực hiện các kỹ thuật giảm căng thẳng, tránh stress thông qua yoga hoặc thiền định.
  • Tập thể dục hàng ngày giúp nâng cao thể trạng, cải thiện tuần hoàn và thúc đẩy quá trình chữa lành tổn thương tử cung.
  • Khi bị đau quá mức, hãy áp dụng liệu pháp nhiệt như chườm ấm hoặc túi sưởi để cải thiện đáng kể cơn đau.

Phòng ngừa

Hội chứng Asherman có thể phát triển do rất nhiều nguyên nhân và yếu tố khác nhau, nên rất khó phòng ngừa tuyệt đối. Tuy nhiên, chị em vẫn có thể thực hiện các biện pháp tích cực dưới đây để giảm nguy cơ phát triển tình trạng này. Bao gồm:

Thăm khám kiểm tra sức khỏe định kỳ và điều trị dứt điểm các vấn đề sức khỏe bất thường giúp phòng ngừa hội chứng Asherman

  • Tránh thực hiện các thủ thuật nong và nạo (D&C) tử cung không cần thiết.
  • Với những bệnh lý nhiễm trùng cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa hoặc điều trị nhiễm trùng càng sớm càng tốt.
  • Điều trị kịp thời các hiện tượng đau nhức hoặc chảy máu quá mức để giảm thiểu nguy cơ tổn thương tử cung.
  • Sử dụng biện pháp tránh thai an toàn để giảm nguy cơ mang thai ngoài ý muốn.

Những câu hỏi quan trọng khi đi khám

1. Tại sao tôi bị vô kinh trong thời gian dài, đau bụng, sảy thai liên tiếp?

2. Nguyên nhân khiến tôi mắc phải hội chứng Asherman?

3. Tôi cần làm gì để chẩn đoán xác nhận hội chứng Asherman?

4. Hội chứng Asherman gây ra những biến chứng gì?

5. Tình trạng bệnh của tôi có cần điều trị không?

6. Phương pháp điều trị tốt nhất đối với hội chứng Asherman?

7. Những lợi ích và rủi ro có liên quan khi thực hiện phẫu thuật điều trị hội chứng Asherman?

8. Tôi cần làm gì để chăm sóc sức khỏe cải thiện triệu chứng hội chứng Asherman?

9. Thời gian điều trị hội chứng Asherman mất bao lâu?

10. Tôi cần làm gì để phòng ngừa tái phát hội chứng Asherman?

Có thể thấy, hội chứng Asherman gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe sinh sản của chị em phụ nữ. Mặc dù nguyên nhân gây ra hội chứng rất đa dạng, nhưng chị em không cần quá lo lắng, chỉ cần tích cực thực hiện các biện pháp an toàn để giảm thiểu rủi ro phát triển. Đồng thời, thực hiện các biện pháp điều trị tích cực càng sớm càng tốt theo chỉ định của bác sĩ để duy trì sức khỏe sinh sản.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chia sẻ:
Bệnh Tan Máu Bẩm Sinh (thalassemia)
Bệnh tan máu bẩm sinh thalassemia là bệnh di truyền do thừa hưởng gen đột biến huyết sắc tố từ bố mẹ. Trẻ chào đời mắc bệnh thalassemia với nhiều…
U xơ tử cung Bệnh U Xơ Tử Cung
U xơ tử cung là bệnh lý phụ khoa khá…
Hội chứng siêu nữ (hội chứng 3X)
Hội chứng siêu nữ là bệnh lý di truyền chỉ…
Buồng trứng đa nang Bệnh Buồng Trứng Đa Nang
Đa nang buồng trứng (PCOS) là một tình trạng mãn…
Mang thai ngoài tử cung

Mang thai ngoài tử cung là tình trạng trứng đã thụ tinh làm tổ và phát triển ngoài tử cung.…

Bệnh Xoắn Buồng Trứng

Xoắn buồng trứng là một trong những cấp cứu phụ khoa thường gặp ở nữ giới trong độ tuổi sinh…

Bệnh Viêm Buồng Trứng

Viêm buồng trứng là tình trạng viêm nhiễm xảy ra tại buồng trứng. Bệnh xảy ra do có liên quan…

Tắc vòi trứng Bệnh Tắc Vòi Trứng

Tắc vòi trứng thường xảy ra do chấn thương, viêm và các bệnh phụ khoa khác, dẫn đến đau bụng…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Hà Thị Dung

Cố vấn chuyên môn sản phụ khoa

[ads_sidebar]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua