Bệnh Xoắn Buồng Trứng

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Hà Thị Dung

Cố vấn chuyên môn sản phụ khoa

Xoắn buồng trứng là một trong những cấp cứu phụ khoa thường gặp ở nữ giới trong độ tuổi sinh sản. Đây là biến chứng cực kỳ nguy hiểm, không thể tự phục hồi. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây tổn thương, hoại tử buồng trứng, hình thành áp xe, viêm phúc mạc, ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng sinh sản và sức khỏe của chị em phụ nữ. 

Tổng quan

Xoắn phần phụ (Adnexal torsion) là một trong những biến chứng cấp cứu phụ khoa phổ biến, gồm 3 dạng chính gồm xoắn vòi trứng (Isolated fallopian tube torsion), xoắn vòi - buồng trứng và xoắn buồng trứng (Ovarian torsion - OT).

Xoắn buồng trứng là căn bệnh sản phụ khoa phổ biến đối với phụ nữ trong độ tuổi sinh nở

Xoắn buồng trứng còn được gọi là u nang xoắn buồng trứng, chiếm khoảng 67% trên tổng các ca bệnh xoắn phần phụ và là dạng cấp cứu phụ khoa xếp thứ 5. Đây là tình trạng xảy ra khi buồng trứng bị xoắn xung quanh các dây chằng, làm chặn đứng quá trình tuần hoàn máu, gây giảm lượng máu nuôi dưỡng buồng trứng, vòi trứng,... Hậu quả là làm chết các mô tế bào tại đây, xung quanh buồng trứng, thậm chí biến chứng hoại tử, áp xe cực kỳ nguy hiểm.

Bệnh xoắn buồng trứng xảy ra ở nữ giới trong bất kỳ độ tuổi nào, từ trẻ em cho đến người lớn. Ở trẻ em, xoắn buồng trứng là nguyên nhân phổ biến gây ra chứng đau bụng cấp (chiếm 2.7%). Hầu hết các ca bệnh xoắn buồng trứng đều xuất hiện ở bên buồng trứng bên phải, đa phần là lành tính, hiếm khi ác tính.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Có nhiều nguyên nhân và yếu tố rủi ro làm tăng nguy cơ gây ra xoắn buồng trứng:

Sự tồn tại của các u nang buồng trứng dù lành tính hay ác tính đều có thể gây ra xoắn buồng trứng

  • Tuổi tác: Chức năng buồng trứng thường hoạt động mạnh trong độ tuổi sinh sản và có nguy cơ cao gây xoắn buồng trứng. Đây là lý do vì sao bệnh thường xảy ra ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Điều này cũng đồng nghĩa với việc càng lớn tuổi hoặc những trẻ trước tuổi dậy thì nguy cơ bị xoắn buồng trứng thấp.
  • Có nhiều u nang: Những người càng có nhiều u nang trong buồng trứng càng dễ bị xoắn, lật buồng trứng. Tình trạng này thường xảy ra ở những chị em mắc hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) hoặc các nang khiếm khuyết có nguy cơ gây ung thư.
  • Điều trị vô sinh bằng thuốc: Tác dụng phụ của các loại thuốc kích thích rụng trứng có thể khiến buồng trứng phát triển to ra, trứng căng mọng và dễ bị lật, xoắn.
  • Dị tật ống dẫn trứng dài: Theo một thống kê, nữ giới có ống dẫn trứng dài hơn bình thường có nguy cơ cao bị lật, xoắn buồng trứng.
  • Mang thai: U nang buồng trứng phát sinh trong giai đoạn mang thai khiến hormone nội tiết tăng cao, khiến các dây chằng xung quanh giãn ra quá mức, quấn vào buồng trứng gây xoắn. Thường xảy ra trong 3 tháng đầu thai kỳ.
  • Tiền sử phẫu thuật: Những chị em đã từng thực hiện phẫu thuật ở vùng hông chậu, vùng tiểu khung... có nguy cơ cao bị xoắn buồng trứng.

Triệu chứng và chẩn đoán

Triệu chứng

Các triệu chứng xoắn buồng trứng thường không đặc hiệu và dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Tuy nhiên, khi thăm khám lâm sàng, bệnh nhân bị xoắn buồng trứng sẽ có các biểu hiện đa dạng, tùy thuộc vào vị trí, thời gian, tần suất và mức độ xoắn của buồng trứng.

Đau bụng đột ngột và dữ dội ở vùng bụng dưới bên trái là triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân xoắn buồng trứng

Có thể kể đến một số dấu hiệu cơ bản như:

  • Xuất hiện cơn đau bụng dữ dội và liên tục hoặc quặn thắt từng cơn ở vùng bụng dưới, vùng chậu;
  • Đau kéo dài và thường không đáp ứng với thuốc giảm đau vì các xoắn buồng trứng không thể tự tháo;
  • Buồn nôn, nôn mửa đến mức da nhợt nhạt, tái xanh, vã mồ hôi, choáng váng...;
  • Sốt cao ở giai đoạn nặng;
  • Một số trường hợp còn kèm theo các biểu hiện như chướng bụng, khó tiêu, táo bón, phù chân... tùy theo mức độ chèn ép của khối xoắn buồng trứng đến các cơ quan lân cận;

Chẩn đoán

Bên cạnh đánh giá các triệu chứng lâm sàng, bệnh nhân sẽ được chỉ định thực hiện các biện pháp chẩn đoán cần thiết sau:

Siêu âm là biện pháp chẩn đoán xoắn buồng trứng phổ biến nhất

  • Siêu âm Doppler màu: Là biện pháp chẩn đoán được áp dụng phổ biến nhất, tiết kiệm và đem lại hiệu quả cao. Tùy từng trường hợp có thể thực hiện siêu âm bụng hoặc siêu âm đầu dò âm đạo. Hình ảnh siêu âm ở bệnh nhân bị xoắn buồng trứng cho thấy:
    • Kích thước buồng trứng to bất thường, chèn ép tử cung;
    • Phù nề nang noãn, dày niêm mạc;
    • Không có tín hiệu các mạch máu trong buồng trứng...;
  • Các chẩn đoán hình ảnh: như chụp CT scan hoặc cộng hưởng từ MRI cũng là những phương tiện chẩn đoán hiệu quả được cân nhắc áp dụng.
  • Các xét nghiệm khác: Nhằm hỗ trợ phát hiện bất thường và loại trừ các nguyên nhân khác gây xoắn buồng trứng như viêm ruột thừa, mang thai ngoài tử cung, nhiễm trùng đường tiết niệu, sỏi thận, viêm dạ dày ruột...
    • Xét nghiệm máu;
    • Xét nghiệm nước tiểu ;
    • Nội soi ổ bụng;
    • ...

Biến chứng và tiên lượng

Xoắn buồng trứng là biến chứng nguy hiểm cần được cấp cứu y khoa ngay để xử lý, bảo tồn buồng trứng và khả năng sinh sản, đặc biệt là tính mạng của người bệnh. Bởi xoắn buồng trứng giai đoạn nặng nhưng không được điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều hệ lụy khó lường.

Nhiễm trùng, hoại tử là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của xoắn buồng trứng giai đoạn nặng

  • Biến chứng xoắn buồng trứng nguy hiểm nhất là hoại tử buồng trứng. Bắt buộc phải phẫu thuật cắt bỏ 1 phần hoặc toàn bộ buồng trứng. Kéo theo những hệ lụy về khả năng mang thai, sinh sản về sau của chị em.
  • Hoặc trường hợp không xử lý đoạn buồng trứng bị hoại tử có thể gây nhiễm trùng nặng, hình thành áp xe, dẫn đến viêm phúc mạc hoặc bội nhiễm lây lan sang nhiều cơ quan lân cận, nguy hiểm nhất là nhiễm trùng huyết.

Bệnh nhân sau khi được phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng cần phải tiếp tục theo dõi và tuân thủ các chỉ định về chăm sóc hậu phẫu nhằm ngăn ngừa biến chứng nhiễm trùng, giảm thiểu nguy cơ tái phát.

Tiên lượng điều trị xoắn buồng trứng tương đối tốt nếu phát hiện và can thiệp kịp thời trong giai đoạn đầu chưa có biến chứng. Tuy nhiên, dù đã bị cắt bỏ buồng trứng nhưng không có nghĩa chị em hoàn toàn mất khả năng mang thai, với điều kiện vẫn còn 1 bên buồng trứng hoạt động. Do đó, hãy sớm thăm khám chuyên khoa để được tư vấn biện pháp bảo tồn sinh sản phù hợp.

Điều trị

Bệnh nhân bị xoắn buồng trứng giai đoạn bùng phát triệu chứng cần được đưa đến bệnh viện ngay để xử lý. Hiện nay, phẫu thuật là phương pháp điều trị xoắn buồng trứng được áp dụng phổ biến nhất, nên được thực hiện càng sớm càng tốt (thường phải trước 6 tiếng kể từ khi bùng phát triệu chứng).

Mục tiêu phẫu thuật nhằm tháo xoắn và cố định buồng trứng để giảm thiểu nguy cơ tái phát. Trường hợp xoắn buồng trứng đã biến chứng hoại tử sẽ được chỉ định phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn để ngăn không cho nhiễm trùng lây lan.

Phẫu thuật tháo xoắn, bóc tách khối u hoặc cắt bỏ khối hoại tử là những biện pháp được chỉ định phổ biến nhất

Hiện nay, có 2 phương pháp phẫu thuật được áp dụng phổ biến gồm:

  • Mổ nội soi: Phương pháp này sử dụng các thiết bị hiện đại gồm ống nội soi nhỏ, mềm có gắn camera và dao mổ vào bên trong cơ thể, tiếp cận đến vị trí buồng trứng để tiến hành xử lý ổ xoắn. Bệnh nhân sẽ được gây tê trong quá trình thực hiện để giảm thiểu đau đớn. Ưu điểm của phương pháp này là ít chảy máu, ít đau đớn, hiệu quả cao, ít rủi ro biến chứng.
  • Mổ hở truyền thống: Bệnh nhân sẽ được gây mê hoàn toàn để không có cảm giác đau đớn. Mổ hở sẽ phải rạch một đường lớn trên bụng, ngay vị trí buồng trứng. Sau đó bác sĩ sẽ dùng tay để tháo xoắn buồng trứng hoặc cắt bỏ khối hoại tử, bóc tách khối u. Kỹ thuật này đòi hỏi người thực hiện phải có tay nghề và kinh nghiệm cao. Nhược điểm là vết mổ lớn, lâu lành, mất nhiều thời gian để hồi phục và dễ biến chứng.

Sau phẫu thuật điều trị xoắn buồng trứng, bệnh nhân cần dành nhiều thời gian để phục hồi và chăm sóc tích cực bằng những biện pháp sau:

Chăm sóc hậu phẫu theo chỉ định của bác sĩ để sớm phục hồi sức khỏe

  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, đủ chất, tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu chất xơ, vitamin khoáng chất từ rau xanh, củ quả, trái cây...;
  • Ưu tiên những món chế biến lỏng, mềm, dễ tiêu hóa, giảm nguy cơ táo bón;
  • Uống nhiều nước;
  • Vệ sinh vết mổ sạch sẽ, ngăn nhiễm trùng;
  • Nghỉ ngơi nhiều, tránh thức khuya, không làm việc quá sức, không vận động nặng để tránh gây ảnh hưởng đến vết mổ;
  • Nói không với các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá;
  • Vận động nhẹ nhàng, đi bộ 5 - 10 phút sau bữa ăn;

Ngoài phẫu thuật, bệnh nhân cũng sẽ được chỉ định dùng thuốc giảm đau, chống viêm không steroid hoặc opioid nhằm hỗ trợ cải thiện triệu chứng xoắn buồng trứng tạm thời hoặc dùng sau khi phẫu thuật xong. Tùy từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định toa thuốc phù hợp. Bệnh nhân cần tuân thủ liều dùng thuốc để ngăn ngừa các biến chứng khó lường.

Phòng ngừa

Phòng ngừa xoắn buồng trứng không hề khó, chị em chỉ cần thực hiện các biện pháp tích cực trong lối sống, sinh hoạt hàng ngày:

Một lối sống lành mạnh giúp giảm nguy cơ hình thành khối u, giảm thiểu biến chứng xoắn buồng trứng

  • Tránh lạm dụng thuốc kích thích sinh sản, giảm nguy cơ hình thành khối u nang buồng trứng gây biến chứng xoắn buồng trứng.
  • Trường hợp đã có u nang buồng trứng nên sinh hoạt điều độ, đi lại nhẹ nhàng, tránh vận động mạnh gây chấn thương hoặc quan hệ tình dục quá mạnh tăng nguy cơ xoắn buồng trứng.
  • Thiết lập lối sống lành mạnh để ngăn ngừa phát triển khối u:
    • Tập thể dục, rèn luyện sức khỏe thể chất nâng cao đề kháng, tăng cường miễn dịch chống lại bệnh tật;
    • Ăn uống đủ chất, bổ sung các loại thực phẩm lành mạnh, tốt cho sức khỏe và đặc biệt tốt cho buồng trứng;
    • Bổ sung đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể hàng ngày;
    • Kiểm soát căng thẳng, duy trì trạng thái tinh thần tích cực thông qua yoga, thiền định...;
  • Thăm khám sức khỏe phụ khoa và sinh sản định kỳ ít nhất 6 tháng/ lần, khám sức khỏe tổng quát thường xuyên để sớm phát hiện vấn đề sức khỏe bất thường và kịp thời điều trị phòng ngừa các rủi ro về sau.

Những câu hỏi quan trọng khi đi khám

1. Nguyên nhân khiến tôi bị xoắn buồng trứng là gì?

2. Những dấu hiệu xoắn buồng trứng tôi cần theo dõi?

3. Xoắn buồng trứng có nguy hiểm không?

4. Bị xoắn buồng trứng có ảnh hưởng khả năng sinh sản không?

5. Biện pháp chẩn đoán xoắn buồng trứng tôi cần thực hiện là gì?

6. Phương pháp điều trị xoắn buồng trứng tốt nhất dành cho tôi?

7. Phẫu thuật xoắn buồng trứng bằng phương pháp nào phù hợp?

8. Chế độ chăm sóc hậu phẫu tôi cần thực hiện?

9. Sau điều trị xoắn buồng trứng có bị tái phát không?

10. Thời gian điều trị xoắn buồng trứng mất bao lâu?

Xoắn buồng trứng là biến chứng rất nguy hiểm, có thể gây vô sinh và nặng nhất là nhiễm trùng hoại tử, đe dọa tính mạng người bệnh. Do đó, chị em không nên chủ quan, lơ là khi phát hiện những biểu hiện bất thường trong cơ thể cũng như việc thăm khám và điều trị. Đồng thời, thực hiện lối sống sinh hoạt lành mạnh để phòng ngừa tái phát bệnh, bảo vệ sức khỏe và bảo tồn chức năng sinh sản.

Tham khảo thêm:

Chia sẻ:
Hội chứng truyền máu song thai
Hội chứng truyền máu song thai là vấn đề sản khoa hiếm gặp, thường xảy ra ở những cặp sinh đôi có chung nhau thai. Hội chứng này khiến một…
Hội chứng Asherman
Hội chứng Asherman là tình trạng hiếm gặp gây ảnh…
Buồng trứng đa nang Bệnh Buồng Trứng Đa Nang
Đa nang buồng trứng (PCOS) là một tình trạng mãn…
Hội Chứng XYY (hội chứng siêu nam)
Hội chứng XYY chỉ xảy ra ở trẻ nam sau…
Loạn Sản Cổ Tử Cung

Loạn sản cổ tử cung là tình trạng phát triển bất thường của các tế bào trên cổ tử cung…

Tắc vòi trứng Bệnh Tắc Vòi Trứng

Tắc vòi trứng thường xảy ra do chấn thương, viêm và các bệnh phụ khoa khác, dẫn đến đau bụng…

Bệnh Đa Ối

Đa ối là hiện tượng tích tụ lượng nước ối lớn khiến tử cung của thai phụ to hơn bình…

Bệnh Sứt Môi Hở Hàm Ếch

Sứt môi hở hàm ếch là dị tật bẩm sinh rất phổ biến. Xảy ra do sự kết hợp giữa…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Hà Thị Dung

Cố vấn chuyên môn sản phụ khoa

[ads_sidebar]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua