Loạn Sản Cổ Tử Cung

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Hà Thị Dung

Cố vấn chuyên môn sản phụ khoa

Loạn sản cổ tử cung là tình trạng phát triển bất thường của các tế bào trên cổ tử cung do virus HPV gây ra. Đa số trường hợp bệnh thường lành tính và có thể điều trị khỏi bằng phương pháp phẫu thuật cắt bỏ. Một số ít trường hợp còn lại phát triển thành ung thư cổ tử cung cần được can thiệp, điều trị kịp thời trước khi khối u di căn. 

Tổng quan

Loạn sản cổ tử cung (Cervical Dysplasia) là tình trạng phát triển bất thường các tế bào trên bề mặt cổ tử cung, có tên là Intraepithelial. Chúng là những chất hiện diện ở lớp mô biểu mô của cổ tử cung, tuy nhiên chúng không có khả năng phát triển qua lớp bề mặt đó.

Loạn sản cổ tử cung là tình trạng các tế bào trên bề mặt cổ tử cung phát triển bất thường

Đây là tình trạng tiền ung thư còn có tên gọi khác là chứng tân sinh trong biểu mô cổ tử cung (Cervical Intraepithelial Neoplasi - CIN). Nhiều người nhầm lẫn trạng này với khối u ung thư. Bản chất của hiện tượng này là những bất thường của tế bào có khả năng phát triển thành ung thư cổ tử cung nếu bạn không điều trị sớm.

Ước tính có khoảng 250 ngàn đến 1 triệu trường hợp được chẩn đoán mắc chứng loạn sản cổ tử cung do nhiễm virus HPV. Bao gồm nhóm đối tượng sinh ra là nữ giới (AFAB) và cả những người chuyển giới nam sang nữ, nữ sang nam đang hoạt động tình dục. Phổ biến nhất ở phụ nữ đang trong độ tuổi sinh đẻ, từ 25 - 35 tuổi.

Phân loại

Chứng loạn sản cổ tử cung được chia làm 2 dạng chính gồm:

  • Loạn sản nhẹ (LSIL): Là những tổn thương nội mô mức độ thấp.
  • Loạn sản trung bình hoặc nặng (HSIL): Là những tổn thương nội mô mức độ cao.

Cả 2 dạng này đều có nguy cơ phát triển hoặc không phát triển thành ung thư.

Loạn sản cổ tử cung có 2 cấp độ chính là nhẹ LSIL và trung bình - nặng HSIL

Ngoài ra, dựa vào hệ thống phân loại mức độ nghiêm trọng của bệnh dựa vào số lượng mô biểu mô phát triển các tế bào bất tường trong cổ tử cung, bệnh được phân chia làm 3 giai đoạn chính gồm:

  • CIN 1: Là tình trạng các tế bào nội mô bất thường phát triển và chỉ ảnh hưởng đến 1/3 độ dày của biểu mô.
  • CIN 2: Là tình trạng các tế bào nội mô bất thường phát triển và gây ảnh hưởng khoảng 1/3 - 2/3 độ dày của biểu mô.
  • CIN 3: Là tình trạng các tế bào nội mô bất thường phát triển và ảnh hưởng đến hơn 2/3 biểu mô.

Có thể bạn quan tâm: Tầm soát ung thư cổ tử cung: Mọi thông tin cần biết

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Nguyên nhân

Virus HPV là một loại virus lây lan qua đường tình dục và là nguyên nhân hàng đầu gây chứng loạn sản cổ tử cung. Theo nghiên cứu, có hơn 100 chủng HPV tồn tại, đa phần các trường hợp nhiễm virus HPV không khởi phát thành bệnh do hệ thống miễn dịch đã tiêu diệt và loại bỏ chúng.

HPV 16 & 18 là 2 chủng virus HPV hàng đầu gây loạn sản cổ tử cung

Riêng chủng HPV-16 và HPV-18 có nguy cơ lây nhiễm cao qua đường tình dục và gây bệnh loạn sản cổ tử cung.

Virus HPV lây nhiễm vào các tế bào đáy của biểu mô vảy bên trong cổ tử cung. Khi đã hiện diện trong tế bào, bộ gen DNA của virus HPV sẽ dần biệt hóa và phát triển lên bề mặt của biểu mô. Quá trình này làm tăng đáng kể 2 loại oncoprotein HPV là E6 và E7 gây mất khả năng kiểm soát chu kỳ phát triển của các tế bào bình thường.

Yếu tố nguy cơ

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm và phát triển thành bệnh loạn sản cổ tử cung sau lây nhiễm virus HPV như:

  • Tuổi tác: Những người trên 55 tuổi khi nhiễm virus HPV thường kéo dài, lâu khỏi hơn những người < 25 tuổi. Từ đó nguy cơ mắc loạn sản cổ tử cung cũng cao hơn.
  • Suy giảm miễn dịch: Có nhiều nguyên nhân gây suy giảm miễn dịch ở người, tăng nguy cơ nhiễm virus HPV và gây loạn sản cổ tử cung. Trong đó, nhiễm virus HIV suy giảm miễn dịch hoặc lạm dụng một số loại thuốc ức chế miễn dịch trong thời gian dài là 2 nguyên nhân thường gặp nhất.
  • Quan hệ tình dục bừa bãi: Những người có thói quen quan hệ tình dục bừa bãi, có nhiều bạn tình làm tăng đáng kể nguy cơ phơi nhiễm virus HP.
  • Hút thuốc lá: Thói quen hút thuốc lá hoặc các sản phẩm thuốc lá điện tử khiến phụ nữ tăng gấp đôi nguy cơ mắc chứng loạn sản cổ tử cung.

Triệu chứng và chẩn đoán

Triệu chứng 

Loạn sản cổ tử cung do nhiễm virus HPV thường không gây ra bất cứ triệu chứng đặc hiệu nào. Nhưng khi khám lâm sàng, có những biểu hiện hết sức bình thường nhưng lại là dấu hiệu của loạn sản cổ tử cung như:

  • Tiết dịch âm đạo bất thường;
  • Ra máu âm đạo dù chưa đến chu kỳ kinh nguyệt;
  • Đau rát, chảy máu sau khi quan hệ;
  • Chảy máu trong thời kỳ mãn kinh;

Chẩn đoán

Rất ít trường hợp được chẩn đoán loạn sản cổ tử cung thông qua triệu chứng lâm sàng. Đa số trường hợp chỉ được phát hiện thông qua khám phụ khoa định kỳ, khai thác tiền sử bệnh.

Soi cổ tử cung và xét nghiệm phết tế bào là 2 phương pháp chẩn đoán chính xác loạn sản cổ tử cung

Các chuyên gia khuyến cáo, để biết được người bệnh có nhiễm virus HPV và mắc loạn sản cổ tử cung hay không cần thực hiện các xét nghiệm sau:

  • Khám phụ khoa vùng chậu: Tiến hành kiểm tra hình thái bên ngoài, tổn thương bên trong âm đạo bằng dụng cụ mỏ vịt, soi đèn.
  • Xét nghiệm phết tế bào: Nhằm kiểm tra sự hiện diện của các tế bào bất thường trong cổ tử cung.
  • Sinh thiết: Mẫu mô được lấy từ tổn thương loạn sản cổ tử cung để mang đi xét nghiệm, kiểm tra trong phòng thí nghiệm.

Ngoài ra, cần chẩn đoán phân biệt loạn sản cổ tử cung với các bệnh lý như:

  • Viêm cổ tử cung;
  • Viêm vùng chậu;
  • Viêm âm đạo;
  • Ung thư biểu mô nội mạc tử cung;

Tham khảo thêm: Bị ung thư cổ tử cung có quan hệ được không?

Biến chứng và tiên lượng

Loạn sản cổ tử cung nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, đúng cách là điều kiện thuận lợi để phát triển ung thư cổ tử cung. Và mức độ ung thư cổ tử cung càng nghiêm trọng sẽ gây ảnh hưởng đến nhiều bộ phận khác nhau trong cơ thể như di căn đến xương gây đau xương, đau lưng hoặc ho dai dẳng nếu di căn đến phổi.

Loạn sản cổ tử cung không được điều trị kịp thời có thể phát triển thành ung thư cổ tử cung

Tuy nhiên, tỷ lệ loạn sản cổ tử cung tiến triển thành ung thư cổ tử cung rất ít, chỉ khoảng 1% trong tổng số các trường hợp. Những trường hợp còn lại có thể chữa khỏi khi phát hiện sớm, áp dụng đúng biện pháp. Ngoài ra, mức độ đáp ứng điều trị còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi tác, sức khỏe, mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Ngoài ra, bệnh còn ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, khó mang thai xuất phát từ các biến chứng trong việc áp dụng những biện pháp điều trị. Do đó, hãy thông báo cho bác sĩ nếu bạn đang có kế hoạch sinh con hoặc đang mang thai.

Điều trị

Bản chất của loạn sản cổ tử cung là các tế bào tiền ung thư. Mục tiêu điều trị là ức chế sự phát triển hoặc loại bỏ những tế bào này trước khi chúng có cơ hội chuyển đổi đột biến thành tế bào ung thư.

Tùy từng trường hợp bệnh cụ thể, cấp độ nghiêm trọng và tiên lượng bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng phương pháp phù hợp.

Cấp độ CIN 1

Đối với những trường hợp loạn sản cổ tử cung cấp độ 1, rất ít trường hợp tiến triển thành ung thư. Phát hiện bệnh trong giai đoạn sớm bằng cách phết tế bào cổ tử cung, xét nghiệm virus HPV hoặc soi cổ tử cung nhằm đánh giá, theo dõi chặt chẽ các tế bào bất thường.

Cấp độ CIN 2 & 3

Những trường hợp loạn sản cổ tử cung nghiêm trọng, các tế bào phát triển bất thường có xu hướng tiến triển nhanh chóng thành ung thư cổ tử cung, với tỷ lệ 5% và 12%. Trong những trường hợp này, cần điều trị loại bỏ các tế bào bất thường để ngăn chúng phát triển thành ung thư.

Phẫu thuật là phương pháp được cân nhắc chọn lựa điều trị loạn sản cổ tử cung cấp độ 2 và 3. Bao gồm các kỹ thuật sau:

Phẫu thuật cắt bỏ các tế bào bất thường có nguy cơ tiến triển thành ung thư cổ tử cung

  • Phẫu thuật lạnh: Sử dụng thiết bị đầu dò nhằm đóng băng các các mô tế bào bất.
  • Phẫu thuật laser: Ứng dụng tia laser carbon dioxide có khả năng làm bốc hơi, teo nhỏ các tế bào mô phát triển bất thường.
  • Phẫu thuật điện vòng (LEEP): Thủ thuật này sử dụng một vòng dây có dòng điện tần số cao đi qua để cắt bỏ các tế bào loạn sản cổ tử cung. So với phẫu thuật lạnh và cắt laser, cắt điện vòng LEEP đem lại kết quả cao hơn và các tế bào bất thường ít có nguy cơ tái phát hơn.
  • Sinh thiết hình nón bằng dao lạnh: Được thực hiện bằng cách cắt bỏ một phần hình nón của cổ tử cung. Đây là phần dưới cùng của cổ tử cung và một phần hình nón ở giữa cổ tử cung.
  • Cắt bỏ tử cung: Đối với những trường hợp loạn sản cổ tử cung đã phát triển thành ung thư nghiêm trọng có thể được chỉ định cắt bỏ toàn bộ cổ tử cung. Tuy nhiên, phương pháp này thường không quá phổ biến.

Đối với các kỹ thuật như áp lạnh, cắt bỏ tế bào bằng laser, LEEP hoặc sinh thiết hình nón, bệnh nhân vẫn có khả năng mang thai sau điều trị. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai có nguy cơ sảy thai trong 3 tháng giữa sau điều trị loạn sản cổ tử cung.

Tham khảo thêm: Điều trị u xơ tử cung bằng sóng siêu âm khi nào?

Phòng ngừa

Ngăn chặn sự lây nhiễm HPV là giải pháp tốt nhất giúp phòng ngừa loạn sản cổ tử cung. Dưới đây là một số biện pháp dự phòng hiệu quả như:

Tiêm vắc xin chống virus HPV là cách tốt nhất giúp phòng ngừa loạn sản cổ tử cung

  • Tiêm phòng vắc xin ngừa virus HPV. Có 3 loại vắc xin phổ biến là  Gardasil®, Gardasil 9® và Cervarix®.
  • Quan hệ tình dục an toàn, sử dụng bao cao su, chung thủy 1 vợ 1 chồng để giảm nguy cơ phơi nhiễm.
  • Thường xuyên thực hiện xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung định kỳ. Làn đầu tiên năm 21 tuổi, xét nghiệp lặp lại 3 năm 1 lần nếu kết quả xét nghiệm bình thường ở độ tuổi từ 21 - 29 và 5 năm 1 lần khi ở độ tuổi 30 & 65 tuổi.
  • Nói không với thuốc lá và các chế phẩm thuốc lá điện tử giúp giảm nguy cơ lây nhiễm virus HPV.

Những câu hỏi quan trọng khi đi khám

1. Nguyên nhân khiến tôi bị loạn sản cổ tử cung?

2. loạn sản cổ tử cung có phải do virus HPV gây ra hay không?

3. Tại sao tôi mắc bệnh nhưng lại không cảm nhận được triệu chứng?

4. Tiên lượng mức độ loạn sản cổ tử cung của tôi?

5. Tôi cần làm những xét nghiệm nào để chẩn đoán loạn sản cổ tử cung?

6. Chứng loạn sản cổ tử cung có chữa khỏi được không?

7. Điều trị loạn sản cổ tử cung bằng phương pháp nào tốt nhất?

8. Phẫu thuật cắt bỏ các tế bào loạn sản cổ tử cung bằng kỹ thuật nào phù hợp nhất?

9. Những rủi ro và lợi ích liên quan đến các chỉ định điều trị loạn sản cổ tử cung?

10. Chi phí phẫu thuật bao nhiêu? BHYT có hỗ trợ chi trả không?

Đa số các trường hợp loạn sản cổ tử cung đều không phải ung thư có thể chữa khỏi bằng các phương pháp phẫu thuật cắt bỏ. Khuyến cáo nữ giới cần thăm khám định kỳ, làm xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung định kỳ để theo dõi các bất thường về sự phát triển của tế bào, kịp thời phát hiện và điều trị sớm loạn sản cổ tử cung, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Bệnh Sứt Môi Hở Hàm Ếch
Sứt môi hở hàm ếch là dị tật bẩm sinh rất phổ biến. Xảy ra do sự kết hợp giữa di truyền và các yếu tố tiêu cực bên ngoài.…
Bệnh Suy Buồng Trứng
Suy buồng trứng là nỗi ám ảnh của không ít…
Hội Chứng XYY (hội chứng siêu nam)
Hội chứng XYY chỉ xảy ra ở trẻ nam sau…
Ung thư cổ tử cung Bệnh Ung Thư Cổ Tử Cung
Ung thư cổ tử cung là một trong những bệnh…
Bệnh U nang tuyến Bartholin

U nang tuyến Bartholin là dạng nang âm đạo phổ biến. Bệnh đặc trưng với những túi nang nhỏ phát…

Hội Chứng Móng Và Xương Bánh Chè

Hội chứng móng và xương bánh chè là bệnh lý di truyền gen trội trên nhiễm sắc thể thường. Do…

Bệnh Đa Ối

Đa ối là hiện tượng tích tụ lượng nước ối lớn khiến tử cung của thai phụ to hơn bình…

Hội Chứng Seckel (người tí hon)

Hội chứng Seckel là dị tật bẩm sinh hiếm gặp do rối loạn di truyền gây ra. Thống kê chỉ…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Hà Thị Dung

Cố vấn chuyên môn sản phụ khoa

[ads_sidebar]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua