Hẹp Động Mạch Cảnh

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Đỗ Thu Hiền

Bác sĩ điều trị

Hẹp động mạch cảnh xảy ra khi các mảng bám xơ vữa tích tụ trong lòng động mạch cảnh gây tắc nghẽn dòng máu đến não. Tình trạng này có thể gây thiếu máu thoáng qua hoặc đột quỵ (tai biến mạch máu não) nguy hiểm, tỷ lệ tử vong cao nếu không cấp cứu kịp thời. Điều trị hẹp động mạch cảnh bằng thuốc hoặc phẫu thuật tùy theo mức độ tắc nghẽn. 

Tổng quan

Động mạch cảnh là hai mạch máu chạy dọc ở hai bên cổ, mang máu vào não. Tương tự như hai động mạch đốt sống nằm sau cổ, các động mạch cảnh giúp cung cấp lượng máu chứa oxy cần thiết cho não. Động mạch cảnh rất dễ bị tổn thương do nhiều nguyên nhân.

Hẹp động mạch cảnh (Carotid artery disease/ Carotid artery stenosis) là tình trạng 2 động mạch cảnh bị thu hẹp và tắc nghẽn. Sự tắc nghẽn được tạo thành từ các mảng bám xơ vữa (do tích tụ chất béo cholesterol), tăng nguy cơ khởi phát đột quỵ.

Hẹp động mạch cảnh xảy ra khi có sự tắc nghẽn do mảng bám xơ vữa tích tụ trong lòng động mạch

Cơ chế đột quỵ diễn ra theo 2 cách: một là cục máu đông gây cản trở dòng máu đến não, thiếu oxy khiến mô não chết dần đi (hiện tượng thiếu máu cục bộ), hai là giảm lưu lượng máu đến não gây tụt huyết áp khiến vùng não phụ thuộc vào bên động mạch đó sẽ không có đủ máu.

Người lớn tuổi có nguy cơ bị hẹp động mạch cảnh và đột quỵ cao hơn người trẻ. Đặc biệt, ở những người nghiện thuốc lá, cao huyết áp, tiểu đường và cholesterol cao rất dễ mắc bệnh lý này. Ước tính có khoảng 5/1000 người trong đọ tuổi từ 50 - 60 và 100/1000 người từ 80 tuổi trở lên mắc hẹp động mạch cảnh.

Phân loại

Bệnh hẹp động mạch cảnh được chia làm 3 cấp độ chính dựa vào mức độ tắc nghẽn trong lòng động mạch. Bao gồm:

  • Độ 1: Mức độ tắc nghẽn nhẹ < 50%;
  • Độ 2: Mức độ tắc nghẽn vừa từ 50 - 79%;
  • Độ 3: Mức độ tắc nghẽn nặng > 88%;

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Nguyên nhân

Sự tích tụ quá mức của các mảng xơ vữa là nguyên nhân gây hẹp động mạch cảnh. Các mảng bám xơ vữa này được tạo thành từ các chất dư thừa như cholesterol, canxi, mảnh vụn, mô sợi... Chúng tập trung và bám chặt khiến lòng động mạch bị thu hẹp lại, gây tắc nghẽn dòng máu vận chuyển dinh dưỡng, oxy cần thiết đến các mô não.

Các mảng xơ vữa là tác nhân chính gây tắc nghẽn hẹp động mạch cảnh

Một số nguyên nhân khác ít phổ biến hơn như:

  • Viêm động mạch;
  • Phình mạch;
  • Hội chứng co thắt mạch máu quá mức;
  • Bóc tách động mạch;
  • Hoại tử mô do bức xạ xạ trị;
  • Chứng loạn sản sợi cơ;

Yếu tố nguy cơ

Ngoài nguyên nhân này, còn một số yếu tố nguy cơ gây hẹp động mạch cảnh như:

Tiểu đường, cao huyết áp, cholesterol cao... làm tăng nguy cơ hình thành xơ vữa gây hẹp động mạch cảnh

  • Hút thuốc lá: Khói thuốc lá chứa chất nicotine độc hại tác động xấu đến niêm mạc động mạch cảnh, dễ bị tổn thương.
  • Cao huyết áp: Áp lực máu lớn khiến thành động mạch chịu tác động lớn và dần suy yếu, dễ bị tổn thương.
  • Tiểu đường: Rối loạn chuyển hóa chất béo ở bệnh nhân tiểu đường làm tăng nguy cơ khởi phát tăng huyết áp và hình thành xơ vữa động mạch.
  • Tăng mỡ máu: Nồng độ cholesterol LDL và triglyceride tăng cao là yếu tố làm tăng sự tích tụ bất thường của các mảng bám trong lòng động mạch cảnh.
  • Thừa cân béo phì: Trọng lượng cơ thể vượt ngưỡng cho phép khiến bạn dễ bị cao huyết áp, tiểu đường và hình thành xơ vữa động mạch.
  • Tuổi tác: Nguy cơ mắc hẹp động mạch cảnh tỷ lệ thuận với tuổi tác, càng lớn tuổi càng khiến các động mạch suy yếu, kém linh hoạt và dễ bị tổn thương. Nam giới < 75 tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nữ giới, nhưng nữ giới > 75 tuổi lại dễ mắc bệnh hơn nam giới.
  • Lười vận động: Những người không vận động, tập thể dục tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ về tắc nghẽn mạch máu, hẹp động mạch cảnh và nhiều bệnh lý tim mạch khác. Đồng thời, lười vận động còn dễ gây thừa cân béo phì, tăng huyết áp, tiểu đường... góp phần gây hẹp động mạch cảnh.
  • Chứng ngưng thở khi ngủ: Tình trạng ngưng thở đột ngột khi ngủ làm tăng nguy cơ đột quỵ do hẹp động mạch cảnh.
  • Tiền sử gia đình: Các bệnh động mạch cảnh, xơ vữa động mạch có nguy cơ di truyền, tức bố mẹ mắc bệnh có thể sinh con cũng mắc bệnh.

Triệu chứng và chẩn đoán

Triệu chứng 

Triệu chứng hẹp động mạch cảnh thường rất hiếm khi có biểu hiện rõ ràng trong giai đoạn đầu. Đa số trường hợp chỉ phát hiện khi mức độ hẹp nặng, lượng xơ vữa tích tụ lớn gây tắc nghẽn nghiêm trọng và giảm lưu lượng máu đến não gây thiếu máu não cục bộ (đột quỵ) hoặc thiếu máu não thoáng qua (TIA).

Trong đó, cơn thiếu máu não thoáng qua chỉ tình trạng tắc nghẽn tạm thời động mạch não nhỏ. Còn đột quỵ là tình trạng thiếu máu cục bộ do tắc nghẽn vĩnh viễn, khiến não không đủ máu chứa oxy, tế bào não cùng tế bào thần kinh bắt đầu chết dần đi, dẫn đến tử vong.

Bệnh nhân hẹp động mạch cảnh thường gặp các dấu hiệu thiếu máu não thoáng qua hoặc đột quỵ

Một số triệu chứng điển hình của 2 dấu hiệu này bao gồm:

  • Tê yếu một bên mặt, mất sức mạnh ở tay, chân;
  • Nói lắp, khó phát âm và gây cản trở việc giao tiếp;
  • Suy giảm thị lực một bên mắt;
  • Chóng mặt, hoa mắt và mất thăng bằng đột ngột;
  • Đau đầu dữ dội;

Nếu các triệu chứng này xuất hiện và biến mất trong vòng 24 tiếng được gọi là thiếu máu não thoáng qua. Còn nếu chúng kéo dài hơn 24 tiếng, thậm chí nhiều tháng, nhiều năm và có xu hướng tiến triển nặng có thể gây biến chứng tai biến mạch máu não, dẫn đến đột quỵ.

Chẩn đoán

Hầu hết các trường hợp bệnh nhân được chẩn đoán hẹp động mạch cảnh đều đã có các dấu hiệu đột quỵ. Bác sĩ sẽ thăm hỏi kỹ lưỡng và khai thác tiền sử bệnh để đánh giá lâm sàng tình trạng sức khỏe bạn đang gặp phải. Kết hợp khám thể chất, sử dụng ống nghe kiểm tra động mạch cổ có thể nghe tiếng xì xào, tiếng thổi lớn bất thường.

Kết hợp thực hiện một số xét nghiệm cận lâm sàng sau giúp chẩn đoán xác định hẹp động mạch cảnh:

Chụp mạch bằng kỹ thuật CT scan và MRI giúp chẩn đoán chính xác mức độ hẹp động mạch cảnh

  • Siêu âm Duplex: Giúp quan sát hình ảnh mạch máu, đánh giá mức độ hẹp hoặc phát hiện các mảng xơ vữa bám trong lòng động mạch cảnh. Kết hợp đo tốc độ dòng máu;
  • Chụp CT scan hoặc MRI: Đây là những kỹ thuật hình ảnh cho phép quan sát hình ảnh chi tiết toàn bộ động mạch cảnh, từ phần đầu cho đến các nhánh mạch máu nhỏ, giúp xác định những tổn thương hẹp động mạch cảnh chính xác. Ngoài ra, 2 phương pháp này cũng giúp đánh giá mức độ tưới máu não sau đột quỵ.
  • Chụp động mạch não kỹ thuật số (DSA): Được thực hiện bằng cách sử dụng ống thông trong thủ thuật xâm lấn tối thiểu để kiểm tra xem có đi thẳng vào động mạch được hay không. Đồng thời, giúp đánh giá mức độ tắc nghẽn nếu có. Có thể kết hợp tiêm chất cản quang vào động mạch hoặc không.

Biến chứng và tiên lượng

Đột quỵ là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh hẹp động mạch cảnh, chiếm tỷ lệ 10 - 20% trong tổng số các ca đột quỵ. Đột quỵ hay tai biến mạch máu não là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong. Hoặc nếu vượt qua được cơn nguy kịch, bảo toàn được tính mạng, nhưng bệnh nhân cũng sẽ phải đối mặt với các di chứng nặng nề, liệt và tàn phế suốt đời.

Biến chứng hẹp động mạch cảnh cũng có thể xuất phát từ việc điều trị. Trong đó, đột quỵ sau phẫu thuật cắt bỏ nội mạc động mạch cảnh có thể xảy ra. Tuy nhiên, tỷ lệ không nhiều, chỉ khoảng 1 - 3%.

Hẹp động mạch cảnh gây biến chứng đột quỵ tử vong hoặc tai biến vĩnh viễn

Ngoài ra, hẹp động mạch cảnh tái phát cũng là một trong những biến chứng thường gặp. Xảy ra trong giai đoạn muộn khi bệnh, nhất là khi bệnh nhân hút thuốc trở lại.

Tiên lượng của bệnh hẹp động mạch cảnh khá xấu do khó phát hiện và điều trị chậm trễ, nguy cơ tử vong cao và tàn tật vĩnh viễn dù được điều trị hay không. Nhưng nếu may mắn phát hiện sớm các dấu hiệu tiền đột quỵ và nhanh chóng xử lý có thể cứu sống bệnh nhân. Tiên lượng phục hồi sau điều trị trong trường hợp này rất tốt, phục hồi nhanh chóng chỉ sau một đêm nằm viện.

Điều trị

Mục tiêu điều trị hẹp động mạch cảnh là ngăn chặn tiến triển nặng của bệnh, dự phòng hoặc cấp cứu đột quỵ. Tùy theo mức độ tắc nghẽn do hẹp động mạch cảnh, bác sĩ sẽ chỉ định áp dụng biện pháp điều trị phù hợp.

Điều trị hẹp động mạch cảnh nhẹ

Điều trị và chăm sóc nội khoa là phương pháp điều trị không xâm lấn phù hợp với những bệnh nhân bị hẹp động mạch cảnh dưới 50%. Việc điều trị tập trung vào việc ngăn không cho các mảng bám xơ vữa phát triển và cố gắng loại bỏ chúng một cách an toàn.

Dùng thuốc làm loãng máu làm tan cục máu đông điều trị hẹp động mạch cảnh

Một số cách cụ thể gồm:

  • Từ bỏ các thói quen sống kém lành mạnh như hút thuốc, thức khuya, căng thẳng...;
  • Điều chỉnh chế độ ăn uống khoa học và tập thể dục điều độ kiểm soát huyết áp, đường huyết, nồng độ cholesterol;
  • Dùng các loại thuốc làm loãng máu, cải thiện các cục máu đông hình thành và ngăn chặn chúng di chuyển lên động mạch cảnh ở não. Loại thường dùng là:
    • Aspirin liều thấp, khoảng 81 - 325ml/ ngày chống đột quỵ;
    • Coudadin (Warfarin) giúp giảm nguy cơ đông máu;
    • Thuốc kháng tiểu cầu như Clopidogrel (Plavix) hoặc Dipyridamole (Persantine) giúp tiểu cầu trong máu không bị dính vào nhau, giảm tắc nghẽn động mạch cảnh;
    • Chất kích hoạt plasminogen T (t-PA) giúp làm tan các cục máu đông, điều trị hẹp động mạch cảnh do thiếu máu cục bộ;

Điều trị hẹp động mạch cảnh nặng

Những trường hợp hẹp động mạch cảnh vừa và nặng, tiến triển bệnh nhanh và xảy ra các biến chứng nghiêm trọng, bắt buộc phải tiến hành phẫu thuật càng sớm càng tốt.

Phẫu thuật chỉ định cho những trường hợp tắc nghẽn hẹp động mạch cảnh vừa và nặng

Có 2 phương pháp phẫu thuật được áp dụng chính trong điều trị hẹp động mạch cảnh, gồm:

Phẫu thuật cắt bỏ nội mạc động mạch cảnh (CEA)

Kỹ thuật này được thực hiện bằng cách mổ mở động mach cảnh bằng một vết rạch trước cổ, trực tiếp loại bỏ các mảng bám xơ vữa và khâu động mạch lại. Phương pháp phẫu thuật này đòi hỏi người thực hiện phải có tay nghề, chuyên môn cao và bệnh nhân phải có nền tảng sức khỏe tốt đủ để phục hồi sau phẫu thuật.

Tuy hiệu quả nhưng phẫu thuật CEA cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, biến chứng như nguy đột quỵ, tử vong (tỷ lệ 3 - 6%). Hoặc tổn thương gây tăng tưới máu não, suy giảm thần kinh, đau đầu và co giật dữ dội.

Thủ thuật đặt Stent động mạch cảnh (CAS)

Trường hợp mức độ tắc nghẽn nặng không phù hợp để cắt bỏ nội mạc động mạch cảnh, bác sĩ sẽ chỉ định đặt Stent.

Quy trình thực hiện gồm các bước sau:

  • Luồn một ống thông mỏng từ động mạch đùi đi vào động mạch cảnh. Quá trình luồn ống được thực hiện thông qua hình ảnh nội soi huỳnh quang;
  • Khi tiếp cận đúng vị trí động mạch cảnh, tiến hành đặt ống Stent vào để giữ cho động mạch luôn mở rộng;

Phương pháp này đem lại hiệu quả cao, thời gian phục hồi nhanh do ít xâm lấn. Tuy nhiên, stent thường không thể tồn tại lâu và tiềm ẩn nhiều rủi ro khác.

Phòng ngừa

Bệnh hẹp động mạch cảnh có thể được phòng ngừa bằng các biện pháp tích cực sau:

Một lối sống lành mạnh giúp bảo vệ sức khỏe và phòng ngừa hẹp động mạch cảnh

  • Cai thuốc lá và các sản phẩm thuốc lá điện tử.
  • Không sử dụng rượu bia và các chất kích thích khác.
  • Xây dựng khẩu phần ăn tốt cho sức khỏe, hạn chế chất béo và cholesterol xấu, tăng cường rau xanh, củ quả, trái cây tươi giàu vitamin, khoáng chất, đặc biệt là chất chống oxy hóa, folate đủ để phòng ngừa thiếu máu não thoáng qua và đột quỵ.
  • Giảm sử dụng muối và các loại thực phẩm mặn, khuyến cáo nên ăn < 1500mg natri/ngày để ổn định huyết áp.
  • Vận động tích cực, tập thể dục thể thao nâng cao thể chất giúp kiểm soát huyết áp, đường huyết, tim mạch, giảm stress và duy trì cân nặng phù hợp.
  • Thăm khám và điều trị tích cực các bệnh lý mạn tính như đái tháo đường, cao huyết áp giúp bảo vệ các động mạch não.

Những câu hỏi quan trọng khi đi khám

1. Tôi bị yếu cơ tay, chân một bên cơ thể, chóng mặt, đau đầu dữ dội, khó nói, giảm thị lực... có phải dấu hiệu của đột quỵ không?

2. Tôi cần làm những xét nghiệm nào để chẩn đoán chắc chắn bệnh hẹp động mạch cảnh?

3. Nguyên nhân tại sao tôi mắc bệnh hẹp động mạch cảnh?

4. Hẹp động mạch cảnh có gây tử vong không?

5. Tiên lượng tình trạng sức khỏe của tôi như thế nào?

6. Tôi nên điều trị hẹp động mạch cảnh bằng phương pháp nào tốt nhất?

7. Khi nào cần phẫu thuật? Quy trình và chi phí phẫu thuật như thế nào?

8. Quá trình điều trị hẹp động mạch cảnh mất bao lâu thì khỏi?

9. Những điều tôi nên làm và không nên làm khi đang điều trị bệnh?

10. Tôi có thể tái phát hẹp động mạch cảnh sau điều trị không?

Hẹp động mạch cảnh là bệnh lý nguy hiểm đến tính mạng nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Tốt nhất hãy chủ động thăm khám sức khỏe định kỳ và tầm soát các dấu hiệu đột quỵ hoặc thiếu máu não, chẩn đoán nguyên nhân và điều trị sớm nếu có, tăng tỷ lệ phục hồi và giảm thiểu biến chứng.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Bệnh Uốn Ván
Uốn ván là bệnh lý nguy hiểm với tỷ lệ tử vong cao do nhiễm độc tố mạnh của vi khuẩn Clostridium tetani. Bệnh nhân uốn ván trong giai đoạn…
Bệnh Moyamonya
Bệnh Moyamonya là một trong những dạng tắc nghẽn mạch…
Bệnh Đau Dây Thần Kinh Sinh Ba
Đau dây thần kinh sinh ba là một trong những…
Hội chứng Cotard
Hội chứng Cotard là một dạng rối loạn tâm thần…
Viêm Đa Rễ Dây Thần Kinh

Viêm đa rễ thần kinh là trường hợp cấp cứu y tế khẩn cấp. Bệnh thường xảy ra sau đợt…

Giãn Não Thất

Giãn não thất là dị tật bẩm sinh do tích tụ lượng dịch não tủy lớn gây phình giãn khoang…

Bệnh Ung thư não

Ung thư não là căn bệnh về não cực kỳ nguy hiểm, đặc trưng bởi sự phát triển của các…

Bệnh Liệt Dây Thần Kinh Số 6

Liệt dây thần kinh số 6 là một trong những bệnh thường gặp về rối loạn chức năng mắt. Bất…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Đỗ Thu Hiền

Bác sĩ điều trị

[ads_sidebar]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua