Tai biến mạch máu não lần 2 khắc phục, ngăn ngừa làm sao?
Người từng bị tai biến mạch máu não cần được chăm sóc, điều trị kịp thời, đúng cách để hồi phục chức năng, sức khỏe, khả năng vận động và phòng ngừa nguy cơ xuất hiện cơn tai biến mạch máu não lần 2. Tai biến lần 2 rất nguy hiểm, nguy cơ tử vong và tàn tật cũng nghiêm trọng hơn so với lần đầu rất nhiều, khả năng hồi phục cũng thấp hơn so với lần đầu.
Tai biến mạch máu não lần 2 là gì?
Tai biến mạch máu não hay tai biến, đột quỵ não là tình trạng các tế bào não chết hoặc tổn thương do lưu lượng máu đến não bị gián đoạn, ngừng đột ngột gây thiếu hụt oxy và dưỡng chất nuôi dưỡng tế bào. Cơn tai biến có thể do tắc mạch máu não (khoảng 80% trường hợp gặp vấn đề này) hoặc do vỡ mạch máu não gây xuất huyết não (khoảng 20% trường hợp tai biến do nguyên nhân này).
Người đã từng bị tai biến có nguy cơ xuất hiện cơn tai biến lần 2 rất cao. Theo các nghiên cứu, tỷ lệ tái phát cơn tai biến lần 2 ở người từng mắc căn bệnh này trong năm đầu tiên là từ 3 – 23%, trong vòng 5 năm tiếp theo là từ 10 – 53%. Trong khi nguy cơ tử vong do các bệnh lý khác ngày càng được giảm thiểu thì số người tử vong, gặp phải các di chứng nặng nề mà căn bệnh này gây ra vẫn ngày càng gia tăng.
Hơn nữa, nếu người bệnh không loại bỏ được nguyên nhân gây bệnh, không được chăm sóc, điều trị kịp thời, theo dõi sức khỏe chặt chẽ thì nguy cơ xuất hiện cơn tai biến lần 2, thậm chí lần 3 là rất cao. Hậu quả mà cơn đột quỵ lần 2 để lại cũng nghiêm trọng và khó kiểm soát, điều trị hơn so với lần 1 rất nhiều. Bạn tốt nhất nên tìm hiểu để có biện pháp phòng ngừa cơn đột quỵ (tai biến) lần 2 một cách hiệu quả nhất.
Nguyên nhân gây tai biến mạch máu não lần 2
Nguyên nhân chủ yếu gây tai biến mạch máu não là do cholesterol tích tụ ở các mảng xơ vữa trên thành động mạch, lâu ngày dẫn đến tắc nghẽn mạch máu não hoặc do mảng xơ vữa nứt, vỡ ra dẫn đến hình thành các cục máu đông, gây tắc nghẽn động mạch từ đó làm cản trở quá trình lưu thông máu lên não. Ngoài ra, một nguyên nhân gây tai biến khác cũng phổ biến không kém là do áp lực của dòng máu do cao huyết áp, dị dạng mạch máu khiến mạch máu não bị vỡ gây xuất huyết não.
Đặc biệt, nguy cơ tái phát cơn tai biến ở người bị tai biến mạch máu não là do sau khi bệnh xuất hiện các vùng não chưa bị tổn thương được tăng cường hoạt động nhằm giúp phần não bị tổn thương được bù đắp, ổn định hoạt động trở lại. Điều này vô hình trung gây tăng sinh các gốc tự do, khiến chúng phát triển mạnh mẽ, tấn công các tế bào thần kinh và mạch máu, từ đó khiến cơn tai biến mạch máu não lần 2 dễ xuất hiện hơn. Đây là vòng luẩn quẩn trong điều trị và phòng ngừa tai biến mạch máu não, để ngăn ngừa bệnh tái phát, người bệnh bắt buộc phải được chăm sóc cẩn thận và hạn chế tối đa các nguy cơ gây bệnh.
Các yếu tố làm gia tăng nguy cơ xuất hiện cơn tai biến mạch máu não lần 2 thường gặp là do:
- Bệnh lý về huyết áp: Thường liên quan đến cao huyết áp, căn bệnh này khiến thành mạch máu chịu áp lực nghiêm trọng, thường xuyên, có thể gây vỡ mạch máu dẫn đến xuất huyết não hoặc làm gia tăng nguy cơ hình thành cục máu đông làm tắc nghẽn mạch máu.
- Bệnh lý về tim mạch: Các bệnh lý về tim mạch như nhồi máu cơ tim, rung nhĩ, viêm nội tâm mạch nhiễm khuẩn… nếu không được tích cực kiểm soát và điều trị sẽ rất dễ gây tắc mạch máu não dẫn đến sự xuất hiện của cơn đột quỵ
- Xơ vữa động mạch: Tình trạng này có liên quan đến các bệnh lý về huyết áp, rối loạn chuyển hóa, hút thuốc, dung nạp quá nhiều thực phẩm giàu cholesterol… khiến thành động mạch dày và cứng hơn, gây chít hẹp động mạch làm giảm lượng máu đến não hoặc gây ra các cục máu đông khiến lòng động mạch bị tắc nghẽn.
- Bệnh tiểu đường: Người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ xơ vữa động mạch rất cao, dễ làm hẹp động mạch hoặc gây ra các cục máu đông trong lòng mạch, từ đó dẫn đến sự xuất hiện của bệnh tai biến mạch máu não, thậm chí là có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim.
- Yếu tố khác: Các yếu tố khác làm gia tăng nguy cơ tai biến mạch máu não thường gặp là do tuổi tác cao, lười vận động, hút thuốc lá thường xuyên, uống nhiều rượu bia, do từng bị đột quỵ, do mắc bệnh máu khó đông, thoái hóa mạch máu não hoặc có liên quan đến tình trạng dị dạng mạch máu não…
Mức độ nguy hiểm của tai biến mạch máu não lần 2
Tai biến mạch máu não không chỉ có nguy cơ tái phát lần 2 mà còn có thể xuất hiện lần thứ 3, lần thứ 4 thậm chí nhiều hơn nếu không kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ, chăm sóc và tích cực điều trị. Theo các chuyên gia, so với lần 1, cơn tai biến lần 2 thường để lại nhiều di chứng nặng nề, chi phí điều trị cao, khả năng hồi phục sức khỏe, khả năng vận động cũng nghiêm trọng hơn so với lần 1 rất nhiều. Hơn nữa, nguy cơ tử vong khi xuất hiện cơn đột quỵ não (tai biến) lần 2 là cực kỳ cao.
Được biến, theo thống kê, nguy cơ tử vong do cơ tai biến lần 2 gây ra cao gấp 2.67 lần 1. Vì vậy, bệnh nhân thường được khuyến cáo cần tích cực chăm sóc, điều trị sức khỏe để phòng ngừa nguy cơ cơn đột quỵ tái phát. Khi bị tai biến, người bệnh thường gặp phải các di chứng như liệt nửa người, bán thân bất toại, đi lại khó khăn, rối loạn ngôn ngữ, không diễn đạt được suy nghĩ của bản thân; suy giảm trí nhớ, sa sút trí tuệ; tiểu tiện đại tiện không tự chủ, thường xuyên bị chóng mặt ù tai…
Mức độ nguy hiểm, nguy cơ tử vong và các di chứng mà tai biến lần 2 để lại còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh, vị trí tổn thương, thời gian phát hiện và khả năng đáp ứng với điều trị. Tuy nhiên, đa phần các trường hợp bị tai biến lần 2 sẽ khó phục hồi, các di chứng cũng nghiêm trọng hơn do vùng tổn thương lan rộng. So với tai biến lần 1 thì:
- Cơn tai biến lần 2 gây rối loạn nhận thức nặng nề hơn cho người bệnh
- Có nguy cơ tử vong và tàn tật cao hơn rất nhiều so với lần đầu tiên
- Nguy cơ hạn chế vận động, co cứng khớp, không thể đi lại, liệt chân tay, rối loạn nuốt, gặp nhiều khó khăn khi ăn uống, đi đại tiện, tiểu cũng nghiêm trọng, khó hồi phục hơn so với lần đầu
- Đặc biệt, người bệnh rất dễ rơi vào tình trạng liệt nửa người, liệt toàn thân phải nằm liệt giường rất cao…
Dấu hiệu nhận biết tai biến mạch máu não lần 2
Tai biến mạch máu não là bệnh xuất hiện đột ngột, vô cùng nguy hiểm, nằm trong top những nguyên nhân gây tử vong và tàn tật hàng đầu hiện nay. Việc điều trị, cấp cứu tai biến lần 2 cũng nguy cấp, cần thiết không kém lần 1, nhằm gia tăng tỷ lệ sống sót, giảm thiểu tối đa các di chứng mà căn bệnh này gây ra. Người bệnh đột quỵ lần 2 nếu không được cấp cứu kịp thời thì nguy cơ tử vong, trở thành người tàn tật là cực kỳ cao.
Thực tế, các dấu hiệu nhận biết tai biến lần 2 và lần 1 là hoàn toàn không có gì khác nhau. Người bệnh cũng thường xuất hiện các triệu chứng đặc trưng như:
- Đau đầu dữ dội, nghiêm trọng, bị choáng váng, mất thăng bằng
- Không thể nói được, tay chân không thể cử động, nhất là tại vị trí các khớp của cơ thể
- Đột nhiên thấy mệt mỏi, khó thở, không còn sức lực, tê cứng mặt hoặc nửa mặt, bị méo mặt, nụ cười méo mó
- Người bệnh có thể bị ngã xuống đột ngột, các triệu chứng của bệnh xuất hiện đột ngột và nghiêm trọng
- Thị lực giảm sút, mắt tối sầm, người yếu mệt, thở gấp, hành vi thay đổi đột ngột
- Buồn nôn và nôn, nói líu lưỡi, người lú lẫn, gặp khó khăn khi nghe, hiểu lời nói của người khác…
Khả năng hồi phục ở người bị tai biến lần 2
Mức độ nguy hiểm và khả năng phục hồi ở bệnh nhân bị đột quỵ não lần 2 còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Thông thường, những bệnh nhân được kịp thời phát hiện, đáp ứng tốt với điều trị thì vẫn có cơ hội phục hồi tốt. Đa phần, mức độ phục hồi của người bệnh thường phụ thuộc vào tình hình sức khỏe, tình trạng tổn thương não cùng chương trình luyện tập, phục hồi vận động và thái độ phối hợp của bệnh nhân.
Các yếu tố chính ảnh hưởng đến khả năng phục hồi của người bị đột quỵ não lần 2 có thể kể đến như:
- Nguyên nhân gây bệnh, vị trí tổn thương não, dạng đột quỵ não (do xuất huyết não hay nhồi máu não)
- Thời gian phát hiện, sơ cứu và điều trị đúng cách, người bệnh đáp ứng tốt với việc điều trị
- Chương trình hồi phục chức năng, thái độ luyện tập, phối hợp của người bệnh và hiệu quả của các phương pháp trị liệu sau đột quỵ lần 2…
Trường hợp bệnh nhân không được phát hiện, cấp cứu kịp thời, đến khi bệnh tiến triển nặng, mức độ tổn thương não đã vô cùng nghiêm trọng, thậm chí chỉ khi bệnh nhân hôn mê sâu mới được phát hiện, đưa đến bệnh viện để điều trị thì nguy cơ tử vong lúc này là rất cao. Đặc biệt, khi bệnh nhân bỏ lỡ “thời gian vàng” tức 6 giờ đầu trong điều trị tai biến thì hiệu quả của việc điều trị cũng như tỷ lệ hồi phục chức năng cho bệnh nhân là rất thấp. Đa phần các bệnh nhân này thường phải đối mặt với các di chứng nặng nề, nghiêm trọng do bệnh gây ra.
Biện pháp phòng ngừa cơn tai biến tái phát
Người bị đột quỵ lần 2 dễ gặp phải các di chứng như hạn chế vận động, liệt nửa người hoặc toàn thân, thường xuyên bị té ngã do mất thăng bằng. Cũng có rất nhiều trường hợp bệnh nhân phải nằm bất động tại chỗ, việc sinh hoạt, ăn uống, vệ sinh cá nhân phụ thuộc hoàn toàn vào người khác. Điều này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thể chất lẫn tinh thần của người bệnh. Do đó, người bệnh nên tích cực phòng ngừa nguy cơ cơn tai biến lần 2 tái phát bằng các biện pháp sau đây:
- Tích cực điều trị, kiểm soát các yếu tố nguy cơ gây bệnh, đặc biệt là những bệnh lý như cao huyết áp, tiểu đường, bệnh lý về tim mạch, bệnh mạch vành, xơ vữa động mạch…
- Tích cực sử dụng thuốc điều trị, thường xuyên tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ để theo dõi, dùng thuốc đúng liều, đúng thời gian. Tuyệt đối không tự ý tăng, giảm liều lượng hoặc ngưng thuốc, dùng thuốc chung đơn với người bệnh khác
- Cần xây dựng một tinh thần lạc quan, vui vẻ, có thái độ tốt trong việc luyện tập phục hồi chức năng, vật lý trị liệu để điều trị đột quỵ. Nếu có điều kiện thì tốt nhất nên luyện tập phục hồi tại các trung tâm, cơ sở chuyên nghiệp, luyện tập theo nhóm để tăng khả năng phục hồi.
- Tránh suy nghĩ, lo âu nhiều dẫn đến căng thẳng, mệt mỏi, tránh tức giận, kích động quá mức khiến bệnh trở nên nghiêm trọng, khó hồi phục hơn.
- Nên tăng cường luyện tập, có thể tập đi bộ, dưỡng sinh hoặc các môn thể thao nhẹ nhàng một cách đều đặn để hỗ trợ phục hồi hệ vận động, kích thích tế bào não hoạt động, tái tạo
- Thường xuyên theo dõi, kiểm tra huyết áp, chỉ số đường huyết, duy trì trọng lượng cơ thể ổn định, kiểm soát tốt cân nặng để tránh nguy cơ thừa cân, béo phì, mỡ máu làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, cao huyết áp…
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, tăng cường ăn nhiều rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, hạn chế sử dụng thức ăn nhiều dầu mỡ, tốt nhất nên tham khảo nguyên tắc xây dựng chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân sau đột quỵ
- Hạn chế ăn mặn, giảm tối đa lượng muối sử dụng mỗi ngày, tốt nhất nên dưới 5g/ngày. Bổ sung đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể, tuyệt đối không uống rượu bia, hạn chế tối đa nước ngọt, nhất là các loại nước ngọt có gas.
- Tuyệt đối không hút thuốc lá hoặc tiếp xúc gần với khói thuốc lá, bên trong khói thuốc có chứa chất làm tăng fibrinogen trong máu, gây gia tăng thể tích hồng cầu, dễ làm đông máu và dẫn đến sự xuất hiện của cơn đột quỵ lần 2.
- Cần giữ ấm cơ thể vào mùa đông, hạn chế ra ngoài vào mùa hè, cẩn thận khi thay đổi không khí đột ngột. Không nên tắm đêm, tốt nhất nên tắm vào ban ngày, phòng tắm kín gió, sàn chống trơn trợt tốt.
- Nên kết hợp điều trị bằng các biện pháp như massage, bấm huyệt, châm cứu để hỗ trợ điều trị, tăng cường lưu thông khí huyết nhằm ngăn ngừa cơn tai biến tái phát. Việc sử dụng thêm thuốc phòng ngừa nên có ý kiến chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý dùng để tránh tương tác thuốc.
Trên đây là một số thông tin về tình trạng tai biến mạch máu não lần 2 và biện pháp phòng ngừa hiệu quả mà bạn có thể tham khảo. Tai biến lần 2 rất nguy hiểm, nguy cơ tử vong cao, tỷ lệ phục hồi ở người bệnh cũng thấp hơn so với lần 1. Do đó, bạn tuyệt đối không được chủ quan, cần tích cực điều trị và phòng ngừa tốt để có thể phục hồi tốt nhất đồng thời ngăn ngừa nguy cơ tái phát căn bệnh này.
Có thể bạn quan tâm:
- Tai Biến Liệt Nửa Người: Giải Pháp Hồi Phục Từ Bộ Y Tế
- Chăm Sóc Người Bị Tai Biến Mạch Máu Não Cần Làm Gì?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!