Bệnh viêm niệu đạo ở nam giới và thông tin cần biết

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Đỗ Thanh Hà

Trưởng khoa Phụ Sản

Viêm niệu đạo ở nam giới là bệnh lý xảy ra khi có hiện tượng nhiễm trùng, sưng viêm xảy ra trong đường ống dẫn nước tiểu. Dưới đây là một số thông tin cần biết về căn bệnh này.

Nguyên nhân gây viêm niệu đạo ở nam giới

Nguyên nhân gây viêm niệu đạo ở nam giới
Bệnh viêm niệu đạo ở nam giới có nguyên nhân khá đa dạng

Nhiễm khuẩn:

Một số loại vi khuẩn có thể tấn công từ bên ngoài vào lỗ niệu đạo như:

  • Vi khuẩn E. Coli
  • Neisseria gonorrhoeae
  • Chlamydia
  • Herpes simplex
  • Trichomonas

Chúng gây kích ứng và làm niêm mạc niệu đạo của nam giới bị sưng viêm, phù nề.

– Do bị bệnh lây qua đường tình dục:

Bao gồm bệnh lậu, bệnh Chlamydia, Herpes sinh dục, sùi mào gà hay bệnh giang mai… Khi không được điều trị kịp thời, mầm bệnh sẽ lan rộng ra xung quanh và tấn công vào các bộ phận nằm trong cơ quan sinh dục của nam giới.

Tham khảo thêm: Bệnh viêm niệu đạo mãn tính và cách điều trị

– Không chú trọng vệ sinh vùng kín

Khi không được thường xuyên vệ sinh sạch sẽ, vi khuẩn, nấm có cơ hội phát triển và tấn công vào trong niệu đạo khiến cho cơ quan này bị nhiễm trùng.

– Hệ miễn dịch suy giảm

Sức đề kháng suy giảm sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh phát triển mạnh. Chúng xâm nhập vào bên trong lỗ liệu đạo của nam giới gây viêm nhiễm.

– Nhịn đi tiểu thường xuyên

Khi nhịn đi tiểu, các chất cặn bã, chất độc hại và vi khuẩn sẽ được giữ lại bên trong lâu hơn. Chúng không chỉ gây nhiễm trùng bàng quang mà còn ảnh hưởng cả đến niệu đạo.

– Quan hệ tình dục bừa bãi, thiếu an toàn

Nhiều nam giới phóng khoáng về quan hệ tình dục, không có bất cứ biện pháp bảo vệ an toàn nào. Trường hợp này có nguy cơ bị viêm niệu đạo rất cao nếu quan hệ với người bị mắc bệnh xã hội.

– Dùng sản phẩm vệ sinh vùng kín không phù hợp

Chất tẩy rửa cùng các chất hóa học có trong những sản phẩm trên có thể khiến bao quy đầu, lỗ niệu đạo bị kích ứng, viêm nhiễm.

– Do ảnh hưởng từ các công cụ hỗ trợ tình dục

Chẳng hạn như bao cao su, gel bôi trơn hay kem chống xuất tinh sớm. Các thành phần có trong những sản phẩm này đều có thể khiến vùng kín của nam giới bị dị ứng. 

– Do bị dài hoặc hẹp bao quy đầu

Nam giới bị dài hoặc hẹp bao quy đầu có nguy cơ bị viêm niệu đạo khá cao. Bao quỳ đầu thường rất khó để làm sạch, vi khuẩn có thể bị giữ lại bên trong lỗ niệu đạo. 

Dương vật bị chấn thương

Những chấn thương ở dương vật xảy ra khi bị tai nạn, té ngã cũng có thể phát triển phản ứng viêm trong niệu đạo.

– Do thực hiện các thủ thuật y khoa:

Chẳng hạn như:

  • Nong niệu đạo
  • Đặt ống tiểu
  • Tán sỏi bàng quang
  • Cắt bao quy đầu…

Gợi ý: Viêm niệu đạo ở nữ giới nguy hiểm như thế nào? Cách điều trị

Triệu chứng viêm niệu đạo ở nam giới

– Thay đổi hoạt động tiểu tiện:

  • Thường xuyên mắc tiểu nhiều lần trong ngày
  • Số lượng nước tiểu ít
  • Đi tiểu lắt nhắt
  • Có cảm giác đau buốt và rát dọc theo niệu đạo mỗi lần đi tiểu
  • Nước tiểu đục, có thể lẫn mủ hoặc cá máu tươi
Triệu chứng viêm niệu đạo ở nam giới
Bệnh viêm niệu đạo ở nam giới có thể gây ra nhiều bất thường trong hoạt động tiểu tiện

– Lỗ niệu đạo sưng đỏ, ra nhiều chất nhầy

Khi bị viêm, lỗ niệu đạo thường có biểu hiện sưng đỏ, bị thu hẹp, nhiều dịch nhầy. Tùy theo tình trạng nhiễm trùng mà chất dịch có thể có màu trắng, màu xanh hoặc xanh ngả vàng.

– Bất thường ở dương vật:

  • Căng tức
  • Ngứa bao quy đầu
  • Ngứa, sưng đỏ lỗ sáo
  •  Có cảm giác đau ở bìu

– Bộ phận sinh dục bị đau nhức khi quan hệ:

Cơn đau còn có thể lan đến tận xương mu và khu vực bụng dưới.

– Các triệu chứng toàn thân:

  • Sốt do nhiễm trùng
  • Buồn nôn, nôn ói
  • Nổi hạch ở bẹn
  • Vùng niệu đạo có cảm giác nóng ran
  • Sưng khớp…

Khi nào nam giới nên đi khám bác sĩ?

Các quý ông nên chủ động thăm khám ngay khi nhận thấy cơ thể có những biểu hiện bất thường. Bệnh viêm niệu đạo ở nam giới sẽ được điều trị dễ dàng và nhanh chóng hơn nếu có biện pháp can thiệp từ sớm.

Bệnh viêm niệu đạo ở nam giới có nguy hiểm không?

Khi không được điều trị sớm và đúng cách, bệnh viêm niệu đạo ở nam giới sẽ để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Khi tình trạng nhiễm trùng kéo dài, mầm bệnh có thể lây lan từ niệu đạo sang các khu vực lân cận. Từ đó gây ra nhiều biến chứng cho các cơ quan khác như:

Phương pháp chẩn đoán viêm niệu đạo ở nam giới

Thăm khám lâm sàng:

Bệnh nhân sẽ được hỏi thăm về lý do tới khám, các triệu chứng đang gặp phải cùng những vấn đề có liên quan như thời điểm xuất hiện các triệu chứng, mức độ nghiêm trọng của chúng…

Phương pháp chẩn đoán viêm niệu đạo ở nam giới
Bác sĩ khám chẩn đoán viêm niệu đạo ở nam giới

Sau đó, tiến hành kiểm tra bên ngoài dương vật, tinh hoàn, vùng bụng, hai bên hông để tìm kiếm vị trí bị sưng đau, đồng thời đánh giá chung về sức khỏe hiện tại của người bệnh. Một số xét nghiệm cũng được chỉ định gồm:

  • Xét nghiệm máu
  • Xét nghiệm nước tiểu
  • Nội soi bàng quang

Kết quả xét nghiệm thường sẽ có ngay trong ngày. Bác sĩ sẽ căn cứ vào đây để xây dựng phác đồ điều trị phù hợp cho từng bệnh nhân.

Cách điều trị viêm niệu đạo ở nam giới

– Thuốc kháng sinh:

Các loại thuốc kháng sinh thường được sử dụng là:

  • Nitrofurantoin
  • Fluoroquinolones
  • Fosfomycin
  • Aminoglycoside

Bệnh nhân có thể được điều trị viêm niệu đạo bằng thuốc kháng sinh trong 7 – 10 ngày hoặc lâu hơn tùy theo tình trạng nhiễm trùng. Việc chữa trị cũng được tiến hành cho cả bạn tình của họ nếu như có mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục. 

Cách điều trị viêm niệu đạo ở nam giới
Bệnh viêm niệu đạo ở nam giới được điều trị bằng phác đồ kháng sinh kết hợp với một số loại thuốc khác

 Trong quá trình chữa viêm niệu đạo bằng thuốc kháng sinh, nam giới có thể gặp một số tác dụng phụ như:

  • Đau dạ dày
  • Rối loạn tiêu hóa
  • Buồn nôn
  • Tiêu chảy
  • Chuột rút
  • Đại tiện ra máu
  • Viêm đại tràng…

Để không bị lờn thuốc và giảm thiểu những rủi ro xảy ra trong quá trình dùng kháng sinh, người bệnh cần lưu ý:

  • Chỉ dùng thuốc kháng sinh khi được bác sĩ chỉ định
  • Sử dụng đúng liều lượng, đủ thời gian theo hướng dẫn trong đơn
  • Uống thuốc kháng sinh sau khi ăn no.
  • Không tự ý tăng hoặc giảm liều dùng kháng sinh
  • Tiếp tục uống thuốc theo đơn ngay.
  • Tái khám đúng theo lịch hẹn khi hết thuốc

– Thuốc giảm đau, hạ sốt

Bao gồm Paracetamol, Efferalgan, Panadol… Thuốc được chỉ định cho các trường hợp có biểu hiện bị sốt cao. Các tác dụng phụ thường gặp của thuốc giảm đau:

  • Tổn thương gan
  • Loét dạ dày
  • Suy thận
  • Loãng máu
  • Trầm cảm…

Thuốc giảm kích ứng đường tiểu:

Bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân dùng thêm thuốc Phenazopyridine. Loại thuốc này được sử dụng nhằm mục đích cải thiện các triệu chứng: Hay mắc tiểu, tiểu rát, tiểu buốt, đau khi đi tiểu. Thuốc thường được chỉ định dùng kèm với kháng sinh trong 2 ngày. Mỗi ngày uống thuốc 3 lần sau bữa ăn.

Các tác dụng phụ có thể gặp khi dùng thuốc

  • Vàng da hoặc vàng mắt
  • Da tái nhợt
  • Buồn ngủ
  • Lú lẫn
  • Thay đổi tâm trạng
  • Khó thở
  • Đau đầu
  • Ngứa da

Xem thêm: Viêm niệu đạo do lậu: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Chế độ ăn uống sinh hoạt cho nam giới bị viêm đường tiết niệu

  • Thường xuyên vệ sinh vùng kín sạch sẽ.
  • Không sử dụng xà phòng có tính tẩy mạnh.
  • Mang bao cao su để bảo vệ an toàn khi quan hệ tình dục.
  • Đi tiểu ngay khi có nhu cầu, tránh cố gắng nín nhịn.
  • Uống nhiều nước giúp hỗ trợ cơ thể loại bỏ bớt vi khuẩn.
  • Ăn nhiều rau xanh, trái cây để bổ sung các chất dinh dưỡng. Kiêng uống bia rượu, không ăn đồ cay nóng, hạn chế các thức ăn nhiều dầu mỡ.
  • Mặc quần lót vừa vặn, có khả năng thấm hút mồ hôi nhanh. 
  • Trong thời gian điều trị bệnh viêm niệu đạo, nam giới không nên quan hệ tình dục qua đường âm đạo hay bất cứ con đường nào khác.
  • Tăng cường vận động, tập luyện thể dục thể thao hàng ngày.

Trên đây là những vấn đề liên quan đến bệnh viêm niệm đạo ở nam giới. Những thông tin bài viết cung cấp chỉ mang tính tham khảo. Cần tiến hành thăm khám, thực hiện đầy đủ các xét nghiệm cần thiết và điều trị bệnh một cách khoa học theo hướng dẫn của bác sĩ.

Bạn nên tham khảo thêm:

Ngày đăng 10:15 - 29/02/2024 - Cập nhật lúc: 11:26 - 23/05/2024
Chia sẻ:
viêm niệu đạo mãn tính Bệnh viêm niệu đạo mãn tính và phương pháp điều trị
Viêm niệu đạo mãn tính chính là hệ quả tất yếu của tình trạng viêm cấp tính không nghiêm túc điều trị. Bệnh kéo dài sẽ khiến cho việc kiểm…
viêm niệu đạo có mủ Viêm niệu đạo có mủ là gì? Cách điều trị và lưu ý

Viêm niệu đạo có mủ là giai đoạn diễn tiến nặng của tình trạng nhiễm trùng ở ống dẫn nước…

Bệnh viêm niệu đạo ở nam giới và thông tin cần biết

Viêm niệu đạo ở nam giới là bệnh lý xảy ra khi có hiện tượng nhiễm trùng, sưng viêm xảy…

chữa viêm niệu đạo tại nhà 10 cách chữa viêm niệu đạo tại nhà hiệu quả, dễ dùng

Áp dụng các cách chữa viêm niệu đạo tại nhà là giải pháp được nhiều người tin tưởng lựa chọn.…

viêm niệu đạo khi mang thai Viêm niệu đạo khi mang thai và thông tin cần biết

Viêm niệu đạo khi mang thai là bệnh lý mà rất nhiều mẹ bầu gặp phải. Mẹ bầu cần cẩn…

viêm niệu đạo ở trẻ em Viêm niệu đạo ở trẻ em và thông tin cần biết

Viêm niệu đạo ở trẻ em được đánh giá là bệnh lý khá nghiêm trọng nếu không sớm khắc phục.…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua