Bệnh viêm niệu đạo mãn tính và phương pháp điều trị

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Đỗ Thanh Hà

Trưởng khoa Phụ Sản

Viêm niệu đạo mãn tính chính là hệ quả tất yếu của tình trạng viêm cấp tính không nghiêm túc điều trị. Bệnh kéo dài sẽ khiến cho việc kiểm soát trở nên khó khăn hơn. 

Viêm niệu đạo mãn tính là gì? Dấu hiệu nhận biết

Viêm niệu đạo chính là tính trạng niệu đạo bị các tác nhân (điển hình nhất là vi khuẩn Chlamydia, E. Coli, lậu cầu…) tấn công và gây viêm nhiễm. Viêm niệu đạo mãn tính là thuật ngữ y tế đề cập đến giai đoạn nặng của bệnh. Lúc này tình trạng viêm nhiễm thường diễn tiến dai dẳng gây khó khăn cho việc kiểm soát. 

Viêm niệu đạo mãn tính là gì? Dấu hiệu nhận biết
Cần hết sức cẩn trọng khi bệnh viêm niệu đạo đã chuyển biến sang giai đoạn mãn tính

Sau đây là một số triệu chứng điển hình:

  • Xuất hiện khí hư bất thường có mùi hôi khó chịu
  • Tiểu nóng, tiểu rát
  • Tiểu nhiều lần và rất hay gặp hiện tượng mót tiểu
  • Lỗ niệu đạo sưng đỏ và tiết dịch nhầy bất thường
  • Thường có cảm giác đau rát khi giao hợp
  • Đau lưng và đau ở vùng xương chậu
  • Sốt, ớn lạnh
Viêm niệu đạo mãn tính là gì? Dấu hiệu nhận biết
Người bị viêm niệu đạo mãn tính có thể cảm thấy mệt mỏi và có dấu hiệu sốt nhẹ

Riêng ở trường hợp đối với nam giới thì bệnh có thể đi kèm một số triệu chứng đặc trưng khác như: tiết dịch mủ màu trắng đục hay xanh ở bao quy đầu, mùi hôi tanh khó chịu.

Đọc thêm: Bị viêm niệu đạo nên ăn gì, kiêng gì mau hết bệnh?

Nguyên nhân gây bệnh viêm niệu đạo mãn tính

  • Nhiễm khuẩn: Các loại vi khuẩn thường gặp gồm E. Coli, Neisseria gonorrhoeae, Chlamydia, Herpes simplex, Trichomonas…
  • Vệ sinh bộ phận sinh dục không đúng cách: Không thường xuyên vệ sinh hay mang quần bó sát có thể khiến cho môi trường niệu đạo bị bí bách và ẩm ướt. 
  • Thói quen thủ dâm thường xuyên của nhiều nam giới.
  • Đời sống tình dục phóng túng: quan hệ không an toàn, tần suất quá nhiều hay với nhiều đối tác.
  • Những bất thường ở bao quy đầu: Hẹp hay dài bao quy đầu khiến việc vệ sinh khó khăn.
  • Biến chứng sau khi thực hiện không đúng một số thủ thuật như đặt sonde tiểu hay nong niệu đạo.

Ở một số trường hợp, bệnh kéo dài dai dẳng và chuyển biến mãn tính là do:

  • Điều trị bệnh không đúng phương pháp.
  • Tự ý chữa trị tại nhà mà không chủ động thăm khám.
  • Bỏ qua những khuyến nghị từ bác sĩ trong quá trình điều trị.
  • Không kiêng sinh hoạt tình dục, vệ sinh bộ phận sinh dục sai cách.
  • Khi điều trị bệnh không theo hết liệu trình, dừng lại ngang khi thấy triệu chứng tạm ổn. 

Viêm niệu đạo mãn tính có nguy hiểm không?

Với trường hợp bệnh chuyển biến mãn tính thì không chỉ gây khó khăn cho quá trình điều trị mà còn dễ phát sinh biến chứng.

  • Bí tiểu: 

Lớp niêm mạc niệu đạo bị tổn thương nặng sẽ dẫn đến sự hình thành sẹo. Điều này làm cho diện tích trong ống niệu đạo bị thu hẹp lại. Từ đó đường di chuyển của dòng nước tiểu sẽ khó khăn.

  • Suy thận:

Tình trạng tắc nghẽn đường tiểu diễn ra lâu ngày có thể phá vỡ chức năng bài tiết nước tiểu. Và đây được cho là một trong những nguyên nhân có thể dẫn đến suy thận. 

  • Rối loạn chức năng tình dục:

Viêm niệu đạo mãn tính có thể gây suy giảm ham muốn, rối loạn cương dương, thậm chí là liệt dương. Nhiều trường hợp còn tăng nguy cơ bị hiếm muộn – vô sinh.

Viêm niệu đạo mãn tính có nguy hiểm không?
Bệnh viêm niệu đạo mãn tính kéo dài có thể gây suy giảm ham muốn tình dục
  • Viêm nhiễm bộ phận lân cận:

Niệu đạo là cơ quan nằm cận kề với các bộ phận khác. Ví dụ như bàng quang, tuyến tiền liệt hay mào tinh hoàn. Chính vì vậy mầm bệnh sẽ dễ dàng xâm nhập và tấn công những cơ quan này. 

Phương pháp điều trị viêm niệu đạo mãn tính

1. Sử dụng thuốc Tây y

Hiện nay, bệnh viêm niệu đạo cấp hay mãn cũng được chia làm 2 dạng. Đó là dạng viêm niệu đạo do lậu và không do lậu với mức độ nặng nhẹ khác nhau. Dựa theo nguyên nhân và tình trạng bệnh mà sẽ có phác đồ dùng thuốc tương ứng.

– Trường hợp viêm niệu đạo mãn tính không do lậu:

Các tác nhân gây bệnh trong trường hợp này có thể là vi khuẩn E.coli, Mycoplasma, Chlamydia, nấm Candida, các vi khuẩn kỵ khí hay lây lan mầm bệnh viêm nhiễm từ bạn tình.

Thuốc được dùng cho trường hợp này có thể là kháng sinh kết hợp với các thuốc điều trị viêm niệu đạo mãn tính chuyên biệt. Cụ thể một số loại như sau:

  • Doxycyline:

Đây là một loại kháng sinh phổ rộng có khả năng ức chế hoạt động của các loại vi khuẩn gram dương và gram âm. Thường được dùng với liều Doxycyline 100mg uống 1 viên/ lần, tần suất 2 lần/ ngày. Thời gian uống kéo dài khoảng 1 tuần.

  • Tetracyline:

Loại kháng sinh kìm khuẩn này cũng được dùng rất phổ biến trong điều trị viêm niệu đạo mãn tính không đặc hiệu. Liều lượng Tetracyline 500mg uống 1 viên/ lần, tần suất 4 lần/ ngày. Thuốc cũng được dùng kéo dài khoảng 1 tuần. 

  • Azithromycin:

Azithromycin là loại kháng sinh phổ rộng có tác dụng tiêu diệt mạnh với các loại vi khuẩn gram dương gây viêm niệu đạo mãn tính. Bác sĩ thường sẽ chỉ định dùng Azithromycin gói 1g với liều duy nhất.

chữa viêm niệu đạo mãn tính
Dùng thuốc được cho là giải pháp điều trị chính với bệnh viêm niệu đạo mãn tính

– Trường hợp viêm niệu đạo mãn tính do lậu:

Trong trường hợp này, bác sĩ thường sẽ chỉ định phác đồ điều trị bệnh lậu chuyên biệt. Cùng với đó là kết hợp dùng các thuốc điều trị viêm niệu đạo không do lậu. Cụ thể như sau:

  • Đơn thuốc 1:

Dùng thuốc Ceftriaxone 250g ở dạng thuốc tiêm bắp với 1 liều duy nhất. Kết hợp với nó là thuốc Doxycyline 100mg uống 1 viên/ lần, tần suất 2 lần/ ngày trong 1 tuần liên tục.

  • Đơn thuốc 2:

Thuốc Spectinomycin 2g với 1 liều duy nhất có thể tiêm bắp thật sâu hay tiêm trong phần tư trên, ngoài của cơ mông đều được. Đồng thời kết hợp với uống thuốc Doxycyline 100g 1 viên/ lần, tần suất 2 lần/ ngày và đều đặn trong 7 ngày liên tiếp.

  • Đơn thuốc 3:

Dùng thuốc Cefotaxime 1g ở dạng thuốc tiêm bắp 1 liều duy nhất. Kết hợp với đó là uống thuốc Doxycyline 100g với liều lượng 1 viên/ lần, tần suất 2 lần/ ngày và duy trì đều đặn trong 1 tuần liền.

Gợi ý: Viêm niệu đạo có được quan hệ vợ chồng không? Giải đáp thắc mắc 

2. Áp dụng các bài thuốc Nam chữa viêm niệu đạo mãn tính

– Sử dụng râu ngô:

Uống nước râu ngô thường xuyên sẽ làm tăng sức đề kháng, giải nhiệt và thanh lọc cơ thể. Từ đó cải thiện các chứng tiểu buốt, tiểu rắt hay tiểu ra máu ở bệnh viêm niệu đạo.

  • Cần chuẩn bị 100g râu ngô đem rửa sạch rồi để ráo
  • Cho vào ấm đun cùng 200ml nước cho sôi trên lửa nhỏ 10 phút
  • Chắt lấy nước và chia làm 2 lần uống/ ngày vào buổi sáng và buổi tối
  • Nên dùng trước bữa ăn tối thiểu 2 giờ đồng hồ

– Bài thuốc từ lá chè xanh:

Trong lá chè xanh có chứa hàm lượng lớn tinh dầu. Cùng với đó là nhiều chất có lợi cho sức khỏe con người như Tanin; vitamin A, B2, B3, B5, C; epigallocatechin-3-gallat; flavonoid,…

Áp dụng các bài thuốc Nam chữa viêm niệu đạo mãn tính
Có thể dùng lá chè xanh để hỗ trợ quá trình kiểm soát triệu chứng viêm niệu đạo mãn tính
  • Chỉ cần chuẩn bị 1 nắm lá chè xanh đem rửa sạch rồi vò cho hơi nhàu
  • Cho vào ấm đun sôi cùng với 2 lít nước và dùng uống hằng ngày
  • Bên cạnh đó nên kết hợp nấu nước lá chè xanh để vệ sinh vùng kín

– Dùng tỏi chữa viêm niệu đạo mãn tính:

Tỏi được biết đến như một loại kháng sinh tự nhiên nhờ chứa hàm lượng allicin dồi dào. Hoạt chất này có khả năng ức chế hoạt động và tiêu diệt rất nhiều chủng vi khuẩn gây bệnh.

Cách đơn giản nhất để dùng tỏi chữa viêm niệu đạo chính là thêm nguyên liệu này vào khẩu phần ăn mỗi ngày.

Tham khảo thêm: Thông tin cần biết về viêm niệu đạo khi mang thai

3. Các biện pháp chăm sóc và dự phòng

Dưới đây là các khuyến nghị cần thực hiện:

  • Thường xuyên vệ sinh vùng kín sạch sẽ. Nhất là vào thời điểm trước và sau khi quan hệ.
  • Duy trì đời sống tình dục lành mạnh. Mang bao cao su để đảm bảo an toàn. Không quan hệ phóng túng với nhiều đối tác cùng lúc.
  • Đi tiểu ngay khi có nhu cầu. 
  • Uống nhiều nước để kích thích tiểu nhiều giúp loại bỏ bớt vi khuẩn.
  • Tránh mặc quần lót chật, chất liệu bí bách hay còn ẩm ướt. 
  • Điều chỉnh chế độ ăn uống cho hợp lý. Cùng với đó cần kiêng ăn đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ hay bánh kẹo ngọt, hạn chế tiêu thụ rượu bia.
  • Siêng vận động, luyện tập thể dục để nâng cao miễn dịch và đề kháng. 
  • Tốt nhất người bệnh nên kiêng cữ quan hệ tình dục qua bất cứ con đường nào.

Viêm niệu đạo mãn tính mặc dù chưa đe dọa đến tính mạng nhưng để lại rất nhiều hệ lụy nghiêm trọng nếu không can thiệp kịp thời. Bên cạnh việc điều trị theo phác đồ bác sĩ, cần chú ý đến các biện pháp tại nhà. Đồng thời tuân thủ thời gian tái khám để kiểm soát bệnh và xử lý kịp thời.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
viêm niệu đạo không đặc hiệu Viêm niệu đạo không đặc hiệu là gì? Nguy hiểm không?
Viêm niệu đạo không đặc hiệu là một bệnh lý nhiễm trùng đường tiết niệu phổ biến hiện nay. Mặc dù không đe dọa trực tiếp đến tính mạng nhưng…
viêm niệu đạo mãn tính Bệnh viêm niệu đạo mãn tính và phương pháp điều trị

Viêm niệu đạo mãn tính chính là hệ quả tất yếu của tình trạng viêm cấp tính không nghiêm túc…

viêm niệu đạo có lây không Viêm niệu đạo có lây không? Qua đường nào?

Viêm niệu đạo là bệnh lý có thể ảnh hưởng tới cả nam giới và phụ nữ. Vậy bệnh viêm…

Viêm niệu đạo do lậu: Dấu hiệu và cách điều trị Viêm niệu đạo do lậu: Dấu hiệu và cách điều trị

Viêm niệu đạo do lậu xảy ra khi niệu đạo bị tấn công bởi vi khuẩn lậu. Căn bệnh xảy…

Bệnh viêm niệu đạo có tự khỏi không? Cần làm gì?

Bệnh viêm niệu đạo là một dạng nhiễm trùng xảy ra ở ống dẫn nước tiểu của cả nam và…

Viêm niệu đạo ở nữ giới nguy hiểm không? Cách điều trị

Phụ nữ là đối tượng rất dễ bị viêm niệu đạo do cơ quan này nằm khá gần hậu môn.…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua