Bệnh viêm niệu đạo: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Viêm niệu đạo là tình trạng viêm, sưng, nhiễm trùng, hẹp ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra khỏi cơ thể, khiến người bệnh đau đớn hoặc gặp khó khăn khi đi tiểu.
Viêm niệu đạo là gì?
Niệu đạo là ống dẫn nước tiểu từ bàng quang đi ra khỏi cơ thể. Khi ống này bị viêm hoặc bị kích thích có thể dẫn đến tình trạng đau khi đi tiểu hoặc tăng cảm giác muốn đi tiểu.
Đôi khi tình trạng viêm niệu đạo thường bị nhầm lẫn thành viêm đường tiết niệu. Viêm niệu đạo thường ảnh hưởng đến ống dẫn nước tiểu trong khi viêm đường tiết niệu gây ảnh hưởng đến toàn bộ đường tiết niệu.
Viêm niệu đạo có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi và giới tính. Tuy nhiên, nữ giới có xu hướng dễ phát triển viêm niệu đạo hơn nam giới. Đây là bệnh có thể truyền nhiễm qua đường tình dục. Do đó, điều trị bệnh hoặc áp dụng các biện pháp tình dục an toàn để phòng ngừa bệnh.
Đọc thêm: Viêm niệu đạo do lậu: Dấu hiệu và cách chữa trị
Các loại viêm niệu đạo
Có 2 loại viêm niệu đạo chính:
- Viêm niệu đạo do vi khuẩn gây ra: Chiếm 20% các trường hợp và thường được gây ra bởi vi khuẩn lậu.
- Viêm niệu đạo Nongonococcal: Là tình trạng viêm niệu đạo do vi khuẩn Chlamydia gây ra và không liên quan đến bệnh lậu.
Nguyên nhân gây viêm niệu đạo
Các loại vi khuẩn gây viêm niệu đạo bao gồm:
- E.coli và các vi khuẩn khác có trong phân
- Gonococcus lây truyền qua đường tình dục và gây ra bệnh lậu .
- Chlamydia trachomatis lây truyền qua đường tình dục và gây ra bệnh Chlamydia
- Virus Herpes Simplex và Sytomegalovirus
Ngoài ra, thuốc sát trùng hoặc ma sát quá mạnh cũng có thể gây viêm niệu đạo ở nữ giới. Bên cạnh đó, thủ dâm quá nhiều cũng dẫn đến tình trạng viêm niệu đạo ở nam giới.
Đối tượng dễ mắc bệnh viêm niệu đạo:
- Có tiền sử bệnh lây truyền qua đường tình dục.
- Đã từng quan hệ tình dục, đặc biệt là quan hệ qua đường miệng.
Gợi ý: Viêm niệu đạo khi mang thai: Nên lưu ý điều gì?
Triệu chứng viêm niệu đạo
Ở nữ giới:
- Dịch tiết âm đạo bất thường
- Đau vùng xương chậu và bụng
- Đau khi quan hệ tình dục
- Đi tiểu thường xuyên hoặc khẩn cấp
- Sốt và ớn lạnh
- Đau bụng
- Ngứa, nóng rát hoặc bị kích thích ở lỗ niệu đạo
Ở nam giới:
- Có cảm giác nóng rát khi đi tiểu
- Ngứa hoặc nóng rát gần lỗ dương vật
- Xuất hiện máu trong tinh dịch hoặc nước tiểu
- Đau đớn khi xuất tinh
- Có hạch to ở vùng háng, bẹn
- Sốt, tuy nhiên điều này hiếm khi xảy ra ở nam giới
Một số người bệnh có thể không có dấu hiệu nhận biết viêm niệu đạo. Hoặc các triệu chứng thường bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác.
Chẩn đoán viêm niệu đạo
- Ở nam giới: Bác sĩ có thể hành kiểm tra bụng, bùi, dương vật và bàng quang để nhận thấy các dấu hiệu sưng hoặc chảy dịch ở đầu dương vật.
- Ở nữ giới: Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra bụng, xương chậu và các dấu hiệu đau đớn của niệu đạo. Đôi khi bác sĩ cũng có thể tiến hành kiểm tra dấu hiệu xuất huyết hoặc chảy dịch ở niệu đạo.
Nếu nghi ngờ người bệnh nhiễm bệnh tình dục, bác sĩ có thể yêu cầu:
- Xét nghiệm công thức máu
- Xét nghiệm phản ứng protein
- Xét nghiệm nước tiểu
- Phụ nữ có thể cần được siêu âm vùng chậu
Cách điều trị viêm niệu đạo
1. Biện pháp khắc phục viêm niệu đạo tại nhà
- Sữa chua: Người bệnh có thể nhúng một miếng băng y tế vào sữa chua và chườm lên lỗ niệu đạo trong 30 phút để chống lại các vi khuẩn xấu.
- Tỏi: Người bệnh chỉ cần cho thêm tỏi vào công thức nấu ăn hàng ngày để tăng sức đề kháng của cơ thể.
- Tình dầu tràm trà: Thêm 1 – 2 giọt tinh dầu vào 2 lít nước để rửa, vệ sinh bộ phận sinh dục.
- Dầu dừa: Thoa dầu dừa lên bộ phận sinh dục khoảng 3 lần một ngày.
- Giấm táo: Người bệnh có thể thêm 2 chén giấm táo vào bồn tắm và ngâm người trong 20 phút.
Điều quan trọng là người bệnh cần tránh caffeine, rượu và uống 6 – 8 ly nước mỗi ngày để tăng hiệu quả điều trị.
2. Thuốc điều trị viêm niệu đạo
- Azithromycin là kháng sinh được dùng một lần duy nhất để chống lại nhiễm trùng.
- Doxycycline và Ofloxacin là kháng sinh đường uống, thường được uống 2 lần một ngày, thời gian điều trị tối đa là 7 ngày
- Erythromycin là kháng sinh đường uống, 4 lần một ngày và liên tục trong 7 ngày
- Levofloxacin là kháng sinh đường uống, thường được dùng 1 lần một ngày, trong 7 ngày liên tục.
Nếu người bệnh mắc bệnh tình dục, các biện pháp điều trị cần được thực hiện kết hợp theo chỉ định của bác sĩ.
Tham khảo thêm: Các thuốc trị viêm niệu đạo và những điều cần lưu ý
Biến chứng của viêm niệu đạo
Ở phụ nữ bao gồm:
- Nhiễm trùng bàng quang hoặc cổ tử cung
- Viêm vùng chậu
- Vô sinh
Ở nam giới, biến chứng bao gồm:
- Nhiễm trùng bàng quang, tinh hoàn
- Viêm tuyến tiền liệt
- Hẹp một phần niệu đạo, hình thành sẹo dẫn đến việc đi tiểu khó khăn
Biện pháp phòng ngừa
- Tránh giao hợp với nhiều bạn tình.
- Sử dụng bao cao su mỗi khi quan hệ tình dục.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ.
- Tránh các hóa chất có thể gây kích ứng niệu đạo như dung dịch vệ sinh phụ nữ hoặc chất diệt tinh trùng.
Điều trị viêm niệu đạo sớm có thể tránh được đau đớn và một số biến chứng không mong muốn. Trong quá trình điều trị, nếu người bệnh có bất cứ câu hỏi hoặc thắc mắc nào có liên quan, vui lòng tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc nhân viên y tế có chuyên môn.
Có thể bạn quan tâm:
- Viêm niệu đạo có lây không? Lây qua đường nào?
- Thông tin cần biết về bệnh viêm niệu đạo ở nam giới
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!