Ê Buốt Răng Uống Thuốc Gì? Top 3 Thuốc Trị Bệnh Tốt Nhất

Dùng thuốc chống ê buốt răng luôn là giải pháp luôn được ưu tiên hàng đầu nhằm cải thiện nhanh chóng cơn ê buốt khó chịu. Vậy ê buốt răng uống thuốc gì hiệu quả? Cùng tham khảo trong bài viết dưới đây. 

Ê buốt răng uống thuốc gì?
Ê buốt răng uống thuốc gì để cải thiện nhanh triệu chứng, phòng ngừa tái phát là vấn đề nhiều người thắc mắc

Vì sao răng ê buốt?

Răng ê buốt là tình trạng răng trở nên nhạy cảm khi tiếp xúc với các yếu tố kích thích, điển hình là ăn nhiều đồ nóng, lạnh, ngọt hoặc đồ ăn thức uống có tính axit. Đối với chiếc răng khỏe mạnh bình thường, lớp men răng bên ngoài thường dày nhằm bảo vệ phần ngà răng và tủy răng bên trong.

Tuy nhiên, khi lớp men răng này bị tác động bởi những thói quen ăn uống, vệ sinh răng miệng kém hoặc do các bệnh lý răng miệng (sâu răng, viêm nướu, viêm tủy…) sẽ bị mòn dần theo thời gian, làm tăng kích thích đến các dây thần kinh gây ra ê buốt răng. Thậm chí còn làm tăng nguy cơ nhiễm trùng nặng và gây nhiều bệnh lý khác. 

Mặc dù không quá nguy hiểm nhưng nó lại ảnh hưởng ít nhiều đến khả năng ăn uống cũng như hệ thần kinh nằm trong răng. Tuy nhiên, chỉ cần phát hiện sớm thì tình trạng này hoàn toàn có thể được xử lý dứt điểm bằng các biện pháp y tế kết hợp chăm sóc cải thiện tại nhà. 

Ê buốt răng uống thuốc gì? Có hiệu quả không?

Theo các chuyên gia, bác sĩ nha khoa, thực tế không có loại thuốc chữa ê buốt răng theo dạng uống trực tiếp. Vì cơ bản đây chỉ là một hiện tượng bình thường của răng, xảy ra khi bị kích thích chứ không phải bệnh lý. Thay vào đó, người bệnh có thể sử dụng các loại gel bôi chống ê buốt chuyên dụng để cải thiện tình trạng này nhanh chóng. 

Ê buốt răng uống thuốc gì?
Thực tế không có thuốc trị ê buốt răng dạng uống, chỉ có gel bôi và các loại thuốc giảm đau thông thường được kê toa phổ biến

Bên cạnh đó, tùy theo từng trường hợp cụ thể có mức độ ê buốt răng nhiều hay ít mà bác sĩ sẽ kê toa thuốc giúp giảm đau buốt. Người bệnh cần chú ý tuân thủ sử dụng đúng liều lượng theo chỉ định, hướng dẫn để tránh các tác dụng phụ rủi ro ngoài ý muốn. 

Đối với những trường hợp ê buốt răng kéo dài, nghi ngờ là dấu hiệu của các bệnh lý răng miệng nghiêm trọng, dùng gel chống ê buốt không thuyên giảm tốt nhất nên thăm khám trực tiếp tại nha khoa. Người bệnh sẽ được thăm khám, thực hiện các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán nguyên nhân, mức độ bệnh lý và được tư vấn giải pháp điều trị phù hợp. 

TOP 3 thuốc trị ê buốt răng tốt được sử dụng phổ biến

Dưới đây là 3 sản phẩm trị ê buốt răng được các chuyên gia nha khoa chỉ định sử dụng phổ biến:

1. Gel bôi chống ê buốt răng

Như đã nói, thuốc trị chứng răng ê buốt hiện nay thực chất là các loại gel bôi tại chỗ có chứa các hoạt chất làm giảm mức độ ê buốt và hỗ trợ tái khoáng men răng, tăng cường sức khỏe răng miệng. Bạn hoàn toàn có thể tìm mua sản phẩm này tại các nhà thuốc lớn nhỏ trên toàn quốc. Sau đây là một số gợi ý dành cho bạn nếu chưa biết sản phẩm nào tốt:

Gel SensiKin 

Đây là sản phẩm gel bôi tại chỗ giảm ê buốt răng cấp tính được sử dụng vô cùng phổ biến hiện nay. Gel được điều chế có vị ngọt, bám dính tốt, nhanh tan nhanh thấm và khuếch tán K+ vào ống ngà răng. Nhờ đó ức chế dẫn truyền cảm giác ê buốt của dây thần kinh ống tủy đến não bộ. 

Ê buốt răng uống thuốc gì?
SensiKin là sản phẩm gel bôi chống ê buốt răng hiệu quả được các chuyên gia nha khoa khuyên dùng
  • Thành phần chính: Chứa hoạt chất Potassium Nitrat (KNO3) 10, Sodium Fluoride (0,22% tương đương với 1000 ppm Fluoride). 
  • Công dụng
    • Giảm ê buốt răng cấp tính do ăn thức ăn có nhiệt độ nóng, lạnh, chua, cay… và cả những trường hợp nặng như ê buốt sau phẫu thuật viêm nha chu, sau khi trám, phục hình răng hoặc do hiện tượng nhạy cảm ngà… 
    • Hỗ trợ tái khoáng men răng, bít các lỗ ống ngà, ngăn chặn bào mòn và loại bỏ mảng bám hình thành cao răng. 
  • Liều dùng: Dùng gel SensiKin 4 – 5 lần/ ngày, mỗi lần cách nhau 4 tiếng. Sản phẩm chỉ dùng người lớn và trẻ em trên 12 tuổi.
  • Giá bán: 120.000đ/ tuýp 15ml.

Gel GC Tooth Mousse

GC Tooth Mousse là gel chống ê buốt răng được nhiều người tin dùng nhờ khả năng giảm ê buốt nhanh chóng. Đồng thời ức chế sự phát triển của vi khuẩn và bổ sung các chất hỗ trợ tái khoáng men răng. 

  • Thành phần chính: chứa một số hoạt chất gồm CPP-ACP, D-sorbitol, Propylene glycol, Glycerol, Aqua, Silicon dioxide, Xytiol, Phosphoric acid, Tatinum dioxide, Zinc oxide, Sodium saccharin, Ethyl p-hydroxybenzoate, Guar gum, Propyl p-hydroxybenzoate, Magnesium oxide, Butyl p-hydroxybenzoate…
  • Công dụng
    • Gel phủ một lớp sinh học lên bề mặt răng giúp giảm cảm giác ê buốt khó chịu. 
    • Trung hòa acid ức chế sự phát triển của vi khuẩn, giảm sự kết dính của các mảng bám, làm sạch răng và giảm khô miệng. 
    • Cung cấp các khoáng chất hỗ trợ tái khoáng men, bảo vệ răng nướu và phòng ngừa nguy cơ gây bệnh răng miệng. 
  • Liều dùng: Dùng 3 – 4 lần/ ngày, mỗi lần cách nhau khoảng 4 – 5 tiếng. Sản phẩm chỉ được dùng cho người lớn và trẻ em trên 12 tuổi.
  • Giá bán: 289.000đ/ tuýp 35ml (nhiều vị như dưa lưới, bạc hà, vani, dâu, trái cây).

Gel GC Tooth Mousse Plus

So với sản phẩm GC Tooth Mousse thông thường, GC Tooth Mousse Plus được tăng cường hàm lượng canxi và phốt pho giúp giảm cơn ê buốt răng nhanh hơn. Sản phẩm này được các chuyên gia nha khoa khuyến nghị sử dụng cho người đang niềng răng bị ê buốt và ngăn ngừa sâu răng

  • Công dụng
    • Kích thích tăng tiết nước bọt trung hòa acid, tiêu diệt vi khuẩn và giảm các lỗ sâu li ti, phòng ngừa sâu răng. 
    • Tăng cường bổ sung các hoạt chất P++ và Ca++ giúp giảm cảm giác ê buốt, hỗ trợ quá trình tái khoáng men răng và hoạt chất Flouride ngăn ngừa sâu răng.
  • Liều dùng:  
    • Đối với người bị ê buốt răng thông thường dùng 1 lần/ ngày trước khi đi ngủ. Dùng liên tục trong 1 – 2 tháng. 
    • Đối với người đang niềng răng nên dùng 2 lần/ ngày.
    • Đối với người vừa tháo niềng nên dùng 2 lần/ ngày liên tục trong vòng 1 – 2 tháng. 
  • Giá bán: 350.000đ/ tuýp. 

Gel Enamel Pro Varnish

Enamel Pro Varnish là gel bôi chống ê buốt dành riêng cho răng nhạy cảm. Sản phẩm này được sản xuất dựa theo công thức cung cấp ACP không chỉ chống ê buốt mà còn giúp ngăn ngừa sâu răng. Đây là sản phẩm được nhập khẩu Mỹ và phù hợp dùng cho cả người lớn, trẻ em.

  • Thành phần chính: Amorphous Calcium Phosphate, Stabilsed stannous flouride cùng một số hoạt chất tá dược vừa đủ. 
  • Công dụng
    • Cắt cơn ê buốt răng nhanh chóng với tỷ lệ hiệu quả lên đến 73%. 
    • Bổ sung hàm lượng Flour cao gấp 4 lần giúp phòng ngừa sâu răng, giúp men răng chắc khỏe và các triệu chứng răng miệng liên quan. 
  • Liều dùng: Dùng 3 – 4 lần/ ngày, mỗi lần cách nhau 4 – 6 tiếng và dùng ít nhất 6 tháng để đạt hiệu quả tốt nhất. 
  • Giá bán: 55.000đ.

Gel Emoform 

Emoform là sản phẩm chống ê buốt răng dạng gel bôi tại chỗ rất nổi tiếng và được đông đảo khách hàng tin dùng. Đây là sản phẩm độc quyền của thương hiệu Dr Wild & Co.AG – Thụy Sĩ với công dụng chính là giảm triệu chứng răng ê buốt và đau nhức do sưng viêm nướu răng. Ngoài ra, sản phẩm này còn được dùng với mục đích ngăn ngừa sâu răng hiệu quả. 

  • Thành phần chính: Glycerin, Sodium Saccharin, Stannous Fluoride, PEG-40 Hydrogenated Castor Oil, Propyleglycol…
  • Công dụng:
    • Giảm nhanh tức thì cảm giác ê buốt răng, giảm mức độ nhạy cảm của răng, nướu và tái khoáng men răng để dứt điểm tình trạng này. 
    • Làm sạch miệng bằng cách loại bỏ tác nhân gây hại và hỗ trợ kiểm soát các triệu chứng viêm nhiễm. 
    • Cung cấp các khoáng chất cần thiết giúp răng sạch sẽ, trắng sáng và bảo vệ răng, ngăn ngừa các bệnh lý nguy hiểm. 
  • Liều dùng:
    • Gel Emoform được khuyến nghị dùng 3 – 4 lần/ ngày, liên tục trong vòng 5 ngày để giảm ê buốt răng và dùng duy trì 1 lần/ ngày vào buổi tối giúp phòng ngừa các bệnh về răng miệng.
    • Sản phẩm chỉ dùng cho người lớn và trẻ em trên 6 tuổi. Chống chỉ định với các trường hợp còn lại. 
  • Giá bán: 199.000đ/ tuýp.

Cách sử dụng gel chống ê buốt răng

Để đem lại hiệu quả cao và an toàn khi sử dụng các sản phẩm gel cải thiện tình trạng răng ê buốt, người dùng cần thực hiện đúng hướng dẫn và lưu ý các điều sau:

  • Vệ sinh răng sạch sẽ, để cho khô lại mới bôi gel lên răng. Bạn có thể dùng cọ quét gel lên hoặc rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn nếu bôi gel bằng tay. 
  • Hầu hết các sản phẩm gel bôi răng không cần súc miệng lại, chỉ yêu cầu đợi vài phút cho gel khô và 4 – 6 tiếng để gel ngấm vào răng phát huy tác dụng. Trong thời gian này không nên ăn uống hay đánh răng. 
  • Chọn mua các sản phẩm gel chống ê buốt răng ở các hiệu thuốc, cơ sở chuyên bán dược phẩm uy tín để đảm bảo mua hàng chính hãng, chất lượng. 
  • Tham khảo ý kiến của chuyên gia nha sĩ trước khi sử dụng bất kỳ sản phẩm nào. 

2. Nhóm thuốc giảm đau

Những trường hợp ê buốt răng dữ dội kèm theo đau nhức nghiêm trọng, bác sĩ sẽ kê toa một số loại thuốc Tây giúp kiểm soát triệu chứng nhanh chóng. Điển hình như: 

Ê buốt răng uống thuốc gì?
Dùng thuốc giảm đau trong trường hợp ê buốt răng nặng do các bệnh lý răng miệng nghiêm trọng
  • Thuốc giảm đau nhóm paracetamol là loại được sử dụng phổ biến nhất có tác dụng xoa dịu cơn ê buốt, đau nhức răng nhanh chóng. 
  • Nhóm thuốc giảm đau aspirin kết hợp thuốc kháng sinh amoxicyclin, tetracylin, spiramycin, doxycyclin… có tác dụng giảm đau nhức nhanh hơn. 
  • Thuốc kháng sinh họ beta lactam phối hợp với metronidazol giúp giảm đau, ê buốt nhanh và diệt khuẩn. 

Tuy nhiên, nhóm thuốc này chỉ có tác dụng tạm thời và khi sử dụng cần tuân thủ đúng chỉ định, liều lượng, tránh lạm dụng quá liều gây hại cho sức khỏe. 

3. Viên uống bổ sung vitamin, khoáng chất giảm ê buốt răng

Các bác sĩ nha khoa nhận định, sự thiếu hụt một số loại vitamin, khoáng chất thiết yếu cũng là một trong những lý do khiến men răng mòn dần đi, răng nướu nhạy cảm và dễ ê buốt hơn. Để cải thiện tình trạng này, bạn cần tăng cường bổ sung một số viên uống sau:

Ê buốt răng uống thuốc gì?
Bổ sung một số viên uống vitamin C, A, B1, D3… giúp cải thiện sức khỏe răng nướu và chống ê buốt răng hiệu quả
  • Canxi: Canxi là hoạt chất đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe xương khớp và răng miệng. Trong đó, chất này chính là thành phần không thể thiếu trong quá trình bảo vệ men răng, tái tạo và phục hồi tổn thương để giúp nướu răng chắc khỏe hơn, phòng ngừa các bệnh lý sâu viêm răng. Do đó, chỉ khi bổ sung đầy đủ canxi men răng mới khỏe mạnh và không còn bị ê buốt. 
  • Vitamin A: Hoạt chất này giúp răng nướu khỏe mạnh, hạn chế nguy cơ bị tụt nướu lợi gây ra ê buốt răng. Bên cạnh đó, hợp chất này còn đảm nhiệm vai trò duy trì tiết nước bọt làm ẩm khoang miệng, làm sạch mảng bám và ngăn ngừa hôi miệng
  • Vitamin C: Tham gia vào quá trình hấp thu dinh dưỡng của dạ dày và tăng hiệu quả chuyển hóa canxi. Đồng thời, bổ sung đủ vitamin C giúp tạo ra lượng collagen cần thiết hỗ trợ quá trình tái tạo men răng, giúp răng chắc khỏe chống lại các yếu tố kích thích gây ê buốt. 
  • Vitamin B: Nhóm vitamin B, điển hình là B1 giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng toàn diện, giúp nướu răng khỏe mạnh, cứng cáp và hạn chế nguy cơ viêm nhiễm, tổn thương. 
  • Vitamin D: Điển hình là vitamin D3 có tác dụng hỗ trợ cơ thể trong quá trình hấp thu canxi và bảo vệ nướu lợi, ngăn ngừa viêm nhiễm. 

Một số lưu ý khi trong điều trị ê buốt răng để đạt hiệu quả cao

Bên cạnh tuân thủ các hướng dẫn về sử dụng thuốc, gel bôi chống ê buốt răng…, người bệnh cũng cần chú ý tuân thủ thực hiện một số biện pháp chăm sóc tại nhà tăng hiệu quả điều trị. 

Ê buốt răng uống thuốc gì?
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đúng cách là giải pháp tốt nhất để phòng ngừa ê buốt răng và các vấn đề răng miệng liên quan
  • Đánh răng súc miệng kỹ trước khi bôi gel chống ê buốt. Chỉ khi các mảng bám được làm sạch thì các hoạt chất trong gel mới dễ dàng thẩm thấu và phát huy tác dụng tốt hơn. 
  • Để tăng hiệu quả điều trị chống ê buốt răng, nên kết hợp sử dụng thuốc, gel bôi, viên uống hỗ trợ cùng với các loại kem đánh răng chống ê buốt răng được các chuyên gia khuyên dùng. 
  • Giữ vệ sinh răng miệng đúng cách để đảm bảo răng miệng luôn sạch sẽ. Cụ thể đánh răng ít nhất 2 lần/ ngày, súc miệng bằng nước muối sinh lý, sử dụng chỉ nha khoa. 
  • Chải răng nhẹ nhàng, dùng bàn chải có đầu lông mềm mại và thay mới bàn chải thường xuyên. 
  • Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm nhiều đường, có tính axit, đồ ăn cứng, cay nóng, nhiều dầu mỡ, chứa cồn… để tránh làm ảnh hưởng đến men răng, tăng nguy cơ ê buốt nghiêm trọng. 
  • Thay vào đó là các loại thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất vừa giúp giảm răng ê buốt khi nhai vừa làm sạch khoang miệng và giúp răng khỏe mạnh, phòng ngừa các bệnh lý liên quan. 
  • Thăm khám và lấy cao răng định kỳ 6 tháng/ lần để theo dõi sức khỏe răng miệng, sớm phát hiện các triệu chứng bất thường và có hướng xử lý kịp thời, ngăn ngừa biến chứng rủi ro về sau. 

Trên đây là thông tin chi tiết về các loại thuốc trị ê buốt răng được sử dụng phổ biến trong nha khoa. Các thông tin về thuốc trong bài viết chỉ mang tính tham khảo, người bệnh nếu có nhu cầu sử dụng vui lòng trực tiếp thăm khám để được nha sĩ tư vấn loại thuốc, cách dùng, liều dùng phù hợp với tình trạng bệnh, hạn chế tác dụng phụ. 

Có thể bạn quan tâm

Chia sẻ:
Ê buốt răng hàm dưới Ê Buốt Răng Hàm Dưới: Nguyên Nhân và Cách Khắc Phục
Ê buốt răng hàm dưới có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng thường có mối liên hệ với những vấn đề ở men răng. Tùy thuộc…
Răng bị ê buốt lung lay Răng Bị Ê Buốt Lung Lay Là Bị Gì? Giải Pháp Khắc Phục

Răng bị ê buốt lung lay là vấn đề răng miệng khá phổ biến và gây ra những ảnh hưởng…

Ê buốt răng và chảy máu chân răng Ê Buốt Răng và Chảy Máu Chân Răng: Dấu Hiệu Bệnh Gì?

Ê buốt răng và chảy máu chân răng là các triệu chứng nha khoa thường gặp. Tình trạng này thường…

Cách giảm ê buốt răng khi tẩy trắng 10 Cách Giảm Ê Buốt Răng Khi Tẩy Trắng Dễ Thực Hiện Nhất

Tẩy trắng răng là một trong những kỹ thuật nha khoa hiện đại đem lại tính thẩm mỹ tức thì…

Ăn đồ chua bị buốt răng có thể xảy ra khi men răng bị mòn Cách Chữa Ê Răng Khi Ăn Đồ Chua Giảm Nhanh Ghê Buốt

Ăn đồ chua bị buốt răng là tình trạng thường gặp, do nhiều nguyên nhân gây ra. Ê buốt răng…

Tình trạng ê buốt răng khi ăn đồ ngọt thường có liên quan đến bệnh lý về răng miệng Ăn Đồ Ngọt Bị Buốt Răng và Cách Khắc Phục Tình Trạng

Ăn đồ ngọt bị buốt răng do nhiều nguyên nhân gây ra, đa phần do các vấn đề về răng…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua