Uống trà gì dễ ngủ? 10+ loại trà tốt cho người mất ngủ

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Đỗ Thu Hiền

Bác sĩ điều trị

Một số loại trà thảo dược có tác dụng hỗ trợ điều trị mất ngủ hiệu quả mà không gây tác dụng phụ cho sức khỏe. Vậy uống trà gì dễ ngủ? Trà hoa cúc, trà tam thất, trà nghệ, trà tim sen… là những lựa chọn hàng đầu.

Uống trà gì dễ ngủ?

Mất ngủ là một bệnh lý khá phổ biến ngày nay. Có nhiều nguyên nhân gây mất ngủ như căng thẳng, lo âu quá mức, sử dụng các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ, không gian sống nhiều tiếng ồn, ảnh hưởng của một số bệnh lý trong cơ thể…

Duy trì thói quen sử dụng các loại trà thảo dược dưới đây có thể giúp thư giãn đầu óc, người dùng dễ đi vào giấc ngủ hơn, ngủ ngon giấc hơn.

uống trà gì dễ ngủ
Có nhiều loại trà thảo dược không chỉ ngon mà còn tốt cho sức khỏe, giúp cải thiện tinh thần, có giấc ngủ ngon

1. Trà hoa cúc trị mất ngủ

Trà hoa cúc là một thức uống tuyệt vời cho người bị mất ngủ, khó ngủ vào ban đêm. Các hoạt chất trong hoa cúc hoạt động tương tự như một vị thuốc an thần, giúp thư giãn thần kinh, giảm căng thẳng, hỗ trợ giấc ngủ…

Một nghiên cứu được công bố vào năm 2017 cho thấy, sử dụng chiết xuất từ trà hoa cúc có thể giúp người lớn tuổi cải thiện được đáng kể chất lượng giấc ngủ hàng ngày, cung cấp nhiều chất chống oxy hóa giúp bảo vệ tế bào thần kinh và não bộ khỏi bị tổn thương.

trà hoa cúc
Sử dụng trà hoa cúc có công dụng dễ ngủ

Trà hoa cúc có vị ngọt nhẹ và hương thơm dễ chịu, được nhiều người ưa thích. Ngoài việc chữa mất ngủ, trà này còn có nhiều lợi ích khác như làm đẹp da, chống lão hóa, ngăn ngừa ung thư… Bạn có thể sử dụng trà hoa cúc dưới dạng túi lọc hoặc phơi khô hoa để hãm uống. Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 5 gram bông hoa cúc khô và nước sôi.
  • Bỏ hoa cúc vào ấm, đổ nước sôi và rót bỏ lượt nước đầu để làm sạch bụi bẩn trong hoa.
  • Tiếp tục chế nước vào lần 2, đậy nắp lại và ủ trà khoảng 15 phút.
  • Vớt bỏ xác hoa, thưởng thức trà nguyên chất khi còn ấm hoặc pha thêm chút đường hay mật ong vào giúp trà ngon và dễ uống hơn.
  • Bạn nên uống trà hoa cúc trước khi đi ngủ khoảng 30 – 60 phút để giấc ngủ kéo đến nhanh hơn.

Tham khảo thêm: Bệnh mất ngủ ở người già: Nguyên nhân và cách điều trị

2. Trà rễ cây nữ lang

Trà rễ cây nữ lang là phương pháp phổ biến ở châu Âu và Châu Á để điều trị rối loạn giấc ngủ tự nhiên. Sử dụng thường xuyên có thể giảm lo lắng, căng thẳng, cải thiện giấc ngủ hiệu quả. Đặc biệt, phụ nữ trung niên thường sử dụng loại trà này để giảm triệu chứng khó chịu trong thời kỳ mãn kinh.

Một nghiên cứu tại Đức với hơn 11.168 bệnh nhân mất ngủ chỉ ra rằng, 94% trải qua cải thiện đáng kể trong giấc ngủ và giảm mệt mỏi sau khi sử dụng phương pháp điều trị bằng trà này.

trà rễ cây nữ lang
Uống trà gì dễ ngủ? Trà rễ cây nữ lang có chức năng điều chỉnh rối loạn giấc ngủ hiệu quả

Trong một nghiên cứu khác, gần 1/3 phụ nữ sau mãn kinh sử dụng viên nang nữ lang hàng ngày trong 4 tuần liên tục, họ cho biết có sự cải thiện đáng kể trong chất lượng giấc ngủ.

Với những tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe, ngày càng có nhiều người biết đến và sử dụng trà rễ cây nữ lang. Loại trà này được dùng phổ biến ở dạng túi lọc tiện lợi. Ngoài ra, bạn có thể dùng rễ cây khô để hãm trà lấy nước uống hàng ngày trị mất ngủ. Cách pha trà như sau:

  • Lấy 10 – 15 gram rễ cây khô bỏ vào ấm nấu chung với 500 ml nước
  • Đun sôi khoảng 15 phút thì tắt bếp
  • Rót trà chia uống vài lần trong ngày, dùng tốt nhất khi còn ấm. Tránh uống trà khi đói hoặc lúc vừa mới ăn no.

3. Trà nghệ chữa mất ngủ kinh niên

Nghệ là loại gia vị có nhiều ứng dụng trong điều trị bệnh như chữa đau dạ dày, viêm loét đại tràng, trị vết thương ngoài da, mụn trứng cá… Ngoài ra, dân gian còn sử dụng nghệ để pha trà uống hàng ngày nhằm cải thiện chất lượng giấc  ngủ.

Chứa nhiều Curcumin, nghệ có tác dụng chống oxy hóa mạnh mẽ, hoạt động tích cực trong việc bảo vệ các tế bào ở hệ thần kinh trung ương trước sự tấn công của gốc tự do.

Uống trà nghệ dễ ngủ
Trà nghệ được sử dụng như một phương thuốc tự nhiên giúp hỗ trợ điều trị mất ngủ

Đồng thời loại trà này còn giúp duy trì chức năng sản xuất melatonin – một loại hoemone trong não bộ chịu trách nhiệm cho giấc ngủ và giúp cải thiện tâm trạng.

Đặc tính chống oxy hóa tuyệt vời của trà nghệ cũng mang đến nhiều tác dụng khác cho cơ thể như làm giảm cholesterol xấu, duy trì thị lực, làm chậm tiến trình lão hóa, bảo vệ thành mạch, ngăn ngừa nhiễm trùng, giảm nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch

Tất cả đều góp phần mang đến cho bạn một cơ thể khỏe mạnh và những giấc ngủ ngon vào ban đêm. Cách làm trà nghệ cho người bị mất ngủ:

  • Chuẩn bị 2 thìa cà phê bột nghệ và 300ml nước sôi.
  • Cho bột nghệ vào ly nước, khuấy đều cho tan hoàn toàn và uống trước khi đi ngủ khoảng 1 tiếng.
  • Có thể thêm mật ong, sữa tươi để giảm mùi nồng của nghệ và dễ uống hơn.

Lưu ý: Không dùng trà nghệ trong các trường hợp bị sỏi mật, tắc nghẽn đường mật, phụ nữ mang thai hoặc đang bị rong kinh.

Tham khảo thêm: 10 bài thuốc dân gian trị mất ngủ hiệu quả (cả kinh niên)

4. Trà tía tô đất chữa mất ngủ

Tiếp theo trong danh sách uống trà gì dễ ngủ, thì trà cây tía tô đất là một lựa chọn hữu ích. Loại thảo dược này cùng họ với bạc hà, thường được sử dụng như một loại gia vị truyền thống để tạo hương vị thơm ngon cho thịt, cá hoặc các món nướng.

Tuy nhiên, ngày nay, tía tô đất được sử dụng phổ biến dưới dạng trà để tận hưởng các lợi ích của nó. Sử dụng tía tô đất là giải pháp tự nhiên cải thiện mất ngủ.

trà tía tô đất
Trà tía tô đất không chỉ thơm mà còn giúp dễ ngủ

Nghiên cứu năm 2011 cho thấy 42% người tham gia báo cáo cải thiện sau khi sử dụng chiết xuất từ lá tía tô đất trong 15 ngày. Điều này làm cho trà tía tô đất trở nên phổ biến và hữu ích hơn đối với sức khỏe. Cách pha trà tía tô đất:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá tía tô đất tươi hoặc khô (có thể thay thế bằng trà túi lọc).
  • Rửa lá sạch và vò nhẹ, bỏ vào ấm.
  • Thêm nước sôi vào, tráng bình và gạn bỏ nước đầu đi.
  • Đổ nước vào ấm thêm 1 lần nữa, đậy nắp lại cho kín.
  • Chờ khoảng 15 phút trước khi rót uống, có thể uống 2-3 lần mỗi ngày.
  • Kiên trì sử dụng trà lá tía tô đất hàng ngày trong một khoảng thời gian để cải thiện giấc ngủ

5. Trà tim sen

Trà tim sen cũng nằm trong danh sách các loại trà giúp dễ ngủ, cải thiện chất lượng giấc ngủ tốt nhất. Loại trà này khi mới uống vào có cảm giác đắng nhưng hậu ngọt và lại có hương thơm đặc trưng nên được nhiều người lớn tuổi bị mất ngủ ưa thích.

Tim sen là thảo dược có tính hàn, giúp thanh nhiệt, tiêu độc, an thần, trấn kinh, gây buồn ngủ… Nghiên cứu hiện đại chỉ ra rằng tim sen chứa nhiều alkaloid và hoạt chất như Nuciferin hay Asparagine.

Uống trà gì dễ ngủ
Uống trà gì dễ ngủ? Trà tim sen nổi tiếng với tác dụng giúp thư giãn thần kinh, cải thiện chứng rối loạn giấc ngủ hiệu quả

Khi sử dụng, chúng tác động lên hệ thần kinh trung ương, làm thư giãn các dây thần kinh, giãn nở mao mạch, ổn định huyết áp, hỗ trợ cải thiện giấc ngủ và giảm triệu chứng lo âu, mệt mỏi, bồn chồn… Cách dùng trà tim sen:

  • Phơi khô tim sen và sao vàng để khử độc và tạo mùi thơm cho trà.
  • Mỗi ngày, lấy 3 gram tim sen, đặt vào ấm và hãm với nước sôi trong 10 phút.
  • Uống trà khi còn ấm khoảng 1 – 2 tiếng trước giấc ngủ vào ban đêm.
  • Nếu không thích hương vị đắng của trà tim sen, có thể thêm chút đường để làm giảm đắng.

Tham khảo thêm: Sẽ ra sao nếu không ngủ? Mất ngủ có chết không?

6. Trà lạc tiên

Trà lạc tiên, được làm từ lá, hoa và thân khô của cây lạc tiên (còn gọi là cây nhãn lồng), được sử dụng như một loại thuốc tăng cường chất lượng giấc ngủ, giúp giảm căng thẳng và lo lắng.

Trong một thử nghiệm, người tham gia được uống 1 tách trà lạc tiên mỗi ngày trong khoảng 1 tuần. Kết quả cho thấy họ ghi lại chất lượng giấc ngủ tốt hơn đáng kể so với nhóm sử dụng giả dược.

Năm 2013, một nghiên cứu khác đã phát hiện ra khi kết hợp trà lạc tiên với cây nữ lang cho hiệu quả tương tự như Ambien – một loại thuốc được sử dụng phổ biến trong điều trị mất ngủ. Cách pha trà lạc tiên:

  • Rửa sạch cây lạc tiên và cắt thành khúc ngắn, sau đó phơi hoặc sấy khô để sử dụng lâu dài.
  • Mỗi ngày, lấy 16g dược liệu khô đem đun cùng với 300ml nước trong ấm.
  • Đun sôi khoảng 5 phút, sau đó vớt bỏ xác trà.
  • Uống trà khi còn hơi ấm nguyên chất hoặc thêm đường (nếu muốn).
  • Duy trì thói quen uống trà lạc tiên mỗi ngày, 1 tách trước khi đi ngủ khoảng 60 phút.

7. Trà sâm Ấn Độ Ashwagandha

Ashwagandha là một loại thảo mộc phổ biến trong y học cổ truyền Ấn Độ. Nó có tác dụng làm dịu thần kinh bằng cách mô phỏng chức năng của axit gamma-aminobutyric, giúp ức chế các phản ứng hưng phấn, từ đó giảm căng thẳng và gây buồn ngủ.

uống trà Ashwagandha dễ ngủ
Uống trà gì dễ ngủ? Sâm Ấn Độ Ashwagandha được sử dụng làm trà chữa mất ngủ

Ashwagandha không chỉ giúp giảm căng thẳng và gây buồn ngủ, mà còn có nhiều tác dụng quý khác như tăng ham muốn tình dục, cải thiện sức khỏe sinh sản, trị viêm khớp, suyễn, bệnh gan mãn tính, đau lưng, giảm đường huyết, ức chế sự phát triển của khối u…

Tuy nhiên, trước khi sử dụng trà Ashwagandha, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ, đặc biệt là đối với những nhóm sau:

  • Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú.
  • Những người đang điều trị bằng thuốc tây.
  • Người có dị ứng với các thành phần của cây ashwagandha.
  • Những người có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào khác.

8. Trà hương thảo

Trà hương thảo là lựa chọn lý tưởng cho việc tăng cường giấc ngủ. Thảo dược này không chỉ được sử dụng trong nấu ăn và xua đuổi côn trùng mà còn là một phương pháp chữa bệnh tự nhiên có nhiều lợi ích cho người mất ngủ.

Cây hương thảo chứa axit carnosic và axit rosmarinic, có tác dụng chống oxi hóa, kháng viêm và giảm tổn thương trong các tế bào não và thần kinh khi bị tấn công bởi gốc tự do, giúp giảm căng thẳng và duy trì giấc ngủ.

trà hương thảo
Uống trà gì dễ ngủ? Trà hương thảo được rất nhiều người mất ngủ lựa chọn hiện nay

Uống trà hương thảo mỗi tối trước khi đi ngủ không chỉ giúp cải thiện giấc ngủ mà còn tăng cường trí nhớ và khả năng tập trung trong công việc và học tập. Cách pha trà hương thảo:

  • Lấy 5 – 10 cái lá hương thảo khô bỏ vào trong ấm
  • Đổ thêm 300ml nước sôi vào, ủ trà trong 15 phút
  • Thêm đường hoặc mật ong vào để tạo vị ngọt và uống khi còn ấm

Tham khảo thêm: Bệnh viêm xoang có gây khó ngủ, mất ngủ không?

9. Trà hoa nhài trị mật ngủ

Trà hoa nhài không chỉ có hương thơm ngào ngạt mà còn giúp điều trị mất ngủ và giảm căng thẳng. Y học cổ truyền ghi nhận, hoa nhài có tính bình giúp giải nhiệt, tiêu độc, kích thích lưu thông máu lên não, ổn định huyết áp và cải thiện giấc ngủ.

Ngoài ra, trà hoa nhài cung cấp một lượng lớn EGCG, một chất chống oxi hóa, kháng viêm, giảm lipid máu và cải thiện sức khỏe tim mạch. Hoạt chất axit amin L-theanine trong trà cũng kích thích sản sinh chất dẫn truyền thần kinh GABA, mang lại cảm giác thư giãn và thoải mái.

uống trà hoa nhài dễ ngủ
Trà hoa nhài có tác dụng an thần, gây buồn ngủ

Cách pha trà hoa nhài:

  • Hoa nhài tươi được phơi khô và bảo quản trong túi ni lông.
  • Mỗi ngày, lấy khoảng 15 gram hoa nhài cho vào ly và đổ nước sôi vào hãm trong 10 phút.
  • Thêm đường phèn cho vừa đủ ngọt và uống trước khi đi ngủ khoảng 1 tiếng.

10. Trà hoa tam thất

Trà hoa tam thất có tác dụng tích cực trong việc điều trị mất ngủ, giúp an thần, bồi bổ trí não và cải thiện giấc ngủ. Khi làm trà, nên chọn hoa tam thất còn ở dạng nụ để tận dụng dược tính tốt nhất.

trà hoa tam thất
Trà hoa tam thất giúp an thần, bổ não, ngủ ngon

Cách hãm trà hoa tam thất:

  • Lấy khoảng 5 nụ hoa tam thất khô bỏ vào ly thủy tinh.
  • Đổ đầy nước sôi vào, đậy kín ly để hoạt chất trong dược liệu tiết ra nước.
  • Sau 10 – 15 phút, có thể rót và uống 1 – 2 lần để hết.

Tham khảo thêm: Hậu Covid mất ngủ: Nguyên nhân, triệu chứng và giải pháp

11. Trà bạc hà

Trà bạc hà không chỉ trị mất ngủ mà còn không chứa caffeine, đảm bảo an toàn cho sức khỏe khi sử dụng lâu dài. Với hàm lượng chất chống oxy hóa dồi dào, loại trà này giúp thư giãn thần kinh trung ương, giải tỏa căng thẳng và bảo vệ não bộ.

Thành phần methol trong trà bạc hà giúp giãn mạch, điều hòa huyết áp và thư giãn hệ thống gân cơ và dây thần kinh, giúp bạn dễ dàng chìm vào giấc ngủ và ngủ sâu hơn.

uống trà gì dễ ngủ
Thường xuyên uống trà bạc hà có thể giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ

Cách pha trà bạc hà:

  • Lấy 10 lá bạc hà tươi rửa sạch
  • Bỏ hết vào ấm hãm với nước sôi trong 10 phút
  • Uống 2 – 3 tách mỗi ngày khi còn ấm.

Chúng ta vừa đi sâu vào tìm hiểu về vấn đề uống trà gì dễ ngủ. Các loại trà này hầu hết đều có tác dụng an thần, mang đến cảm giác thư giãn cho người sử dụng, tuy nhiên chúng chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị. Để bệnh được điều trị triệt để, cần tìm hiểu chính xác nguyên nhân gây mất ngủ và nhờ bác sĩ tư vấn một phương pháp chữa trị y khoa phù hợp.

Có thể bạn chưa biết:

Ngày đăng 15:20 - 08/04/2024 - Cập nhật lúc: 10:37 - 19/04/2024
Chia sẻ:
Căng thẳng thần kinh mất ngủ và cách khắc phục
Căng thẳng thần kinh mất ngủ là vấn đề phổ biến trong cuộc sống hiện đại, ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của nhiều người. Nếu…
Khi bị mất ngủ, người bệnh nên thăm khám bác sĩ để có biện pháp điều trị phù hợp Bệnh mất ngủ có chữa được không? Nhận định từ bác sĩ

Chứng mất ngủ hay khó ngủ ngày càng trở nên phổ biến, gây ảnh hưởng đến cuộc sống mà đặc…

mất ngủ chóng mặt Mất ngủ chóng mặt là bệnh gì? Nguy hiểm không?

Mất ngủ chóng mặt là tình trạng phổ biến gây ảnh hướng xấu cho sức khỏe. Đặc biệt nó thường…

Bài thuốc trị mất ngủ Định tâm An thần thang liệu pháp vàng cho giấc ngủ ngon

Điều trị mất ngủ bằng thảo dược Đông y và liệu pháp Y học cổ truyền là xu hướng hiệu…

Thiếu ngủ, ngủ không đủ giấc: Tác hại & cách khắc phục

Thiếu ngủ, ngủ không sâu giấc, thức dậy giữa đêm, giấc ngủ chập chờn... là một trong những nguyên nhân…

Bệnh ngủ nhiều – Hại nhiều hơn lợi & đây là cách chữa

Bệnh ngủ nhiều có thể làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch, béo phì, trầm cảm, thiếu kết nối với…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua