Bệnh mất ngủ ở người già: Nguyên nhân và cách điều trị

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Đỗ Thu Hiền

Bác sĩ điều trị

Bệnh mất ngủ ở người già do nhiều nguyên nhân gây ra, phổ biến nhất là tình trạng thay đổi nội tiết tố hoặc do mắc các bệnh lý mãn tính như tiểu đường, hen suyễn… Dùng thuốc, áp dụng liệu pháp tâm lý kết hợp với việc điều chỉnh lối sống, thói quen sinh hoạt hàng ngày có thể giúp khắc phục tình trạng này.

Nguyên nhân gây mất ngủ ở người già

Mất ngủ là một trong những vấn đề hầu hết người già đều gặp phải. Thông thường những người trên 50 tuổi được khuyến cáo nên dành từ 7 – 9 tiếng mỗi ngày cho giấc ngủ vào ban đêm.

Tuy nhiên, không phải ai cũng có được một giấc ngủ ngon trọn vẹn. Có không ít người than phiền về tình trạng khó ngủ, ngủ không sâu giấc, giật mình tỉnh giấc giữa đêm và không thể ngủ trở lại. 

bệnh mất ngủ ở người già
Người già là nhóm đối tượng bị mất ngủ nhiều nhất

Nếu người già bị mất ngủ hàng tháng, hoặc kéo dài hết năm này sang năm kia sẽ được xác định là bị bệnh mất ngủ. Bệnh này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân sau đây:

  • Sự suy giảm nội tiết tố gây rối loạn giấc ngủ.
  • Ngủ trưa quá nhiều.
  • Thói quen ăn khuya trước khi đi ngủ.
  • Sử dụng thuốc lợi tiểu hoặc uống nhiều chất kích thích, lợi tiểu.
  • Căng thẳng, lo âu, trầm cảm
  • Môi trường sống ồn ào, đông đúc, điều kiện vệ sinh kém.
  • Ít vận động hoặc không tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
  • Ảnh hưởng của các bệnh lý như đau nhức xương khớp, hen suyễn, tiểu đường, Alzheimer, nổi mề đay, ngứa da, loãng xương

Tham khảo thêm: Mất ngủ kéo dài lâu ngày là bệnh gì? Có sao không?

Dấu hiệu bệnh mất ngủ ở người già

Người già khi bị mất ngủ thường xuất hiện các triệu chứng sau:

  • Khó đi vào giấc ngủ, hay trằn trọc trong lúc ngủ
  • Ngủ không sâu giấc, dễ bị tỉnh giấc và rất khó để ngủ trở lại
  • Thức quá sớm ngay từ 3 – 4 giờ đêm
  • Cơ thể có cảm giác mệt mỏi, uể oải sau khi thức dậy
  • Ngáp liên tục và buồn ngủ nhiều vào ban ngày
  • Mất tập trung trong công việc
  • Trí nhớ suy giảm
  • Dễ nổi cáu, căng thẳng
  • Đau đầu, bồn chồn trong người
  • Có thể xuất hiện ảo giác

Triệu chứng mất ngủ dưới 1 tháng được gọi là mất ngủ cấp tính. Nếu kéo dài hơn 1 tháng, bệnh đã chuyển sang giai đoạn mãn tính. Mức độ và tần suất xuất hiện triệu chứng thường khác nhau tùy thuộc vào từng cá nhân.

suy giảm trí nhớ ở người già
Mất ngủ lâu ngày có thể gây suy giảm trí nhớ ở người già

Tham khảo thêm: Mất ngủ làm giảm trí nhớ, mất tập trung phải làm sao?

Cách điều trị bệnh mất ngủ ở người già

Tình trạng mất ngủ khiến người già rơi vào trạng thái uể oải, mệt mỏi, không có năng lượng, vì vậy cần phải có những biện pháp khắc phục để cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Dùng thuốc chữa mất ngủ

Để điều trị bệnh, bác sĩ có thể kê đơn một số nhóm thuốc dưới đây:

Thuốc ngủ

Nhóm thuốc này thích hợp cho người mắc chứng mất ngủ ở mức độ trung bình trong thời gian ngắn. Chúng có tác dụng gây buồn ngủ nhanh và mạnh, nhưng nếu sử dụng lâu dài có thể gây lệ thuộc.

Do đó, thường chỉ được sử dụng trong liệu trình ngắn hạn không quá 3 ngày. Các loại thuốc ngủ phổ biến là Phenobacbital và Zolpidem. Cần thận trọng khi sử dụng cho bệnh nhân suy gan hoặc suy thận.

Thuốc bình thần

Thuốc kê đơn này cói tác dụng gây buồn ngủ gần như ngay lập tức sau khi dùng, tuy nhiên chỉ nên sử dụng ngắn từ 1 – 3 ngày vì có thể gây quen thuốc.

Nhóm thuốc này có thể gây ra các tác dụng phụ như chóng mặt, đau đầu, tiêu chảy, suy giảm trí nhớ… Do đó, người già không nên tự ý mua thuốc để uống trong thời gian dài.

Các loại thuốc trị mất ngủ thuộc nhóm thuốc bình thần bao gồm: Diazepam, Rotunda, Bromazepam, Clonazepam…

dùng thuốc bình thần để ngủ ngon
Thuốc bình thần chỉ nên được sử dụng ngắn hạn từ 1 – 3 ngày theo chỉ định của bác sĩ

Tham khảo thêm: 20 cách ngủ ngon – chìm sâu vào giấc ngủ mỗi đêm

Thuốc chống trầm cảm 3 vòng

Bao gồm một số thuốc thông dụng như Clomipramine hay Mirtazapine, người già mắc mất ngủ do trầm cảm hoặc đau trong có thể dùng thuốc chống trầm cảm 3 vòng để điều trị.

Thuốc hoạt động bằng cách ức chế tái hấp thu serotonin trong não, cải thiện tâm trạng và giúp dễ chìm vào giấc ngủ hơn. Tuy nhiên, hiệu quả của thuốc thường không thấy rõ ngay mà cần từ 3 – 4 tuần sử dụng.

Các tác dụng phụ thường gặp bao gồm nóng trong, táo bón, khô miệng… Người già nam giới có u xơ tuyến tiền liệt cần thận trọng khi sử dụng thuốc vì có thể gây bí tiểu.

Thuốc kháng histamin

Đôi khi, thuốc kháng histamin được sử dụng để điều trị mất ngủ ở người già do dị ứng, ngứa ngáy hoặc các bệnh lý ngoài da. Ngoài tác dụng giảm ngứa, thuốc còn gây buồn ngủ mạnh, thường được dùng vào buổi tối.

Tương tự như các loại thuốc khác điều trị bệnh mất ngủ ở người già, thuốc kháng histamin cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ như khô niêm mạc mũi miệng, kém tập trung… Người dùng cần tránh tự lái xe hoặc điều khiển máy móc sau khi sử dụng thuốc.

bệnh mất ngủ ở người già
Thuốc kháng histamin có tác dụng gây buồn ngủ mạnh cho người dùng

Thuốc an thần kinh mới

Được chỉ định nhiều nhất là Olanzapine hay Amisulpride. Thuốc có tác dụng gây buồn ngủ mạnh và thích hợp cho người già bị mất ngủ vì trầm cảm, lo âu.

Ngoài ra, thuốc còn có khả năng kích thích vị giác, giúp người già ăn uống ngon miệng hơn. Vì vậy, những bệnh nhân đang bị thừa cân béo phì nên chú ý về chế độ ăn uống trong quá trình dùng nhóm thuốc này.

Thường thì, việc điều trị mất ngủ ở người già không chỉ sử dụng một loại thuốc, mà thường kết hợp 2 hoặc 3 loại thuốc để tăng hiệu quả. Sau một thời gian điều trị và đạt được kết quả, bác sĩ sẽ dần dần giảm liều lượng để hạn chế sự lệ thuộc và tác dụng phụ không mong muốn.

Tham khảo thêm: 10 bài thuốc dân gian trị mất ngủ hiệu quả (cả kinh niên)

Liệu pháp tâm lý

Liệu pháp tâm lý thường áp dụng cho người già mắc chứng mất ngủ kèm theo triệu chứng trầm cảm, lo âu. Bệnh nhân thường tham gia điều trị với bác sĩ tâm lý trong khoảng 10 – 20 tuần.

Mục tiêu của liệu pháp là hướng bệnh nhân đến suy nghĩ tích cực hơn, giúp họ giải quyết xung đột cá nhân và giảm căng thẳng. Khi tâm lý được cân bằng và ổn định, bệnh sẽ được cải thiện theo hướng tích cực.

bệnh mất ngủ ở người già
Sử dụng liệu pháp tâm lý là cách chữa bệnh mất ở người già đang được áp dụng phổ biến hiện nay

Mẹo tự nhiên giúp điều trị bệnh mất ngủ ở người già

Nếu chỉ bị mất ngủ nhẹ, người già có thể áp dụng một số mẹo tự nhiên để cải thiện chất lượng giấc ngủ mà không phải lo ngại về tác dụng phụ như khi uống thuốc tây.

Ngồi thiền

Thiền định là một phương pháp chữa mất ngủ cho người già tự nhiên đang được áp dụng rộng rãi. Tham gia bộ môn này không chỉ giúp người già ngủ ngon giấc hơn mà còn có nhiều tác dụng khác như:

  • Giảm căng thẳng, mệt mỏi, chống trầm cảm
  • Cải thiện tâm trạng
  • Giảm đau
  • Cải thiện trí nhớ
  • Chống lão hóa
  • Tăng cường hệ miễn dịch

Ngoài thiền, người bệnh có thể tham gia các bộ môn thể dục thể thao khác phù hợp với lứa tuổi và sức khỏe như tập yoga, đi bộ, đạp xe đạp… Tuy nhiên cần lưu ý tránh tập luyện hay vận động mạnh trước khi đi ngủ bởi nó có thể khiến thần kinh bị hưng phấn, khó ngủ.

ngồi thiền giảm mất ngủ
Ngồi thiền giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi, cải thiện trí nhớ hiệu quả, giúp ngủ ngon hơn

Tham khảo thêm: 10+ thực phẩm chữa mất ngủ cực hay – Ăn là ngủ ngon

Xây dựng thói quen đi ngủ khoa học

Nhiều người già bị mất ngủ do có thói quen ngủ không hợp lý. Để cải thiện tình trạng này, bệnh nhân cần lưu ý:

  • Đi ngủ đúng giờ: Lên giường từ 9 – 10 giờ tối mỗi ngày.
  • Tránh hoạt động căng thẳng trước khi đi ngủ: Không làm việc nặng, ăn nhiều hoặc sử dụng thiết bị điện tử.
  • Tạo môi trường ngủ tối: Tắt đèn và các thiết bị điện tử để phòng ngủ đủ tối.
  • Hạn chế ngủ vào ban ngày: Tránh ngủ quá nhiều vào buổi trưa.
  • Kiểm soát uống nước: Tránh uống quá nhiều nước, đặc biệt là cà phê, trà vào buổi tối để tránh thức giấc giữa đêm.

Tắm nước ấm

Trong một số trường hợp, bệnh mất ngủ ở người già có thể được cải thiện bằng cách tắm với nước ấm trước khi đi ngủ. Nước ấm có thể tăng thân nhiệt, kích thích tuần hoàn máu lên não, giảm căng thẳng thần kinh, giúp tạo điều kiện thuận lợi cho giấc ngủ.

Ngâm chân với nước ấm cũng có hiệu quả tương tự. Thêm gừng, muối hoặc tinh dầu thảo mộc vào nước có thể cải thiện kết quả trị liệu.

bệnh mất ngủ ở người già
Tắm nước ấm giúp tinh thần thư giãn, lưu thông tuần hoàn máu

Tham khảo thêm: Sẽ ra sao nếu không ngủ? Mất ngủ có chết không?

Sử dụng thảo dược

Có nhiều loại thảo dược tự nhiên giúp cải thiện chứng mất ngủ hiệu quả, tiêu biểu là:

  • Hoa tam thất: Có tác dụng an thần, có thể hãm trà uống hàng ngày để cải thiện mất ngủ.
  • Lá vông: Sắc lá với cây lạc tiên và lá dâu tằm, uống đều đặn để giảm căng thẳng, lo âu và cải thiện giấc ngủ.
  • Tâm sen: Có vị đắng nhưng giúp thư giãn thần kinh, hỗ trợ điều trị mất ngủ. Dùng hàng ngày bằng cách hãm uống thay trà.
  • Cây xạ đen: Dùng thân và lá để nấu nước uống chữa mất ngủ, phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư.
  • Cây lạc tiên: Được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau, là vị thuốc chữa mất ngủ nổi tiếng trong y học cổ truyền. Có thể dùng lá non nấu canh hoặc phơi khô thân và lá để nấu nước uống hàng ngày.

Bệnh mất ngủ ở người già không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất, mà còn tác động tiêu cực đến tinh thần và chất lượng cuộc sống hàng ngày. Do đó, việc nhận biết sớm và tìm kiếm phương pháp điều trị phù hợp là vô cùng quan trọng. Mỗi người cần chú trọng đến việc duy trì lối sống lành mạnh và tâm lý ổn định để giảm thiểu nguy cơ mắc phải tình trạng này.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Hành trình thoát bệnh mất ngủ kinh niên nhờ bài thuốc thảo dược Định tâm an thần thang

Mất ngủ, rối loạn giấc ngủ ngày càng phổ biến và trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người. Mất…

Rối loạn giấc ngủ là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Rối loạn giấc ngủ là tình trạng thường gặp, gây ra nhiều tác động xấu đến sức khỏe tổng thể…

Ngủ chập chờn hay bị tỉnh giấc – Nguyên nhân và cách xử lý

Ngủ chập chờn hay bị tỉnh giấc là tình trạng thường gặp ở những người bị stress và căng thẳng…

Có cả 100 nguyên nhân mất ngủ, nhưng số 3 hay gặp nhất

Uống nhiều cà phê vào buổi chiều tối, phòng ngủ nhiều tiếng ồn, xem điện thoại trước khi đi ngủ,…

Bệnh Ngủ Nhiều Hại Nhiều Hơn Lợi & Cách Chữa Hiệu Quả

Bệnh ngủ nhiều có thể làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch, béo phì, trầm cảm, thiếu kết nối với…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua