Mất ngủ dẫn đến trầm cảm, tâm thần? Điều cần biết

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Đỗ Thu Hiền

Bác sĩ điều trị

Mất ngủ dẫn đến trầm cảm, tâm thần và hàng loạt vấn đề sức khỏe tinh thần khác, tạo thành một vòng luẩn quẩn khó gỡ. Khi thiếu hụt giấc ngủ, cơ thể không chỉ mệt mỏi, suy nhược, mà còn rơi vào trạng thái stress kéo dài, xử lý thông tin bị hạn chế… từ đó suy giảm chức năng não, dẫn đến bệnh thần kinh.

Mất ngủ là gì? Vì sao mất ngủ 

Mất ngủ là một trong những biểu hiện hết sức bình thường của con người. Thực tế, hầu hết tất cả chúng ta đều đã từng trải qua cảm giác khó ngủ, mất ngủ.

Tuy nhiên, chỉ những trường hợp mất ngủ lâu năm, mất ngủ kéo dài mới nghiêm trọng và cần được chữa trị. Chứng mất ngủ hay còn gọi là rối loạn giấc ngủ, là một biểu hiện của rối loạn tinh thần không phổ biến. Bệnh có thể ảnh hưởng đến trí nhớ và sinh hoạt thường ngày của người bệnh.

mất ngủ dẫn đến trầm cảm
Mất ngủ là nguyên nhân chính dẫn đến trầm cảm nếu không được điều trị kịp thời

Mất ngủ do bệnh được xác định khi thời gian ngủ dưới 3 đêm/ tuần, kéo dài liên tục trong vài tuần hoặc vài tháng. Đây cũng có thể là triệu chứng của nhiều bệnh như suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh, rối loạn lo âu…

Theo các nghiên cứu, ước tính có khoảng 10% người trưởng thành từng bị mất ngủ trong vòng nhiều tuần liền. Trong đó khoảng 20% nam và nữ giới trong độ tuổi 30 – 50 bị mất ngủ nhiều hơn 2 – 3 tháng.

Đôi khi họ vẫn có thể ngủ nhưng thời gian ngủ ít hơn thời gian không ngủ, từ đó uống thuốc ngủ để có được giấc ngủ trọn vẹn. Tình trạng rối loạn giấc ngủ có thể xảy ra ở bất kỳ ai, tuy nhiên phổ biến hơn ở những người làm việc văn phòng, lạm dụng thuốc an thần.

Tham khảo thêm: Sáng ngủ dậy bị chóng mặt buồn nôn – Tiền đình yếu hay bệnh?

Mất ngủ ảnh hưởng như thế nào đến não bộ?

Mất ngủ có thể là do người bệnh gặp khó khăn khi ngủ do căng thẳng, sử dụng chất kích thích, khó ngủ do bệnh… Đây là một trong những biểu hiện bất thường của não bộ, gặp phải ở 1/3 người trưởng thành ở những thời điểm nhất định trong đời.

Ngủ đủ giấc cũng sẽ giúp não bộ sinh ra adenosine – đây là một chất sinh ra trong não và có thể giúp giữ đầu óc luôn tỉnh táo. Khi bạn không đảm bảo cơ thể được nghỉ ngơi tốt, bạn sẽ nhận thấy bản thân kém tập trung, năng suất làm việc cũng sụt giảm.

mất ngủ ảnh hưởng đến não bộ
Chức năng của não bộ bị ảnh hưởng lớn nhất khi cơ thể không được ngủ đủ giấc, gây nên tình trạng mất ngủ dẫn đến trầm cảm

Não hoạt động liên tục, thậm chí khi ngủ với sóng não chậm hơn. Ngủ đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển thông tin từ vùng “kho lưu trữ” ngắn hạn đến “kho lưu trữ” ký ức dài hạn.

Nghiên cứu cho thấy ngủ ít hơn một giờ mỗi ngày có thể làm giảm đến 40% khả năng học tập. Do đó, để vượt qua bài kiểm tra, hãy đảm bảo ngủ đủ giấc thay vì thức đêm học.

Các chuyên gia khẳng định, thiếu ngủ và giấc ngủ bị gián đoạn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tâm lý – thần kinh như trầm cảm, Alzheimer, thậm chí tâm thần phân liệt. Ngủ đủ giấc cũng cải thiện hoạt động của hạch hạnh nhân, điều kiện quan trọng cho phản ứng cảm xúc.

Từ đó có thể khẳng định rằng việc ngủ đủ giấc sẽ giúp não bộ bạn hoạt động tốt nhất, duy trì trạng thái tinh thần tốt nhất. Đây cũng là nguyên nhân vì sao những người thiếu ngủ thường không tập trung, dễ tức giận và dễ mắc bệnh trầm cảm hơn.

Có phải mất ngủ dẫn đến trầm cảm?

Khi ngủ sâu, chức năng và cấu trúc não bộ được duy trì. Việc ngủ đủ giấc cung cấp lượng oxy cần thiết cho não, giúp phòng tránh thoái hóa các khu vực não. Theo các chuyên gia, thiếu ngủ lâu dài có thể gây mất mát một số mô não.

Mất ngủ có thể dẫn đến trầm cảm, thường bắt đầu bằng cảm giác lo âu hoặc dễ cáu giận. Đa số người trưởng thành ngủ ít hơn 6 tiếng mỗi ngày thường gặp phải điều này.

mất ngủ và trầm cảm có liên quan đến nhau
Lạm dụng các loại thuốc ngủ vầ trầm cảm sẽ khiến bệnh tiến triển nghiêm trọng hơn

Mất ngủ, suy nhược thần kinh và trầm cảm có mối quan hệ nguyên nhân – kết quả, với mất ngủ làm tăng nguy cơ tái phát và tiến triển trầm cảm. Mất ngủ và trầm cảm được xem như hai triệu chứng chồng chéo.

Trong đó, trầm cảm được xem là một loại bệnh liên quan đến thần kinh, có thể gây tổn thương não. Chu kỳ giấc ngủ thay đổi và rối loạn đồng hồ sinh học tự nhiên của cơ thể có thể dẫn đến nhiều vấn đề khác. Hơn 50% người mất ngủ triền miên có dấu hiệu hoặc nguy cơ trầm cảm.

Trầm cảm cũng làm nguy cơ tái phát chứng mất ngủ xảy ra cao hơn. Ban đầu nếu bạn không ngủ đủ giấc, thiếu ngủ trong nhiều ngày liền sẽ là yếu tố khởi phát gây ra chứng stress và căng thẳng kéo dài gây ra trầm cảm.

Mối liên hệ chồng chéo này tạo ra một vòng luẩn quẩn bệnh lý khiến người bệnh bị suy yếu sức khỏe nghiêm trọng nếu như không có phương pháp điều trị phù hợp.

Tham khảo thêm: Sẽ ra sao nếu không ngủ? Mất ngủ có chết không?

Mất ngủ ảnh hưởng gì đối với sức khỏe?

Thiếu ngủ không chỉ ảnh hưởng đến tinh thần mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe vật lý. Tinh thần và não bộ là những khu vực chịu tác động đầu tiên khi thiếu ngủ. Hệ lụy tiếp theo là cơ thể bị ảnh hưởng, gây rối loạn trao đổi chất, sụt cân, giảm sức đề kháng.

Mất ngủ không chỉ gây trầm cảm, mà còn tăng nguy cơ đau tim và rối loạn đường huyết, đặc biệt là ở người tiểu đường. Nếu bạn mắc bệnh lý khác, mất ngủ có thể làm tăng nguy cơ bệnh tiến triển xấu và làm giảm hiệu quả điều trị, nhưng chưa có bằng chứng mất ngủ gây tử vong.

Mất ngủ lâu dài cũng làm tăng nguy cơ khó sinh ở cả nam và nữ. Nam giới có rối loạn giấc ngủ thường có tinh hoàn nhỏ hơn và hormone testosterone hoạt động yếu hơn. Ở nữ giới, mất ngủ là nguyên nhân chính dẫn đến trầm cảm, ảnh hưởng đến hormone estrone, quyết định khả năng sinh sản.

Thiếu ngủ hoặc mất ngủ cản trở hoạt động sản sinh tế bào mới, đặc biệt là tế bào NK – một dạng bạch cầu trong hệ miễn dịch giúp phát hiện và tiêu diệt tế bào ung thư. Thiếu ngủ lâu dài làm suy giảm sức đề kháng của cơ thể, tạo điều kiện cho sự phát triển của khối u trong cơ thể.

Cách chữa bệnh mất ngủ dẫn đến trầm cảm?

Mất ngủ là biểu hiện của căng thẳng hệ thần kinh, kéo dài có thể gây trầm cảm và nhiều vấn đề khác. Can thiệp sớm là cần thiết nếu mất ngủ kéo dài để tránh tình trạng tồi tệ hơn. Khi giấc ngủ được cải thiện, các triệu chứng căng thẳng, mệt mỏi và trầm cảm thường giảm đi.

rèn luyện sức khỏe để tránh mất ngủ
Rèn luyện thể dục, thể thao thường xuyên có thể hỗ trợ điều trị chứng mất ngủ

Người mắc vấn đề giấc ngủ như mất ngủ, thiếu ngủ, rối loạn giấc ngủ có thể được điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau. Việc chữa trị mất ngủ ngay từ ban đầu rất quan trọng, vì nó có thể liên quan đến các bệnh tâm thần khác như trầm cảm, rối loạn tâm thần, ung thư…

Phần lớn trường hợp thực hiện điều trị theo hướng tập trung vào phục hồi thể chất, tinh thần mà không cần can thiệp y tế, bao gồm cả việc không sử dụng thuốc nếu không cần thiết.

Thông thường, bác sĩ sẽ khuyến khích bệnh nhân trải qua tập luyện, trị liệu tinh thần trước khi sử dụng thuốc chống trầm cảm hoặc thuốc ngủ cho chứng mất ngủ lâu năm.

Phương pháp này thường an toàn và hiệu quả hơn so với việc dùng thuốc. Tinh thần thoải mái sẽ giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ và giảm triệu chứng của trầm cảm.

Tham khảo thêm: Mất ngủ làm giảm trí nhớ mất tập trung phải làm sao?

Thuốc chữa mất ngủ – trầm cảm

Khi không thể ngủ, ngoài các biện pháp tự nhiên, bác sĩ có thể chỉ định cho người bệnh một số loại thuốc sau để tránh tình trạng mất ngủ dẫn đến trầm cảm:

  • Một số loại thuốc chống mất ngủ và có tác dụng chữa trị mất ngủ thường có thành phần SSRI. Đây là một chất ức chế tái hấp thu serotonin, từ đó người bệnh sẽ đi vào giấc ngủ hơn Thuốc chống trầm cảm có thành phần SSRI thường được sử dụng gồm có: Sertraline, Fluoxetine… Thông thường sau khi sử dụng thuốc, từ 2 – 3 tuần sau đó tác dụng của thuốc mới phát huy thấy rõ.
  • Những loại thuốc ngủ có tác dụng tức thời như Tricyclics cũng có hiệu quả chống trầm cảm. Ngoài ra còn có thuốc chỉ định theo toa như Amitriptyline, imipramin, nortriptylin… chỉ được sử dụng khi cần thiết do một số tác dụng phụ ảnh hưởng đến hệ thần kinh. 
  • Thuốc Mirtazapine thường chỉ định cho những bệnh nhân bị trầm cảm và mất ngủ cùng lúc. Ngoài ra, Trazodone cũng là loại thuốc chữa trầm cảm – mất ngủ không được sử dụng rộng rãi mà chỉ dùng kết hợp với các thuốc chống trầm cảm khác cho bệnh nhân mất ngủ kinh niên.
thuốc chống mất ngủ
Các loại thuốc chống mất ngủ, trầm cảm sẽ được bác sĩ chỉ định khi cần thiết

Liệu pháp ánh sáng

Phương pháp trị liệu bằng ánh sáng hiện nay được áp dụng phổ biến trong điều trị mất ngủ. Liệu pháp này mang lại hiệu quả đáng kể trong chữa trị chứng mất ngủ do stress, mất ngủ trầm cảm.

Đây là phương pháp chữa trị không đau, không tổn thương đến cơ thể. Bệnh nhân được ngồi trước hộp đèn có cường độ ánh sáng tương tự như ánh nắng trực tiếp của mặt trời.

Bằng cách này sẽ giúp não cùng các dây thần kinh được thư giãn. Bệnh nhân có thể thực hiện buổi sáng hoặc buổi tối ngay tại nhà hoặc tại các trung tâm y tế để khắc phục chứng mất ngủ.

Trị liệu theo phương pháp CPAP 

Đây là cách chữa bệnh mất ngủ và trầm cảm bằng cách sử dụng máy thở tạo ra khí áp lực dương. Hình thức điều trị này cũng được chỉ định cho những bệnh nhân mắc phải hội chứng ngưng thở khi ngủ.

Kết hợp trị liệu CPAP với các hình thức điều trị bảo tồn khác sẽ mang đến hiệu quả điều trị tích cực sau vài tháng đến 1 năm.

Tham khảo thêm: Uống vitamin c có mất ngủ không? Điều cần biết

Trị liệu thể chất

Rèn luyện thể thao là điều kiện bắt buộc để người mắc bệnh mất ngủ có thể cải thiện bệnh trạng. Vận động giúp cơ thể đổ nhiều mồ hôi, hoạt động trao đổi chất được cải thiện, não bộ cũng như mạng lưới dây thần kinh dẫn truyền tốt hơn.

mất ngủ dẫn đến trầm cảm
Các bài tập thể dục, yoga… giúp giữ tinh thần thoải mái, giải tỏa căng thẳng, giúp ngủ ngon hơn

Những bài tập thư giãn như yoga, đi bộ hoặc chạy bộ vào buổi sáng có thể giúp bạn rút ngắn thời gian ru ngủ, phòng tránh trước nguy cơ mất ngủ trầm trọng, gây ảnh hưởng đến thần kinh cũng như bệnh trầm cảm.

Tuy nhiên nếu luyện tập quá sức trước giờ đi ngủ sẽ mang hiệu quả ngược lại. Nếu được áp dụng tốt, phương pháp này sẽ khắc phục hiệu quả tình trạng mất ngủ của bạn thay thế điều trị bằng thuốc. 

Tình trạng mất ngủ dẫn đến trầm cảm có mối quan hệ qua lại với nhau. Tuy nhiên cần hiểu rằng, giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe, nếu như thiếu ngủ liên tục trong thời gian dài sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng. Do đó nếu bạn đang gặp phải những vấn đề về giấc ngủ, cần tiến hành điều trị càng sớm càng tốt để phòng tránh những nguy cơ tồi tệ hơn xảy ra.

Có thể bạn quan tâm:

Ngày đăng 09:27 - 08/04/2024 - Cập nhật lúc: 10:20 - 22/05/2024
Chia sẻ:
Mất ngủ mãn tính là gì? Cách khắc phục và điều trị

Mất ngủ mãn tính là tình trạng khiến người bệnh khó ngủ, rối loạn giấc ngủ nhiều hơn ba lần…

Cách ngủ nhanh trong 1 – 2 phút của quân đội – Chi tiết A-Z

Mất ngủ hoặc khó ngủ vào buổi tối có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như chất lượng…

Buồn ngủ mà không ngủ được là bệnh gì Buồn ngủ mà không ngủ được là bệnh gì?

Buồn ngủ mà không ngủ được là một dạng rối loạn giấc ngủ xảy ra rất phổ biến. Mất ngủ…

Mất ngủ kéo dài lâu ngày là bệnh gì? Có sao không?

Mất ngủ kéo dài lâu ngày không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến…

Trẻ em ngủ ngáy là bệnh gì, có trị được không?

Trẻ em ngủ ngáy không chỉ là một hiện tượng bình thường, mà chúng có thể ảnh hưởng đến chất…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua