Mất ngủ ban đêm buồn ngủ ban ngày do đâu? Cần làm gì?
Mất ngủ ban đêm buồn ngủ ban ngày là tình trạng thường gặp, bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe tổng thể cũng như chất lượng cuộc sống. Cần sớm có biện pháp khắc phục để có thể làm giảm những tác động xấu.
Mất ngủ ban đêm buồn ngủ ban ngày nguyên nhân do đâu?
Nhiều người phàn nàn rằng, họ thường xuyên bị khó ngủ, mất ngủ vào ban đêm. Chính vì thế mà vào ban ngày cơ thể lại luôn trong trạng thái uể oải và buồn ngủ. Tình trạng này ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và hiệu suất công việc.
Tình trạng này còn khiến cho tâm trạng của bạn trở nên thất thường. Bạn sẽ luôn cảm thấy khó chịu, lo âu, kéo theo hàng loạt các vấn đề nghiêm trọng khác như làm tăng nguy cơ té ngã ở người già, tăng các vụ tai nạn giao thông, tai nạn lao động… Nguyên nhân có thể do:
1. Căng thẳng, stress
Căng thẳng, stress là tình trạng ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe. Trong đó nó cũng có thể là nguyên nhân dẫn tới chứng khó ngủ ban đêm buồn ngủ ban ngày.
Áp lực công việc đè nén có thể khiến cho bạn bị căng não và rất khó đi vào giấc ngủ. Tuy nhiên vào ban ngày lại không thể tập trung do cơ thể uể oải do bị thiếu ngủ. Bạn có thể luôn trong trạng thái buồn ngủ suốt cả ngày.
2. Trầm cảm
Trầm cảm hiện đang là căn bệnh tâm lý nghiêm trọng đang ngày càng phổ biến, có thể xuất hiện ở bất cứ đối tượng nào. Người mắc chứng trầm cảm thường bị mất cân bằng các hormone hóa học trong não bộ.
Các chuyên gia cho biết, khi bị trầm cảm, tình trạng mất ngủ ban đêm thường đi kèm với chứng rối loạn sức khỏe tâm thần. Ngoài ra, vào ban ngày, người bệnh thường bị buồn ngủ, đầu óc mơ màng và luôn suy nghĩ tiêu cực…
3. Tác dụng phụ của thuốc
Việc sử dụng một số loại thuốc cũng có thể gặp phải các tác dụng phụ như mất ngủ ban đêm buồn ngủ ban ngày, nhất là khi sử dụng không đúng chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.
Các thuốc trầm cảm, chống dị ứng hay thuốc huyết áp có thể gây mất ngủ, khó ngủ về đêm. Còn một số loại thuốc cảm, thuốc chống viêm, giảm đau lại gây buồn ngủ mạnh, ngay cả vào ban ngày.
Tham khảo thêm: Mất ngủ chóng mặt là bệnh gì? Nguy hiểm không?
4. Dùng chất kích thích
Đây là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng mất ngủ. Các thức uống như cà phê, rượu bia hay đồ uống chứa cồn khác có khả năng ngăn cản các giai đoạn của giấc ngủ. Từ đó gây ra tình trạng khó ngủ, dễ bị thức giấc vào giữa đêm.
5. Thói quen ngủ
Lịch ngủ không đều là vấn đề ảnh hưởng đến đồng hồ sinh học của cơ thể. Tình trạng ngủ muộn thường xuyên cũng được cho là một trong những nguyên nhân khiến bạn bị khó ngủ vào ban đêm.
Tuy nhiên vào sáng hôm sau thì bạn lại không muốn thức dậy, thậm chí là dễ bị buồn ngủ suốt cả ngày dài do buổi tối bị thiếu ngủ.
6. Bệnh tiểu đường
Tiểu đường cũng là bệnh lý được cho là có liên quan tới tình trạng mất ngủ ban đêm buồn ngủ ban ngày. Đi kèm với tình trạng này là các triệu chứng mệt mỏi, thèm ngọt, thường xuyên tiểu nhiều vào ban đêm.
Lúc này người bệnh nên sớm thăm khám bác sĩ để kiểm tra lượng đường trong máu. Việc phát hiện sớm không chỉ giúp quá trình kiểm soát bệnh được dễ dàng hơn mà còn ngăn ngừa các biến chứng phát sinh.
Xem thêm: Những Tác Hại Của Bệnh Ngủ Nhiều & Cách Chữa Hiệu Quả
7. Cơ thể bị thiếu sắt
Sắt là nguyên tố vi lượng không thể thiếu đối với cơ thể con người. Ngoài làm nhiệm vụ tổng hợp hemoglobin nhằm tạo ra hồng cầu thì còn tham gia vào quá trình vận chuyển oxy lên não, đảm bảo cho các cơ quan trong cơ thể hoạt động tốt.
Đặc biệt với hệ thần kinh thì sắt rất quan trọng. Tình trạng thiếu sắt có thể khiến cho hệ thần kinh gặp phải bất ổn và bị rối loạn. Điều này dẫn tới việc bạn bị mất ngủ ban đêm và buồn ngủ ban ngày do mệt mỏi.
8. Bệnh về gan
Gan là cơ quan đảm nhận vai trò đào thải độc tố và thanh lọc cơ thể. Trong một số trường hợp, cơ quan này có thể bị quá tải và tổn thương, nhất là khi bạn ăn uống không lành mạnh.
Chức năng gan suy giảm sẽ khiến cho cơ quan này không được dự trữ các vitamin và khoáng chất thiết yếu. Đồng thời cũng không thể đáp ứng đủ protein và năng lượng cho các hoạt động của cơ thể.
Từ đó khiến người bệnh cảm thấy buồn ngủ vào ban ngày, tuy nhiên ban đêm thì lại dễ bị khó ngủ, ngủ không ngon giấc hay thậm chí là bị mất ngủ.
Tham khảo thêm: Mất ngủ kéo dài lâu ngày là bệnh gì? Có sao không?
9. Bệnh về hệ tiết niệu
Bệnh về hệ tiết niệu thường gây ra các vấn đề khi đi vệ sinh. Đặc biệt là tình trạng đau rát, khó tiểu, bí tiểu, thậm chí là tiểu ra máu.
Tuy nhiên, bệnh lý này hoàn toàn có thể làm phát sinh các triệu chứng khác như gây mệt mỏi, khó chịu, bứt rứt và mất ngủ ban đêm buồn ngủ ban ngày.
10. Hội chứng tay chân không yên
Các chuyên gia cho biết, tình trạng kỳ lạ này thường diễn ra khi 1 người ngủ hoặc ngồi quá lâu tại 1 vị trí cố định. Lúc này đôi chân thường sẽ có cảm giác râm ran như bị kiến bò. Đây là lý do khiến cho người bệnh có xu hướng cựa quậy chân tay khi ngủ.
Triệu chứng này gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giấc ngủ chúng khiến người bệnh dễ bị thức giấc, mất ngủ vào ban đêm. Tuy nhiên vào ban ngày thì cơ thể sẽ luôn trong trạng thái mệt mỏi và buồn ngủ.
Cách khắc phục chứng mất ngủ ban đêm buồn ngủ ban ngày
Để khắc phục được tình trạng này, trước hết bạn cần tìm hiểu rõ nguyên nhân. Trường hợp có liên quan đến các vấn đề bệnh lý thì cần sớm thăm khám, bác sĩ sẽ đưa ra giải pháp điều trị phù hợp. Tuy nhiên nếu đây chỉ là tình trạng tạm thời thì các giải pháp tại nhà có thể giúp ích.
1. Cách khắc phục tình trạng mất ngủ ban đêm
Có nhiều cách giúp bạn ngủ ngon hơn vào ban đêm, trong đó, việc chú trọng đến chế độ ăn uống, sinh hoạt là điều cần thiết.
Chế độ sinh hoạt:
- Đặt lịch trình ngủ và thức dậy cố định hàng ngày, tránh ngủ muộn vào ngày nghỉ để không làm đảo lộn chu kỳ ngủ tự nhiên của cơ thể.
- Hạn chế việc ngủ vào ban ngày và đảm bảo ngủ đủ 7 – 8 giờ mỗi đêm.
- Thực hiện các hoạt động thư giãn trước khi đi ngủ như tắm nước ấm, đọc sách, nghe nhạc, tập thể dục nhẹ nhàng…
- Cân nhắc thực hiện thiền hoặc yoga để giúp cân bằng tinh thần.
- Giữ nhiệt độ phòng ngủ thoải mái để tạo môi trường ngủ tốt và tránh việc thức dậy giữa đêm.
Tham khảo thêm: Mất ngủ dẫn đến trầm cảm, tâm thần? Điều cần biết
Chế độ ăn uống:
- Tránh tiêu thụ nicotine và caffeine vào buổi tối để tránh gây mất ngủ. Hút thuốc lá và quá nhiều cà phê có thể làm giấc ngủ bị gián đoạn và khó ngủ.
- Hạn chế uống rượu và chỉ nên uống một lượng nhỏ (ví dụ như một ly cocktail nhỏ) trước khi đi ngủ để tránh ảnh hưởng tiêu cực đến giấc ngủ.
- Tránh ăn quá nhiều trước khi đi ngủ để không gây cảm giác đầy bụng, khó tiêu và gây ra khó khăn trong việc ngủ.
- Bổ sung vào chế độ ăn những thực phẩm giàu chất tryptophan như sữa, phô mai, bơ, thịt gà tây, ngũ cốc, đậu… để giúp dễ dàng hơn trong việc đi vào giấc ngủ.
Sử dụng thảo dược tự nhiên:
- Trà tâm sen: Có tác dụng an thần, trấn kinh và gây ngủ. Chứa các thành phần như asparagine và nuciferin có tác động trực tiếp lên não bộ, giúp hệ thần kinh thư giãn và tạo điều kiện cho giấc ngủ trọn vẹn hơn.
- Trà hoa cúc: Thanh nhiệt, giải độc, giảm căng thẳng và an thần. Hoạt chất apigenin trong trà hoa cúc làm dịu hệ thần kinh trung ương, giúp bạn dễ dàng buồn ngủ và có giấc ngủ sâu hơn.
- Cao lạc tiên: An thần, gây ngủ và giúp cải thiện tình trạng lo âu và khó ngủ. Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc cho gan, giúp cơ thể thư giãn và chuẩn bị cho giấc ngủ.
2. Đối phó với chứng buồn ngủ ban ngày
Tình trạng mất ngủ ban đêm buồn ngủ ban ngày trước hết sẽ ảnh hưởng đến mức độ tập trung và hiệu suất công việc. Hơn nữa còn làm tăng rủi ro phát sinh cho những người tham gia giao thông hay làm những việc chân tay nặng nhọc. Một số giải pháp dưới đây có thể sẽ hữu ích:
Cho mắt thời gian nghỉ ngơi:
Tình trạng buồn ngủ ban ngày rất dễ diễn ra khi học tập hay làm việc kéo dài khiến cho mắt bị mỏi. Nên tạm ngưng việc đang làm để giúp cho đôi mắt được thư giãn.
Hãy nhắm mắt lại, dùng tay nhẹ nhàng massage liên tục lên mí mắt khoảng vài ba phút. Ngoài ra có thể sử dụng các sản phẩm dung dịch nhỏ mắt hoặc bổ sung viên uống Omega-3 để tăng cường thị lực.
Tham khảo thêm: Sẽ ra sao nếu không ngủ? Mất ngủ có chết không?
Bổ sung đủ nước cho cơ thể:
Nhiều người chỉ uống nước khi cơ thể thông báo tín hiệu khát. Tuy nhiên đây có thể là nguyên nhân khiến cho cơ thể bị mệt mỏi và bắt đầu lờ đờ. Chính vì vậy nên uống đủ 2 – 2.5 lít nước/ ngày và chia thành nhiều lần uống. Đừng chỉ uống khi thấy khát.
Tập thể dục:
Hoạt động thể chất bên cạnh giúp cho bạn ngủ ngon giấc hơn vào ban đêm thì còn giúp bạn tỉnh táo vào ban ngày. Tập thể dục có tác dụng tăng cường tuần hoàn máu. Từ đó đẩy lùi cảm giác mệt mỏi và buồn ngủ hiệu quả. Sẽ tốt hơn nếu bạn vận động ngoài trời và hít thở không khí trong lành.
Bổ sung năng lượng cho cơ thể:
Thiếu năng lượng rất dễ dẫn tới tình trạng hạ đường huyết. Lúc này cơ thể sẽ rơi vào trạng thái mệt mỏi và luôn có cảm giác buồn ngủ. Chính vì vậy bạn cần chú ý bổ sung thêm năng lượng cho cơ thể khi phải hoạt động nhiều.
Các món ăn vặt lành mạnh như trái cây, sữa chua và các loại hạt sẽ giúp tăng cường năng lượng rất tốt, đẩy lùi tình trạng mất ngủ ban đêm buồn ngủ ban ngày.
Nghe nhạc:
Các chuyên gia cho biết, việc nghe nhạc không dừng lại ở công dụng làm giảm sự nhàm chán. Hơn thế, nó giúp cho bạn có được tâm trạng tốt hơn và tăng khả năng tập trung, cải thiện chất lượng làm việc.
Ngoài những giải pháp trên, bạn có thể khắc phục tình trạng buồn ngủ ban ngày với nhiều cách khác. Ví dụ như uống 1 tách cà phê vào buổi sáng hay tập hít thở đúng cách. Tuy nhiên với cà phê thì bạn chỉ nên tiêu thụ 1 lượng vừa đủ, lưu ý không nên uống vào buổi chiều tối vì có thể mất ngủ đêm.
Tuyệt đối không được chủ quan với tình trạng mất ngủ ban đêm buồn ngủ ban ngày. Cần sớm tìm ra nguyên nhân và có biện pháp khắc phục để cải thiện nhanh chóng, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và cuộc sống. Nếu tình trạng này kéo dài, nên chủ động thăm khám bác sĩ để được hướng dẫn cách điều trị phù hợp.
Có thể bạn quan tâm:
- Mắt thâm quầng vì mất ngủ – Cách cải thiện và lưu ý
- 10+ món ăn bài thuốc chữa mất ngủ hiệu quả, ngon, dễ nấu
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!