Thiếu ngủ, ngủ không đủ giấc: Tác hại & cách khắc phục

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Thiếu ngủ, ngủ không sâu giấc, thức dậy giữa đêm, giấc ngủ chập chờn… là một trong những nguyên nhân khiến người bệnh bị suy nhược cơ thể và gặp phải một số tác hại nghiêm trọng khác. Người bệnh cần nhìn nhận đúng vấn đề để có giải pháp kiểm soát bệnh kịp thời.

Tác hại của thiếu ngủ

Giấc ngủ có vai trò rất quan trọng, giúp phục hồi năng lượng cho con người sau một ngày làm việc mệt mỏi. Mất ngủ, ngủ không đủ giấc thường xuyên sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh nếu không được kiểm soát kịp thời.

Thiếu ngủ
Ngủ không đủ giấc, thức giấc giữa đêm khiến người bệnh vô cùng mệt mỏi

Nếu mắc bệnh thiếu ngủ, người bệnh sẽ gặp phải rất nhiều tác hại khác nhau. Cụ thể:

  • Liên tục buồn ngủ, ngáp dài, mất tập trung, tinh thần không tỉnh táo khi làm việc
  • Cơ thể suy nhược, mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn
  • Mất khả năng tập trung, làm việc không hiệu quả
  • Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, huyết áp, béo phì
  • Đau đầu, thường xuyên bị ra nhiều mồ hôi
  • Tử vong khi bị mất ngủ kéo dài

Sau khi ngủ dậy, cảm thấy mệt mỏi liên tục có thể là dấu hiệu của mất ngủ hoặc ngủ không đủ. Trong trường hợp này, cần thăm khám sớm, bác sĩ sẽ đề xuất phương pháp điều trị phù hợp dựa trên triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh.

Tham khảo thêm: Có cả 100nguyên nhân mất ngủ, nhưng số 3 hay gặp nhất

Thiếu ngủ gây bệnh gì?

Hiện nay, nhiều bệnh nhân mắc phải triệu chứng mất ngủ, ngủ không ngon, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Tình trạng này kéo dài có thể gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm và thậm chí dẫn đến tử vong. Dưới đây là một số bệnh lý mà người bệnh có thể phải đối diện:

1. Viêm khớp

Mất ngủ có thể gây viêm khớp do ảnh hưởng đến chức năng cơ thể. Những bệnh nhân mắc viêm khớp hoặc các vấn đề liên quan đến xương khớp thường gặp khó khăn trong việc ngủ.

Lo lắng và sợ hãi cũng làm cho giấc ngủ trở nên khó khăn hơn. Tình trạng đau nhức khớp thường tăng khi người bệnh mất ngủ trong thời gian dài.

Thiếu ngủ gây bệnh viêm khớp
Viêm khớp dẫn đến tình trạng đau nhức, gây khó ngủ về đêm

2. Trào ngược dạ dày thực quản

Rất nhiều bệnh nhân bị mất ngủ, gây tác động không tốt đến dạ dày. Đây là một trong những căn bệnh gây mất ngủ liên tục bởi những cơn ợ hơi, đầy bụng, khó tiêu

Ngoài ra, người bệnh còn gặp phải triệu chứng khó thở, tức ngực, cơ thể mệt mỏi. Đồng thời, bệnh nhân sẽ khó ngủ, trằn trọc không ngủ được vì cổ họng luôn bị đắng, chua…

3. Huyết áp, tim mạch

Hầu hết những bệnh nhân bị mất ngủ hoặc ngủ ít sẽ rất dễ mắc phải các vấn đề về huyết áp. Đồng thời đường huyết không ổn định. Đặc biệt, bệnh nhân bị mất ngủ, thiếu ngủ có khả năng mắc bệnh tim mạch.

Hệ miễn dịch bị suy yếu dần dẫn đến hiện tượng tăng cân nhanh. Người bệnh nên thận trọng tránh bị đột quỵ hoặc suy tim đột ngột do tình trạng mất ngủ gây ra.

Tham khảo thêm: Bệnh mất ngủ ở người già: Nguyên nhân và cách điều trị

4. Trầm cảm

Những bệnh nhân thường xuyên căng thẳng, lo lắng quá mức có thể mắc bệnh trầm cảm. Nếu người bệnh ngủ trung bình dưới 6 tiếng mỗi ngày sẽ khiến bệnh trầm cảm càng nặng hơn.

Bệnh nhân sẽ bị suy nhược cơ thể, mất tập trung, đau đầu, hoa mắt, ảnh hưởng đến tim và phổi. Lâu dần tình trạng mất ngủ sẽ khiến người bệnh mệt mỏi, suy nghĩ tiêu cực và hàng loạt hậu quả đáng tiếc khác.

Tác hại của bệnh thiếu ngủ
Trầm cảm cũng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng mất ngủ, không thể ngủ

5. Tuyến giáp

Thiếu ngủ thường xuyên gây mệt mỏi, dễ suy giảm sức đề kháng và viêm tuyến giáp. Bệnh nhân tuyến giáp thường hoạt động quá mức, làm tăng tình trạng ngủ không ngon giấc và mất ngủ thường xuyên.

Sự tăng trưởng của quá trình trao đổi chất cũng khiến họ cảm thấy bồn chồn và khó chìm vào giấc ngủ sâu hơn.

6. Thay đổi nội tiết tố

Mất ngủ thường xuyên ảnh hưởng đến nội tiết tố của phụ nữ, đặc biệt là sau mãn kinh. Sức khỏe giảm, da khô, cảm giác nóng và bốc hỏa là dấu hiệu thường gặp. Ngủ không đủ có thể gây cáu gắt, suy nhược, mệt mỏi và kém tập trung nếu không được kiểm soát.

7. Bệnh tiểu đường

Ngủ không đủ giấc tăng nguy cơ bép phì và thừa cân, đồng thời làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Bệnh nhân tiểu đường thường khó kiểm soát lượng đường trong máu và thường có cảm giác thèm ăn. Điều này dẫn đến tình trạng mất ngủ và giấc ngủ không sâu.

8. Ung thư

Người bệnh nên thận trọng bởi thiếu ngủ kéo dài có thể gây ung thư. Các nghiên cứu đã chứng minh, những bệnh nhân mắc bệnh ung thư, nhất là ung thư vú rất dễ bị mất ngủ.

Các gốc tự do trong tế bào ung thư sẽ khiến bệnh nhân bị khó ngủ. Đặc biệt, các độc tố trong cơ thể còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh.

Biến chứng bệnh thiếu ngủ
Những người thường xuyên ngủ không ngon, ngủ không đủ giấc rất dễ bị ung thư vú

Tham khảo thêm: Mất ngủ 1 đêm có sao không? Làm gì cho khỏe, tỉnh táo?

9. Mắc các bệnh lý khác

Một số bệnh lý liên quan đến giấc ngủ, người bệnh có thể gặp phải khi bị mất ngủ thường xuyên, giấc ngủ chập chờn, ngủ không sâu giấc như chứng hoảng sợ khi ngủ, ác mộng, ngưng thở khi ngủ, rối loạn lo âu, rối loạn stress sau chấn thương,…

Do đó, người bệnh cần phải chú ý, sớm kiểm soát các triệu chứng bệnh lý của mình.

Triệu chứng thiếu ngủ

Người bình thường cần khoảng 8 giờ mỗi đêm để đảm bảo sức khỏe. Một giấc ngủ sâu và đủ giấc sẽ làm cho cơ thể tỉnh táo và khỏe mạnh sau khi thức dậy.

Triệu chứng của mất ngủ có thể đa dạng, mức độ nặng nhẹ sẽ có biểu hiện khác nhau. Tuy nhiên, những người mất ngủ thường xuyên thường gặp các triệu chứng sau đây.

  • Khó ngủ, ngủ không sâu giấc
  • Thức dậy sớm
  • Thức dậy giữa đêm và không thể ngủ lại
  • Trằn trọc, khó chịu cơ thể, không thể nhắm mắt ngủ được
  • Không đủ tỉnh táo sau khi ngủ dậy
  • Đầu óc choáng váng, hoa mắt, chóng mặt
  • Mệt mỏi, ăn không ngon, chán ăn..
  • Làn da xanh xao, nhợt nhạt, thiếu sức sống
  • Quầng mắt bị thâm đen

Thiếu ngủ nên làm gì?

Ngủ không đủ giấc có nhiều nguyên nhân như căng thẳng, stress, ăn quá no, làm việc quá sức, sử dụng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,… Để kiểm soát tình trạng mất ngủ, người bệnh cần tuân thủ các nguyên tắc sau đây:

tập luyện để cải thiện sức khỏe
Luyện tập yoga giúp cải thiện thiếu ngủ, mất ngủ hiệu quả
  • Giữ tâm trạng thoải mái, tránh căng thẳng.
  • Chuẩn bị phòng ngủ sạch sẽ, thoáng mát.
  • Uống đủ nước và cung cấp dưỡng chất cho cơ thể.
  • Kiểm soát cân nặng, hạn chế đồ ngọt và thức ăn nhiều dầu mỡ.
  • Thực hiện thể dục đều đặn để tăng sức đề kháng.
  • Nghe nhạc hàng ngày để thư giãn.
  • Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
  • Áp dụng phương pháp vật lý trị liệu và massage.
  • Thực hiện bài tập yoga để hỗ trợ điều trị mất ngủ.

Tham khảo thêm: Mất ngủ mãn tính là gì? Cách khắc phục và điều trị

Thiếu ngủ nên ăn gì?

Sau quá trình mất ngủ, người bệnh cần phải bổ sung cho cơ thể đầy đủ năng lượng để giúp phục hồi sức khỏe nhanh nhất. Trong khẩu phần ăn của bệnh nhân cần phải đầy đủ các chất dinh dưỡng.

Tuy nhiên, với những người bị béo phì thì việc thiết lập chế độ ăn phù hợp mới có thể kiểm soát được tình trạng ngủ không đủ giấc thường xuyên. Một số gợi ý dưới đây sẽ giúp thực đơn của người bệnh trở nên đa dạng, phong phú hơn:

  • Hạt sen: Đây là thực phẩm giúp người bệnh có thể an thần, dễ dàng đi vào giấc ngủ. Đặc biệt, tim sen có chữa triệu chứng mất ngủ, khó ngủ.
  • Bông thiên lý: Giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể, bổ tim, ổn định huyết áp, ngủ ngon hơn.
  • Rong biển: Thực phẩm này ngăn ngừa bệnh tuyến giáp, giúp bệnh nhân ngủ ngon hơn.
  • Hạnh nhân: Thành phần magie trong hạnh nhân sẽ giúp tăng chất lượng giấc ngủ.
  • Chuối: Tăng cường sức đề kháng, kiểm soát cân nặng, hỗ trợ điều trị mất ngủ
  • Kiwi: Chất dinh dưỡng có trong kiwi giúp ngủ sâu giấc và cải thiện mệt mỏi cơ thể sau khi ngủ dậy.
  • Mè đen: Cải thiện giấc ngủ, giảm thiểu suy nhược cơ thể.
  • Sữa: Thành phần tryptophan trong sữa giúp người bệnh ngủ sâu giấc.

Chứng thiếu ngủ, ngủ không đủ giấc là một vấn đề mà nhiều người đang gặp phải. Đây là một vấn đề cần kiên nhẫn trong quá trình điều trị, không thể chữa trị nhanh chóng. Người bệnh nên tuân thủ chỉ định của bác sĩ, chú ý đến chế độ ăn uống và nghỉ ngơi để phục hồi sức khỏe.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Mẹo chữa trằn trọc khó ngủ đơn giản – Ai dùng cũng hết

Tình trạng trằn trọc khó ngủ thường hay gặp phải ở rất nhiều bệnh nhân, nhất là những người bị…

Mất ngủ dẫn đến trầm cảm, tâm thần? Mất ngủ dẫn đến trầm cảm, tâm thần? Điều cần biết

Mất ngủ dẫn đến trầm cảm, tâm thần và hàng loạt vấn đề sức khỏe tinh thần khác, tạo thành…

mất ngủ 1 đêm Mất ngủ 1 đêm có sao không? Làm gì cho khỏe, tỉnh táo?

Nhiều người không gặp phải tình trạng mất ngủ thường xuyên mà thỉnh thoảng họ mới bị mất ngủ 1…

Mất ngủ khi mang thai 3 tháng đầu – Cách khắc phục

Sự thay đổi hormone cùng với quá trình hình thành, phát triển của bào thai khiến cho nhiều chị em…

Bà bầu bị mất ngủ nên ăn gì? 5 món ăn giúp mẹ bầu ngon giấc

Việc lựa chọn thực phẩm phù hợp không chỉ giúp các bà bầu cải thiện chất lượng giấc ngủ, mà…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua