Thoát khỏi nguy cơ tàn phế vì thoái hóa cổ chân nhờ giải pháp từ Đông y
Thoái hóa cổ chân là bệnh lý xương khớp rất nhiều người mắc phải gây đau nhức dữ dội, ảnh hưởng tới cuộc sống thường ngày. Vậy thoái hóa cổ chân là gì, bệnh có chữa được không, bài viết dưới đây sẽ giải đáp chi tiết nhất. Ngoài ra, với tư vấn của BS Nguyễn Thị Tuyết Lan – Nguyên trưởng khoa khám bệnh, Bệnh viện Y học cổ truyền TW bệnh nhân sẽ tìm được cách điều trị hiệu quả nhất đến từ Đông y.
Thoái hóa khớp cổ chân là gì? Có nguy hiểm không?
Bệnh xảy ra do sụn khớp ở cổ chân bị tổn thương, sụn khớp bị mất cân bằng không thể tái tạo sụn và giảm chức năng của cơ xương khớp. Thoái hóa khớp cổ chân có thể xảy ra ở nhiều đối tượng, trong đó người ở độ tuổi trung niên trở lên có khả năng mắc bệnh cao hơn.
Bệnh thường gây ra những cơn đau âm ỉ khiến việc đi lại, vận động khó khăn, người bệnh thường cần phải có sự hỗ trợ của người thân mới di chuyển được. Nếu bệnh không được chữa trị kịp thời còn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như biến dạng khớp, teo khớp, thậm chí là bị tàn phế.
Triệu chứng bệnh thoái hóa cổ chân
Triệu chứng thường gặp nhất khi bị thoái hóa khớp cổ chân đó là đau nhức ở vùng khớp cổ chân. Các cơn đau có thể âm ỉ kéo dài hoặc dữ dội và lan tỏa dần sang vùng bàn chân hay cẳng chân.
Tùy vào mức độ tổn thương sụn khớp và sưng viêm, tình trạng đau nhức sẽ nặng nhẹ khác nhau. Ở giai đoạn khởi phát, chỉ xuất hiện những cơn đau thoáng qua rất khó nhận biết, chỉ cần nghỉ ngơi là cơn đau nhức sẽ thuyên giảm. Nhưng càng ở giai đoạn sau, nếu bị bệnh trong thời gian dài, các triệu chứng đau nhức sẽ xuất hiện dữ dội và thường xuyên hơn.
Ngoài tình trạng đau nhức, khi bị thoái hóa cổ chân người bệnh còn gặp phải những triệu chứng như sau:
- Vùng khớp cổ chân bị sưng đỏ
- Khi cử động có thể xuất hiện tiếng kêu răng rắc
- Cứng khớp nhất là khi thức dậy vào buổi sáng
- Khả năng vận động suy giảm
- Càng cử động càng đau, nếu nghỉ ngơi tình trạng đau nhức sẽ thuyên giảm
Nguyên nhân gây bệnh thoái hóa cổ chân
Một số thống kê cho thấy, người bệnh thoái hóa cổ chân trước đó thường gặp một số chấn thương ở vị trí khớp cổ chân, hoặc bị một số bệnh về cơ xương khớp. Thực tế, bệnh thoái hóa khớp cổ chân xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Các chuyên gia xương khớp cho rằng, một số yếu tố có thể là tác nhân gây ra thoái hóa khớp cổ chân có thể kể đến như:
- Tuổi tác: Những người ở độ tuổi trung niên, cao tuổi có tỷ lệ mắc thoái hóa cổ chân cao hơn người thường, do quá trình lão hóa xương khớp diễn ra nhanh hơn.
- Gặp các vấn đề về xương khớp: bệnh gout, viêm khớp dạng thấp, viêm khớp nhiễm khuẩn,… khiến sụn bị hủy hoại dẫn tới việc khớp bị thoái hóa
- Cổ chân bị chấn thương: do thể thao, lao động quá sức,… khiến chức năng sụn khớp bị ảnh hưởng, không thể phục hồi hoàn toàn.
- Thừa cân, béo phì: gây áp lực trực tiếp cho cổ chân trong quá trình vận động, di chuyển.
Cách điều trị thoái hóa cổ chân phổ biến hiện nay
Các phương pháp điều trị thoái hóa khớp cổ chân hiện nay đa phần đều tập trung vào việc làm giảm những triệu chứng đau nhức, gây khó chịu cho người bệnh. Người bệnh thoái hóa khớp cổ chân có thể áp dụng một số phương pháp dưới đây:
Chữa thoái hóa khớp cổ chân bằng mẹo dân gian – hiệu quả thấp
Khi mới xuất hiện các cơn đau nhức vùng khớp cổ chân, mẹo dân gian giúp làm thuyên giảm những cơn đau tạm thời như:
- Chữa thoái hóa khớp cổ chân bằng lá lốt
- Dùng rượu tỏi chữa thoái hóa cổ chân
- Rượu hạt mè chữa thoái hóa khớp cổ chân
- Bài thuốc chữa thoái hóa khớp cổ chân từ lá mơ lông
Ưu điểm: Đơn giản, dễ thực hiện, chi phí thấp
Nhược điểm: Hiệu quả chưa thực sự rõ rệt, chỉ có tác động giảm nhẹ triệu chứng, không điều trị tận gốc. Mẹo dân gian chỉ là truyền miệng, không có kiểm chứng khoa học rõ ràng nên người bệnh cần hết sức lưu ý khi áp dụng mẹo dân gian chữa thoái hóa khớp cổ chân.
Chữa thoái hóa bằng Tây y – tiềm ẩn nhiều rủi ro
Các phương pháp Tây y chữa thoái hóa cổ chân thường tập trung làm giảm triệu chứng, đồng thời ức chế sự tiến triển của bệnh qua 2 cách nội khoa và ngoại khoa, cụ thể gồm:
Sử dụng thuốc (nội khoa)
Các loại thuốc giảm đau, chống viêm là giải pháp người bệnh thoái hóa cổ chân nghĩ đến đầu tiên vì tiện dụng và hiệu quả nhanh. Một số loại thuốc chữa thoái hóa cổ chân thường được bác sĩ chỉ định sử dụng trong điều trị bệnh có thể kể đến như:
- Thuốc giảm đau, kháng viêm: Aspirin, Naproxen, Methotrexat,…
- Các loại thuốc điều trị tại chỗ dạng bôi, xịt, miếng dán giúp giảm sưng đau nhanh chóng.
- Các loại thuốc tiêm chứa steroid giúp giảm đau, kháng viêm cực mạnh.
Can thiệp ngoại khoa
Khi các phương pháp điều trị bảo tồn không mang đến hiệu quả trị thoái hóa khớp cổ chân, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật. Tùy thuộc vào mức độ tổn thương của khớp cổ chân mà phương pháp xâm lấn tương thích sẽ được chỉ định:
- Tái tạo bề mặt sụn
- Thay thế khớp cổ chân bán phần
- Thay thế khớp cổ chân toàn phần
- Lắp thiết bị hỗ trợ vào trong khớp
Ưu điểm: Hiệu quả giảm đau nhanh, rõ rệt, tiện dụng
Nhược điểm: Nhiều tác dụng phụ do dùng thuốc dài ngày, các biện pháp xâm lấn tiềm ẩn rủi ro cả trong và sau khi điều trị, chi phí điều trị cao.
Chữa thoái hóa khớp bằng Đông y – an toàn, lành tính, tác dụng lâu dài
Chữa thoái hóa khớp cổ chân bằng Đông y hiện đang là phương pháp được nhiều người bệnh áp dụng vì mức độ lành tính và hiệu quả toàn diện, hạn chế tái phát. Đông y quan niệm thoái hóa khớp cổ chân là bệnh thuộc chứng Tý, gây bế tắc kinh mạch, khí huyết ngưng trệ lâu ngày.
Quan điểm điều trị thoái hóa khớp cổ chân của Đông y là đồng thời loại bỏ triệu chứng bên ngoài, kết hợp với việc tăng cường lưu thông khí huyết, tăng cường chức năng can, thận và hệ cơ xương khớp, loại bỏ hoàn toàn căn nguyên gây bệnh.
Bài tập hỗ trợ điều trị thoái hóa cổ chân
Trong quá trình sử dụng Hoạt huyết phục cốt hoàn, nếu kết hợp thêm các bài tập khớp cổ chân sẽ giúp kết quả điều trị tốt hơn, thời gian điều trị được rút ngắn. Khi thực hiện các bài tập dành riêng cho khớp cổ chân, người bệnh nên nhờ sự hỗ trợ của người thân để hiệu quả tốt. Một số bài tập hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp cổ chân có thể thực hiện tại nhà:
Bài tập quay cổ chân
Bệnh nhân nằm ngửa duỗi thẳng chân, người hỗ trợ đứng dưới một tay giữ gót chân, tay còn lại giữ phần đầu của bàn chân. Sau đó quay cổ chân người bệnh khoảng 3 lần, đẩy mạnh bàn chân vào ống chân sau đó duỗi thẳng bàn chân tối đa. Thực hiện lặp lại khoảng 10 lần mỗi bên chân.
Bài tập lắc chân
Bệnh nhân nằm ngửa, người hỗ trợ dùng hai tay đỡ gót chân lên, ngón tay cái để ở vị trí mắt cá chân. Sau đó, đẩy gót chân vào phần ống chân rồi lại kéo ra. Thực hiện kéo đẩy liên tục trong khoảng 10 phút.
Bài tập kéo dãn cổ chân
Bệnh nhân nằm ngửa, người hỗ trợ một tay nâng gót chân, một tay giữ bàn chân. Cùng lúc kéo hai tay về phía dưới để kéo dãn cổ chân. Thực hiện 5 lần mỗi bên.
Bị thoái hóa cổ chân nên ăn gì, kiêng gì?
Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng trực tiếp tới tình trạng sưng đau khi bị thoái hóa cổ chân. Ngoài việc áp dụng phương pháp điều trị an toàn, người bệnh thoái hóa cổ chân cần xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh. Một chế độ dinh dưỡng hợp lý không chỉ giúp cải thiện triệu chứng mà còn tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.
Người bệnh thoái hóa cổ chân nên ăn gì?
Trong chế độ dinh dưỡng thường ngày, người bệnh thoái hóa khớp cổ chân nên bổ sung thêm các thực phẩm có lợi như:
- Các loại cá béo giàu omega 3: cá trích, cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá mòi,…
- Trái cây mọng nước và rau xanh: cải bó xôi, bông cải xanh, dâu tây, việt quất, mâm xôi,…
- Các loại rau gia vị như: gừng, tỏi, nghệ
- Dầu oliu
Bị thoái hóa cổ chân nên kiêng gì?
Để tránh tình trạng thoái hóa tăng nặng, đau nhức và sưng viêm, người bệnh thoái hóa cổ chân nên kiêng những loại thực phẩm:
- Thức ăn nhanh, đồ ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ
- Thực phẩm tinh chế, lúa mì, yến mạch
- Rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích
- Một số loại rau củ: cà tím, cà chua, ớt chuông, khoai tây, măng
- Các loại đồ ăn chế biến sẵn
- Nội tạng động vật
Khi phát hiện những dấu hiệu thoái hóa cổ chân, người bệnh hãy liên hệ ngay tới Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc để được thăm khám, kiểm tra và đưa ra lộ trình điều trị tốt nhất. Điều trị càng sớm, hiệu quả càng nhanh và hạn chế những di chứng về sau.
BÀI ĐỌC THÊM:
- 6 phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối tốt nhất hiện nay
- Thoái hóa khớp gối ở người trẻ tuổi và những điều cần biết
Bình luận (91)
Hôm trước xem bên thời sự ở đâu đấy bị bắt cả 1 kho thuốc đông y nhập từ trung quốc sợ quá.Thật giả lẫn lộn không biết tin ai mà mua?
đấy là thuốc nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng và ng bán muốn lợi nhuận cao nên mới nhập thuốc rẻ về bán cho mng.còn trung tâm này trước chồng mình bị thoái hóa khớp vai và chân đến đây điều trị thì mình thấy nơi họ làm việc đã sach sẽ và quy củ rồi, họ còn có nguyên 1 vườn dược liệu do trung tâm trồng và thu hoạch trực tiếp luôn mà. Mình trước cũng phải tìm hiểu chán chê vì cũng lo, xong rồi mới chọn đến khám ở đây đấy.
Nguy hiểm thật đấy, những người bán hàng chẳng có tâm gì cả mà lại đi nhập thuốc trung quốc về bán cho người mình là sao.Tự mình giết mình.Thuốc chuẩn ngành y tế kia còn phải điều trị dài chứ đừng nói đến mấy thuốc vớ vẩn
Bố mình bị đau cổ chân hai bên do trước làm sẻ gỗ hay chèo cao nhiều, giờ đang điều tri cả bệnh tiểu đường và huyết áp không biết thuốc này có dùng được hoạt huyết phục cốt hoàn không?
Chào bạn Cường sevenup!
Với bệnh tiểu đường và cao huyết áp thì bố bạn vẫn có thể dùng Hoạt huyết phục cốt hoàn hoàn hoàn bình thường bạn nhé.Thuốc có nguyên liệu từ thảo dược thiên nhiên nên không ảnh hưởng gì đến việc điều trị các bệnh khác. Ngoài ra Hoạt huyết phục cốt hoàn còn hỗ trợ tăng cường các chức năng trong cơ thể tốt hơn, nhờ đó tăng cường được sức đề kháng và sức khỏe tổng thể cho bố của bạn.
Bạn có thể sắp xếp thời gian đưa bố qua 1 trong các cơ sở của Trung tâm để bác sĩ thăm khám cụ thể cho bác. Nếu bố bạn không tiện tới khám trực tiếp, bạn cũng có thể để lại số điện thoại hoặc chủ động liên hệ tới số tổng đài tư vấn 024 7109 7799 hoặc 0983 059 582 để bác sĩ chuyên khoa tư vấn từ xa hướng điều trị phù hợp cho bố bạn nhé. Cám ơn bạn đã quan tâm đến bài thuốc của Trung tâm.
Thân ái!
Bố em bị thoái hóa cổ chân từ đầu năm đến giờ uống thuốc được 1 tháng nhưng không đỡ nên bố em đã đi châm cứu của ông lang trong làng.Châm cứu xong thì đỡ nhưng được vài ngày lại đau.Không biết thuốc hoạt huyết phục cốt hoàn này có điều trị được bệnh của bố em không và uống bao lâu thì ổn định được ạ?
Tình trạng này giống mẹ mình rồi mẹ mình bị đau mấy năm nay uống thuốc rồi châm cứu bấm huyệt không biết bao nhiêu lần cũng vẫn vậy.Càng đến mùa cấy gặt mẹ đi làm nhiều cơn đau lại càng tăng hơn.Đưa mẹ đi các Bv lớn khám nhiều lần nhưng kết quả vẫn vậy.Sau được anh bạn đồng nghiệp giới thiệu và tìm hiểu thêm trên mạng thì thấy Hoạt huyết phục cốt hoàn chuyên điều trị về bệnh xương khớp nên mình đã đưa mẹ qua bên Thuốc dân tộc khám và dùng thuốc.Mẹ mình uống tuần đầu đau tăng lên mẹ bảo có khi lại không ăn thua rồi nhưng bs có dặn mình là uống đợt đầu sẽ đau tăng hơn do công thuốc nên cần phải kiên trì mới điều trị hết được. vậy là mẹ mình cũng keiên trì uống được 3 tháng thì thấy các cơn đau của mẹ không còn nữa, kèm thêm mẹ đi tập TD nhẹ nhàng, giờ mẹ đi lại dễ dàng ăn uống ngủ nghỉ sinh hoạt tốt hơn trước rất nhiều.Thật sự cảm ơn trung tâm.
Cũng tùy vào tình trạng bệnh của từng người mà bs kê cho liệu trình phù hợp bạn anh ạ.Như em còn trẻ thì chỉ bị thoái hóa nhẹ thôi thì dùng 2 tháng là ổn định ok rồi.Đang tính có khi mua thêm lọ nữa uống cho khỏi hẳn
Tôi bị thoái hóa khớp cổ chân phải và có tràn dịch.Tôi muốn dùng thuốc của bên trung tâm nhưng hiện tại tôi lại không ở hà nọi vậy trung tâm có thể síp thuốc cho tôi dc ko
Chào Cô Lan!
Ngoài Hà Nội, Trung tâm còn có 2 chi nhánh khác là:
– TP HCM Số 145 Hoa Lan, phường 2, quận Phú Nhuận, TP. HCM
Điện thoại: (028)7109 6699
– QUẢNG NINH
Số 116 Văn Lang, P. Hồng Gai, TP Hạ Long
Điện thoại: 0972 606 773.
Nếu thuận tiện, cô có thể sắp xếp tới thăm khám ở 1 trong 2 cơ sở trên. Nếu cô ở xa trung tâm không đến trực tiếp được trung tâm có hỗ trợ gửi thuốc về nhà cho ở xa. Cô có thể liên hệ tới số tổng đài của 1 trong các phòng khám của Trung tâm để được bác sĩ tư vấn cụ thể về bệnh và liệu trình điều trị phù hợp. Sau đó, Trung tâm sẽ xuất đơn và gửi thuốc qua bên chuyển phát về địa chỉ nhận cho cô.
Cô có thể thanh toán tiền thuốc trước hoặc khi nhận được thuốc cô nhé.
Thông tin đến cô!
Cháu chào các bs, cháu năm nay 25 tuổi đang kinh doanh quần áo.Cháu có 1 shop đang bán số lượng cũng khá nhiều nên hàng ngày cháu đi lấy hàng rồi về shop chụp mẫu ngày hươn trăm mẫu.Không biết có phỉa cháu đi lại nhiều và lúc đứng chụp mẫu đi giày cao gót đứng lâu mà hai bên đau mỏi lắm.Có lúc chân sưng đỏ hết lên.Dùng thuốc Hoạt huyết phục cốt hoàn này có điều trị khỏi được bệnh của cháu không ạ.?
Shop bán nhiều thế mà không thuê nhân viên mà chụp em cái gì cũng có hai mặt của nó, kiếm nhiều tiền quá thì đau cũng cam thôi.hi.Tối em đi ngủ em xoa rượu gừng xung quanh cổ chân rồi matxa tầm 5p là chân đỡ đấy
Bà em thì hay đun lá lốt vs gừng để xoa bóp cho ông em mỗi lần bị đau.Dùng mấy pp dân gian cũng nhạy lắm mà lại tiết kiệm
Gì chứ mấy cái bệnh khớp liên quan tối xương là không thể côi thường được đâu.Nó như là cái móng nhà ý móng mà không chắc làm sao chống được khung.Em công nhận là ngày xưa các cụ hay dùng các mẹo rồi pp dân gian rượu gừng lá lốt…xoa bóp nhưng đấy là mới và chỉ xoa bóp bên ngoài phần mềm để dịu cơn đau thôi chứ lsao mà chữa khỏi được bệnh ạ.Khi để lâu bệnh tiến triển nặng hơn xương càng thoái hóa hơn điều trị rất khó mà lúc đấy gây ra nhiều biến chứng.Trước em cũng từng bị thoái hóa gối và cổ chân phải do em chơi bóng bị sai tư thế.Lúc mới đau mẹ em ngày nào cũng xoa cho cũng dịu đi ngủ nửa đêm thì nhức thấu xương.Diệt kháng sinh cả tháng trời sợ quá ngừng thuốc không dám uống nữa vì uống xong dạ dày lại đau.Sau anh huẩn luyện viên của đội em có gọi điện hỏi sao nghỉ lâu thế không đi tập em có kể chuyện cho anh và anh đã mách em uống hoạt huyết phục cốt hoàn của bên trung tâm thuốc dân tộc.Uống được 3 hôm cổ chân của em sưng nề lên nhức hơn trước.Em hỏi thì bs bảo do công thuốc nên không phải lo tiếp tục uống hết thuốc và ăn nhiều thực phẩm bổ sung canxi cho mau khỏi.E duy trì đến cùng cũng phải 3 tháng xong dừng thì giờ được hơn năm rồi chân em vẫn chắc đá bóng nhưu ngày xưa.Từ đấy đến giờ không thấy bị tái lại.
Cho e hỏi e bị tê và mỏi hai bàn chân lắm. Đi cấy chỉ cũng k đỡ, có cách nào chỉ giúp e với ạh.
Mình cũng bị tình trạng như bạn mình đắp thuốc thảo dược 1 tháng đỡ hẳn luôn ban
Chào bạn Minh Khang!
Với triệu chứng của bạn thì rất có thể là biểu hiện của bệnh lý thoái hóa khớp cổ chân, nếu bạn còn trẻ thì cơ hội khắc phục tình trạng này là rất cao. Phương pháp điều trị tốt nhất với tình trạng này là dùng thảo dược để phục hồi từ bên trong và hoàn toàn có thể điều trị khỏi bằng Hoạt huyết phục cốt hoàn. Vì vậy, bạn đừng chủ quan mà cần điều trị luôn để bệnh không tiến triển nặng hơn.
ạn có thể qua trực tiếp bên Trung tâm để các bác sĩ khám và điều trị về tình trạng bệnh của bạn nhé. Nếu bạn không tiện tới khám trực tiếp, bạn cũng có thể để lại số điện thoại hoặc chủ động liên hệ tới số tổng đài tư vấn 024 7109 7799 hoặc 0983 059 582 để bác sĩ chuyên khoa tư vấn từ xa cho bạn nhé. Cám ơn bạn đã quan tâm đến bài thuốc của Trung tâm.
Thân ái!
Mẹ tôi năm nay ngoài 60 tuổi rồi, làng tôi có nghề truyền thống khâu nón từ xa xưa.Mấy chục năm nay ngồi khâu chẳng vấn đề gì giờ có tuổi rồi thành ra ngồi 1 tí là phải đứng dậy đi lại rồi chân phải kê cao hơn chút chứ không chống hai chân xuống để khâu nữa.Mẹ tôi bảo dạo này không hiểu sau chỗ cổ chân hai bên cứ nhức và tê.Không biết có phải xương tôi có vấn đề gì không?
Cái này chắc bác có tuổi rồi lại ngồi làm nghề lâu như thế bạn thử lấy ít rượu gừng bóp cho bác vài ngày là đỡ
Có khi nào mẹ em bị thiếu canxi không @Vân.Tuy bác có tuổi rồi nhưng canxi cũng rất quan trọng, thiếu canxi xương khô giòn lại dễ bị thoái hóa nặng.Mua mấy lọ thực phẩm bs canxi và ăn nhiều tôm cua xem tn em
Tình trạng này sợ mẹ cậu bị thoái hóa cổ chân rồi.Giống mẹ mình cũng bị như thế đấy nhwung mẹ mình không ngồi lâu mà suốt ngày đứng bán hàng thành ra giờ có tuổi r lại dễ thoái hóa hơn.Lúc mới đau có đưa bà sang phòng khám làng bên để kahsm và uống thuốc nhưng uống mãi không đỡ mình lo quá đưa mẹ lên hà nội khám viện 103 thì bs có kê cho mẹ mình mấy loại thuốc chữa thoái hóa cổ chân.Uống hết thuốc mẹ mình không thấy đau đớn gì nữa, nhưng chỉ 2 tháng sau lại bị tái lại.Mình có quay lại viện chụp chiếu và tiếp tục dùng thuốc bs kê.Laafnf này uống mẹ mình lại bị hoa mắt chóng mặt buồn nôn nên mình sợ quá cho ẹm dùng thuốc luôn.Sau mẹ mình được cô trong hội tặp dưỡng sinh giới thiệu bảo chuyển sang chữa bằng phương pháp đông y, cô cũng được con gái mua cho thuốc hoạt huyết phục cốt hoàn uống thấy khỏi nên mình mua cho mẹ dùng.Mẹ mình uống hết liệu trình thuốc 3 tháng giwof hươn 1 năm nay rồi cổ chân của mẹ mình không thấy bị lại đấy
Chào bạn Vân 89!
Với tình trạng của mẹ bạn hiện tại rất có khả năng mẹ bạn bị thoái hóa khớp cổ chân .Tuy nhiên xác định được chính xác bệnh và biết được mức bệnh của mẹ bạn đến đâu, bạn có thể đưa mẹ tới 1 trong các cơ sở của Trung tâm để bác sĩ thăm khám trực tiếp nhé. Hoặc nếu như vậy không tiện, bạn có thể liên hệ với Trung tâm qua số tổng đài tư vấn 024 7109 7799 hoặc 0983 059 582 để bác sĩ chuyên khoa tư vấn từ xa cho bạn nhé. Cám ơn bạn đã quan tâm đến bài thuốc của Trung tâm.
Thân ái!
Mình bị thái hóa cổ chân trái nhưng ăn chế độ ăn kiêng yên mạch với bí đao, hôm rồi nghe có bạn bảo bị xương khớp kg ăn đc bí đao.Không biết từ bấy đến giờ ăn nhiều thế liệu có bị lsao kg vậy.
Ớ lần đầu tiên em nghe thấy bảo ăn bí đạo ảnh hưởng tới xương đấy, toàn nói linh tinh làm ngta sợ.Bí đao còn đang được dùng chữa giai đoạn phát cơn bệnh khớp ý phòng tái phát nữa.Mấy thứ củ quả rau xanh ăn càng tốt chứ kiêng khem lz nhiều vậy c.Thiếu chất khả năng phục hồi còn lâu hơn
Hè này oi bức ăn bí đao càng mát chứ sao lại hại xương được, mấy ông báo chí các nguồn cứ phát biểu lung tung.Bí đao ngta còn làm hoa quả sấy khô làm mứt tết để ăn đấy là gì, hại đâu mà hại.