Trào Ngược Dạ Dày Nôn, Khạc Ra Máu Có Nguy Hiểm?

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Trào ngược dạ dày nôn ra máu là dấu hiệu báo động tình trạng lớp niêm mạc dạ dày bị tổn thương nghiêm trọng dẫn đến xuất huyết. Bệnh nhân cần tiến hành thăm khám và điều trị sớm để tránh biến chứng nguy hiểm.

Trào ngược dạ dày nôn ra máu
Trào ngược dạ dày nôn ra máu là dấu hiệu báo động bệnh đang ở giai đoạn nghiêm trọng, có nguy cơ gây biến chứng cao

Nguyên nhân gây trào ngược dạ dày nôn ra máu

Trào ngược dạ dày thực quản là bệnh lý xảy ra ở đường tiêu hóa phổ biến ở cả người lớn và trẻ em. Khi mắc căn bệnh này, axit trào ngược lên trên thực quản khiến người bệnh thường xuyên có cảm giác ợ chua, ợ nóng, đau họng, khó nuốt, ho hoặc khàn tiếng. Nghiêm trọng hơn, một số trường hợp còn bị nôn khạc ra máu.

Các nguyên nhân dẫn đến trào ngược dạ dày thực quản nôn ra máu bao gồm:

Do tổn thương trong thực quản – dạ dày

Trào ngược dạ dày nôn ra máu là tình trạng máu xuất phát từ niêm mạc thực quản và đi ra ngoài gây kích thích khiến người bệnh bị nôn hoặc phải khạc mạnh vì có cảm giác vướng víu.

Khác với niêm mạc dạ dày, niêm mạc thực quản không có lớp nhầy bảo vệ nên dễ dàng tiếp xúc với axit dạ dày trào ngược. Chính vì vậy nếu tình trạng trào ngược dạ dày quá thường xuyên khiến axit tiết ra nhiều hơn sẽ làm tổn thương niêm mạc thực quản, hình thành những vết loét, hư tổn, viêm nhiễm tại đây. 

Lúc này, máu từ các vết loét thực quản sẽ đi theo dịch vị dạ dày trào ngược lên cổ họng ra ngoài. Máu sẽ có màu sậm, hơi đặc do chứa dịch nhầy và có thể lẫn một ít thức ăn do nôn.

Bên cạnh đó tình trạng trào ngược dạ dày nôn ra máu cũng có thể xuất phát do viêm loét dạ dày. Tại vị trí viêm loét có thể rỉ máu do bị kích ứng, tổn thương và trào ra ngoài khi nôn hoặc đi ngoài phân đen. 

nguyên nhân trào ngược dạ dày nôn khạc ra máu
Trào ngược dạ dày nôn ra máu có thể xảy ra do tổn thương dạ dày – thực quản hoặc do nhiều nguyên nhân yếu tố khác

Một số nguyên nhân khác

Tình trạng trào ngược dạ dày khạc ra máu cũng có thể xuất phát từ những nguyên nhân khác như:

  • Giảm tiểu cầu: Ở những người bị suy giảm tiểu cầu thì khi dạ dày – thực quản bị tổn thương sẽ rất khó lành hoặc. Điều này làm tăng nguy cơ chảy máu đường tiêu hóa, dẫn đến nôn khạc ra máu.
  • Sang thương mạch máu: Xảy ra khi các mạch máu ở dạ dày tá tràng bị tổn thương, phình giãn quá mức và vỡ ra gây chảy máu. Lúc này máu sẽ hòa lẫn vào dịch vị và trào ra ngoài khi nôn khạc. Nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng này là do u gan trong máu và loạn sản mạch máu… 
  • Xơ gan: Người mắc bệnh xơ gan thường rất khó phát hiện trong giai đoạn đầu vì chưa có triệu chứng cụ thể. Đến khi bệnh nặng và gây xuất huyết tiêu hóa thì mới phát hiện thông qua các triệu chứng trào ngược dạ dày nôn ra máu, đi ngoài phân đen hoặc tĩnh mạch ở dạ dày – thực quản phình to vỡ gây chảy máu. 
  • Do thiếu vitamin K: Đây là một loại vitamin quan trọng đóng vai trò trong việc tổng hợp các yếu tố đông máu tại gan. Khi thiếu hụt loại vitamin này sẽ làm gián đoạn quá trình đông máu, dẫn đến xuất huyết. 

Tìm hiểu thêm: Bệnh xuất huyết tiêu hóa trên và các triệu chứng nhận biết

Trào ngược dạ dày nôn ra máu có nguy hiểm không?

Trào ngược dạ dày nôn ra máu được xem là dấu hiệu cảnh báo bệnh đã diễn tiến đến mức độ nặng. Người bệnh cần nhanh chóng đến bệnh viện để được thăm khám, chẩn đoán tình trạng bệnh và điều trị đúng cách nhằm ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.

Một số trường hợp để bệnh kéo dài dẫn đến các biến chứng dưới đây:

  • Viêm loét thực quản
  • Ung thư thực quản 
  • Ung thư vòm họng
  • Các biến chứng khác: Mất giọng, khàn giọng, khó thở, tăng nguy cơ mắc bệnh hen suyễn, rối loạn nhịp tim, có cảm giác vướng nghẹn cổ họng…

Xem thêm: Trào ngược dạ dày gây khó thở có nguy hiểm không?

Cách chẩn đoán và điều trị trào ngược dạ dày nôn ra máu

Việc đầu tiên bạn nên làm khi phát hiện tình trạng trào ngược dạ dày nôn ra máu là phải nhanh chóng đến cơ sở y tế, bệnh viện để được thăm khám. Để chẩn đoán chính xác tình trạng này là do nguyên nhân gì, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh thực hiện một số thủ thuật xét nghiệm như:

  • Chụp X – quang có Baryt
  • Nội soi dạ dày
  • Siêu âm thăm dò ổ bụng

Sau đó, tùy vào mức độ nặng hay nhẹ của bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định áp dụng điều trị bằng các biện pháp thích hợp. Chẳng hạn như:

1. Theo dõi và điều trị nội khoa

Hướng điều trị ban đầu cho bệnh nhân bị trào ngược dạ dày nôn ra máu là theo dõi và can thiệp nội khoa để cải thiện tình trạng chảy máu cùng các triệu chứng liên quan.

cách điều trị Trào ngược dạ dày nôn ra máu
Khi gặp tình trạng trào ngược dạ dày nôn ra máu, người bệnh cần nhanh chóng đến bệnh viện để được cấp cứu và xử lý cầm máu

Đối với trường hợp xuất huyết nhẹ:

  • Người bệnh sẽ được chỉ định tự theo dõi thêm trong 24 – 48 tiếng, sau đó tiếp tục làm nội soi xét nghiệm lại.
  • Nếu không xảy ra ra tình trạng nôn ra máu nữa người bệnh sẽ được cho xuất viện và sử dụng đơn thuốc do bác sĩ kê. 

Đối với trường hợp xuất huyết nặng:

  • Khi trào ngược dạ dày nôn ra máu nhiều, tần suất liên tục và có liên quan đến nhiễm vi khuẩn Hp sẽ được thực hiện cầm máu ngay bằng các biện pháp y tế.
  • Sau đó, người bệnh được bác sĩ kê đơn dùng thuốc kháng sinh trong vòng 10 – 14 ngày với liệu trình từ 6 – 8 tuần để chống viêm và làm lành vết loét tổn thương dạ dày. 

Lưu ý: Việc sử dụng các loại thuốc chữa trào ngược dạ dày có triệu chứng nôn ra máu là điều cần thiết và gần như bắt buộc trong hầu hết các trường hợp. Tuy nhiên, người bệnh cần chú ý tuân thủ dùng thuốc theo chỉ định để tránh gây ra tác dụng phụ có hại cho sức khỏe. 

Tham khảo thêm: Cách xử lý tại chỗ khi bị xuất huyết dạ dày – BS hướng dẫn

2. Can thiệp ngoại khoa

Những trường hợp dùng thuốc nhưng tình trạng bệnh vẫn không cải thiện, người bị trào ngược dạ dày nôn ra máu sẽ được cân nhắc chỉ định áp dụng các biện pháp điều trị chuyên sâu. Hầu hết các biện pháp này đều nhằm mục đích cầm máu kịp thời, ổn định tình trạng bên trong niêm mạc dạ dày, tránh gây mất máu quá nhiều và kích thích làm lành vết loét. Bao gồm: 

  • Sử dụng tia laser
  • Dùng kẹp cầm máu
  • Xịt thuốc cầm máu tại chỗ
  • Thủ thuật chích kim cầm máu
  • Dùng đầu nhiệt,..

Bên cạnh đó, một số trường hợp nghiêm trọng hơn sẽ được chỉ định phẫu thuật trào ngược dạ dày ngay để bảo toàn tính mạng cho người bệnh như: 

  • Nôn ra máu ồ ạt, liên tục, gây mất máu nhiều và không đáp ứng thuốc cầm máu. 
  • Đã được áp dụng phương pháp truyền máu nhưng không có tác dụng.
  • Biến chứng xuất huyết gây thủng dạ dày nghiêm trọng. 

3. Mẹo giảm trào ngược dạ dày nôn ra máu tại nhà

Đối với những người hợp trào ngược dạ dày khạc ra máu nhẹ, bên cạnh việc tuân thủ sử dụng thuốc đúng liều, đúng thời gian do bác sĩ chỉ định, người bệnh có thể áp dụng một số mẹo hỗ trợ tại nhà như: 

Chữa Trào ngược dạ dày nôn ra máu bằng trà gừng
Người bệnh nên thường xuyên sử dụng các loại trà thảo mộc như gừng, cam thảo… để giảm trào ngược, hỗ trợ tiêu hóa và làm lành vết loét dạ dày
  • Dùng nghệ và mật ong: Uống nghệ và mật ong chữa trào ngược dạ dày là kinh nghiệm chữa bệnh hay được nhiều người áp dụng. Cả 2 nguyên liệu này đều là dược liệu có tính kháng viêm, chống khuẩn tốt, hỗ trợ làm lành vết loét hư tổn trong dạ dày hiệu quả. Mỗi ngày sử dụng 1 – 2 ly để đạt hiệu quả tốt nhất. 
  • Trà cam thảo: Cam thảo có chứa hàm lượng cao chất flavonoid có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn Hp, qua đó giúp giảm xuất huyết dạ dày và làm lành vết loét nhanh chóng. Đặc biệt, sử dụng loại trà này hằng ngày còn giúp cải thiện hiệu quả các triệu chứng trào ngược như ợ chua, ợ nóng, buồn nôn, táo bón…

Bỏ túi: Top 10 Cách Chữa Bệnh Trào Ngược Dạ Dày Tại Nhà Hiệu Quả Đơn Giản

Chế độ ăn uống, sinh hoạt cho người bị trào ngược dạ dày nôn khạc ra máu

Tình trạng sức khỏe của hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng trực tiếp bởi chế độ ăn uống và sinh hoạt hằng ngày của con người, đặc biệt đối với những người bị trào ngược dạ dày nôn ra máu. Vì vậy, song song với việc điều trị y khoa theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh cũng cần phải chủ động điều chỉnh chế độ ăn uống và xây dựng lối sống lành mạnh để có hệ tiêu hóa khỏe mạnh. 

Về chế độ ăn uống

Các vấn đề cần lưu ý trong ăn uống hàng ngày bao gồm:

  • Ăn uống điều độ, đủ bữa, không được nhịn đói hoặc ăn quá no, chỉ nên ăn vừa phải cho mỗi bữa. Đặc biệt không nên ăn trước khi đi ngủ khoảng 3 tiếng. 
  • Chia các bữa ăn chính làm nhiều bữa ăn phụ trong ngày, từ 4 – 6 bữa, mỗi lần ăn một ít. 
  • Tập thói quen đi lại nhẹ nhàng sau khi ăn, không nên vận động quá sức, chạy nhảy hay nằm ngay sau khi ăn để hỗ trợ tiêu hóa tốt nhất. 
  • Sau khi ăn no khoảng 30 phút nên uống nhiều nước ấm để hỗ trợ tiêu hóa thức ăn, tránh uống nước ngọt có gas để tránh tăng nặng triệu chứng trào ngược dạ dày. 
  • Ghi nhớ nguyên tắc “ăn chậm – nhai kỹ” và “ăn chín – uống sôi” để có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh. 
  • Tránh sử dụng các loại thực phẩm làm tăng axit dạ dày như cam, chanh, thức ăn lên men, muối chua, muối, socola…
  • Tránh ăn đồ cay nóng, đóng hộp, chế biến sẵn, chiên xào nhiều dầu mỡ. 
  • Không sử dụng chất kích thích hay thức uống có hại như rượu bia, cà phê… 
  • Thay vào đó nên bổ sung các loại thực phẩm giàu chất xơ từ trái cây tươi, rau xanh, thức ăn chế biến thanh đạm, mềm dễ tiêu hóa. 
  • Bổ sung thêm các loại thực phẩm có tính kiềm giúp trung hòa dịch vị axit dư thừa trong dạ dày như sữa, sữa chua, ngũ cốc, bột yến mạch, các loại đậu, dưa hấu… 
chế độ ăn uống khi bị Trào ngược dạ dày nôn ra máu
Người bị trào ngược dạ dày nôn ra máu nên ưu tiên sử dụng các loại thực phẩm dễ tiêu hóa

Xem chi tiết: Bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản nên ăn gì, kiêng gì tốt?

Về chế độ sinh hoạt

Duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh có thể giúp cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày nôn ra máu. Dưới đây là một số lời khuyên hữu ích cho bệnh nhân:

  • Tạo thói quen kê gối cao đầu khi ngủ khoảng 15 – 20cm. Ưu tiên nằm ngủ ở tư thế nghiêng sang trái để làm giảm áp lực lên thành dạ dày, nhờ đó cải thiện hiệu quả các triệu chứng trào ngược dạ dày, ngăn ngừa tình trạng nôn ra máu. 
  • Luôn giữ cho tinh thần vui vẻ, lạc quan, thoải mái, cân đối thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tránh stress kéo dài. 
  • Tập thể dục, vận động đều đặn hằng ngày để nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng chống lại bệnh tật, nâng cao sức khỏe hệ tiêu hóa, thúc đẩy hoạt động tích cực của dạ dày. Nên ưu tiên chọn những bộ môn đơn giản như yoga hay đi bộ, bơi lội… vừa sức với thể trạng sức khỏe. 
  • Kiểm soát nghiêm ngặt cân nặng của bản thân luôn trong mức cho phép, tránh thừa cân béo phì đột ngột sẽ gây áp lực cho dạ dày, từ đó phát sinh nhiều rủi ro khó lường. 
  • Tuyệt đối không hút thuốc lá.
  • Hạn chế cúi người quá lâu để tránh tái phát các triệu chứng trào ngược. 
  • Hằng ngày nên chọn những bộ quần áo rộng rãi, thoáng mát, tránh mặc quần áo bó sát, chật kín. 
  • Thăm khám định kỳ thường xuyên để được theo dõi tiến triển của bệnh và tuân thủ sử dụng thuốc theo đúng liệu trình. 

Trào ngược dạ dày nôn ra máu là tình trạng rất nguy hiểm, thậm chí đe dọa đến tính mạng của người bệnh nếu xuất huyết ồ ạt nhưng không được cấp cứu xử lý kịp thời. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này. Vì vậy lời khuyên tốt nhất dành cho bạn chính là sớm thăm khám và điều trị bệnh ở giai đoạn đầu để kiểm soát bệnh kịp thời, phòng ngừa biến chứng.

Có thể bạn quan tâm

Chia sẻ:
trào ngược dạ dày gây khó thở Trào ngược dạ dày gây khó thở có nguy hiểm không?

Trào ngược dạ dày gây khó thở là một triệu chứng không thoải mái, phản ánh mối liên hệ giữa…

Nguyên nhân gây cảm giác buồn nôn ở cổ họng và cách xử lý

Cảm giác buồn nôn ở cổ họng là triệu chứng đặc trưng của các bệnh lý về đường tiêu hóa.…

Sữa hạt có nhiều công dụng đặc biệt và rất tốt cho người mắc chứng trào ngược dạ dày thực quản Bị Trào Ngược Dạ Dày Có Nên Uống Sữa Không, Uống Loại Nào?

Sữa là một trong những thực phẩm giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe và vô cùng quen thuộc trong…

Cách phòng chống trào ngược dạ dày cho trẻ sơ sinh hiệu quả

Trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh không chỉ gây khó chịu mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe…

Thực quản là gì, nằm ở đâu? Cấu tạo & thông tin cần biết

Thực quản là phần đầu tiên của hệ thống tiêu hóa chịu trách nhiệm đưa thức ăn xuống dạ dày.…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua