Xơ Gan Là Gì? Giải Pháp Nào Điều Trị An Toàn Và Hiệu Quả?

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Xơ gan là tình trạng các mô sẹo tăng sinh ở gan, nguyên nhân thường do uống nhiều bia rượu hoặc viêm gan virus kéo dài. Quá trình này dẫn đến sự thay đổi cấu trúc và chức năng xử lý chất độc cùng dưỡng chất tại gan, từ đó gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe.

Xơ gan là gì?

Xơ gan là bệnh lý chỉ sự xuất hiện của các tế bào gan đã bị xơ hóa, mất chức năng hoạt động và có thể tạo ra các vết sẹo trong gan. Bệnh thường phát triển sau khi gan bị tổn thương kéo dài.

Mỗi khi gan của bạn bị thương, cho dù do bệnh tật, hay do tác nhân bên ngoài như rượu bia, thực phẩm,… nó sẽ cố gắng tự phục hồi. Trong quá trình này, các mô sẹo được hình thành. Khi bệnh tiến triển cũng là lúc các mô sẹo ngày càng nhiều lên, gây viêm nhu mô gan, hoại tử tế bào gan và hình thành tổ chức xơ tăng sinh trong gan. Chúng khiến cấu trúc gan trở nên bất thường và khả năng thực hiện được các chức năng sinh lý bình thường cũng kém dần. 

Xơ gan là gì
Xơ gan là căn bệnh thường gặp, có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh

Bệnh xơ gan tiến triển một cách âm thầm và ở giai đoạn cuối còn có thể gây ra nhiều biến chứng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Những tổn thương gan do xơ gan gây ra thường rất khó để phục hồi. Nhưng nếu bệnh được chẩn đoán sớm và điều trị triệt để căn nguyên thì có thể hạn chế được các tổn thương lan tỏa ở tế bào gan.

Nguyên nhân xơ gan

Bệnh xơ gan có thể xuất phát từ những tổn thương kéo dài trong gan. Có nhiều yếu tố tác động khiến gan bị tổn thương như:

  • Lạm dụng rượu bia, các chất kích thích thường xuyên
  • Viêm gan siêu vi mãn tính (viêm gan B, C và D)
  • Chất béo tích tụ nhiều trong gan (bệnh gan nhiễm mỡ)
  • Các ống dẫn mật bị viêm tắc (ứ mật)
  • Rối loạn chuyển hóa do di truyền.
  • Nhiễm trùng, khuẩn.
  • Do tác dụng phụ của thuốc, bao gồm Methotrexate hoặc Isoniazid
  • Các yếu tố rủi ro ngoài môi trường như hóa chất độc hại, nguồn nước ô nhiễm,…
  • Thừa cân, béo phì làm tăng nguy cơ mắc các bệnh có thể dẫn đến xơ gan.
Một số nguyên nhân thường gặp dẫn đến xơ gan
Lạm dụng bia rượu, thuốc tây hoặc mắc viêm gan virus mãn tính là những nguyên nhân hàng đầu gây xơ gan

Bên cạnh các nguyên nhân trên, một số vấn đề về sức khỏe khác như tiểu đường, bệnh sarcoidosis, viêm ruột mãn tính hay suy dinh dưỡng cũng có thể là yếu tố thuận lợi để bệnh xơ gan phát triển. Tuy nhiên, cần có thêm nhiều nghiên cứu để làm rõ mối liên quan giữa sự khởi phát của xơ gan với các bệnh lý trên. 

Dù bị xơ gan theo bất cứ nguyên nhân nào, bạn cũng cần nhanh chóng thăm khám. Hãy lắng nghe chẩn đoán từ bác sĩ và trao đổi kỹ để hiểu rõ hơn về tình trạng của mình, từ đó biết cách điều trị, cải thiện chế độ sống, sinh hoạt, triệt tiêu nguyên nhân gây bệnh.

Triệu chứng của bệnh xơ gan

Các triệu chứng lâm sàng của xơ gan thường khó nhận biết vì chúng rất đa dạng. Một phần do gan đảm nhiệm nhiều chức năng trong cơ thể, liên quan tới nhiều bộ phận, cơ quan khác nên hầu hết đều sẽ bị ảnh hưởng. 

Tuy nhiên, trong giai đoạn gan vẫn có thể hoạt động bình thường, thực hiện chức năng chuyển hóa, bài độc được thì các triệu chứng lâm sàng thường không thể hiện rõ ràng. Phải đến khi khả năng bù trừ, hoạt động của gan bị rối loạn, các dấu hiệu mới dần trở nên rõ nét hơn.

Thực tế còn cho thấy, các biểu hiện của xơ gan không chỉ phụ thuộc vào các giai đoạn bệnh mà nó còn phụ thuộc vào nguyên nhân bệnh. 

triệu chứng xơ gan
Ở giai đoạn đầu, một số bệnh nhân mắc xơ gan có thể bị rối loạn tiêu hóa,mệt mỏi, nổi mề đay

Trên lâm sàng, các bác sĩ thường phân loại bệnh ra thành 2 dạng là xơ gan còn bù và xơ gan mất bù. Việc phân loại này cũng sẽ giúp chúng ta nhận biết tình trạng, mức độ bệnh cụ thể và các triệu chứng đi kèm.

Xơ gan còn bù

Trường hợp này thuộc xơ gan giai đoạn 1, 2 nên còn nhẹ. Các triệu chứng thường không có hoặc nếu có cũng rất mơ hồ, không rõ ràng, dễ khiến người bệnh chủ quan và có thể gây nhầm lẫn với một số bệnh khác.

Theo các bác sĩ chuyên khoa, người bệnh có thể dựa vào một số triệu chứng dưới đây để xác định bản thân có bị xơ gan còn bù hay không:

  • Cơ thể mệt mỏi, hay đầy bụng, khó tiêu, chán ăn, đầy trướng bụng, đi ngoài phân lỏng (một vài trường hợp gan nhiễm mỡ còn có thể thấy mỡ trong phân).
  • Đau nhẹ hạ sườn phải, là vị trí của gan.
  • Gan hơi to, sờ thấy mật độ mềm, chưa có các hòn cục tái tạo.

Xơ gan cổ trướng (xơ gan mất bù)

Thông thường, khi xơ gan tiến triển tới giai đoạn xơ gan cổ trướng hay xơ gan giai đoạn 4, người bệnh mới có thể nhận thấy rõ những thay đổi của cơ thể. 

Các triệu chứng lâm sàng lúc này đã trở nên rõ ràng, dễ nhận biết hơn nên bệnh nhân hoàn toàn có thể chủ động phát hiện. Đối với giai đoạn xơ gan cổ trướng, các triệu chứng sẽ được chia ra làm hai hội chứng: Hội chứng suy tế bào gan và hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa.

Dấu hiệu xơ gan gây suy tế bào gan:

  • Thể trạng gầy yếu, sụt cân, luôn cảm thấy mệt mỏi, sức tập trung kém. 
  • Rối loạn tiêu hóa, đầy hơi, trướng bụng, ăn không tiêu.
  • Sợ đồ ăn nhiều dầu mỡ, đi ngoài thấy có mỡ,…
  • Phù nhẹ, phù trắng, mềm, ấn lõm (phù do tích nước).
  • Có thể bị phù ở hai chân hoặc các vị trí thấp trong cơ thể.
  • Cổ trướng to và nặng, xuất hiện ở vùng bụng, cũng vì vậy mà gây bí tiểu. 
  • Giảm tổng hợp albumin huyết tương do chức năng gan kém.

Triệu chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa trong xơ gan:

  • Có hiệu tượng xuất huyết nhiều nơi, bao gồm xuất huyết dưới da, xuất huyết niêm mạc, chảy máu chân răng, chảy máu cam.
  • Bệnh nhân có thể bị các vấn đề da liễu, ngứa dai dẳng do bilirubin kích thích các thụ cảm.
  • Rối loạn nội tiết: Sạm da, mụn trứng cá, vú to ở nam,…
  • Cổ trướng trong xơ gan là cổ trướng toàn thể (dịch chiếm toàn bộ ổ bụng), khiến cho bụng phình to hơn bình thường.
  • Lách to, có thể ở dưới bờ sườn 1-2 cm hoặc mấp mé bờ sườn.

Tìm hiểu chi tiếtTăng Áp Lực Tĩnh Mạch Cửa Trong Xơ Gan: Nguyên Nhân & Cách Điều Trị

Xơ gan có lây không?

Thông thường, khi nhắc tới các vấn đề về gan, người bệnh thường có thắc mắc như: “Xơ gan có lây không?”, “Xơ gan cổ trướng có lây không?”. Theo bác sĩ chuyên khoa chia sẻ, vì xơ gan có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau, vậy nên không thể biết chính xác bệnh xơ gan có lây không.

khả năng lây truyền của bệnh xơ gan
Bệnh xơ gan không lây nhưng virus gây bệnh có thể truyền nhiễm cho người khỏe mạnh qua nhiều con đường.

Cách tốt nhất là xác định dựa theo nguyên nhân gây bệnh. Nếu nguyên nhân đến từ các tác nhân bên ngoài hoặc do chủ quan thói quen ăn uống, sinh hoạt, sử dụng thuốc của người bệnh thì xơ gan không có khả năng lây sang người khác.

Tuy nhiên, với những bệnh nhân bị xơ gan do nhiễm vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, đặc biệt là virus viêm gan thì nên chú ý cẩn thận bởi những tác nhân gây bệnh này có thể lây lan. Người bệnh không nên sử dụng chung đồ dùng, đặc biệt là trong ăn uống để tránh nguy cơ lây nhiễm cho người xung quanh.

Một số con đường có thể gây lây nhiễm virus viêm gan như:

  • Ăn hoặc uống nước chứa virus viêm gan.
  • Sử dụng chung đồ dùng cá nhân như vật dụng ăn uống, khăn mặt, khăn tắm, bàn chải đánh răng, xô, chậu… của người nhiễm virus viêm gan.
  • Tiếp xúc với phân của người bệnh nhưng không rửa ngay sau đó.
  • Quan hệ tình dục bằng miệng và hậu môn với người bệnh.
  • Truyền máu nhiễm virus viêm gan.
  • Lây từ mẹ sang con trong quá trình sinh đẻ.

Xem thêmBệnh gan lây qua đường nào? (Gồm viêm gan A, B, C, D, E)

Xơ gan có nguy hiểm không? Biến chứng của bệnh

Tình trạng xơ gan ở giai đoạn cuối có thể gây nguy hiểm, ảnh hưởng đến nhiều bộ phận, cơ quan trong cơ thể. Một số biến chứng có thể xảy ra ở người bị xơ gan giai đoạn cuối như:

1. Tăng áp tĩnh mạch cửa 

Tăng áp lực tĩnh mạch cửa trong xơ gan là biến chứng thường gặp. Tĩnh mạch cửa là bộ phận vận chuyển máu từ các cơ quan như dạ dày, ruột non, ruột già, lách, tụy đến gan. Sự xuất hiện của các mô xơ sẹo có thể làm ảnh hưởng đến dòng chảy của máu và làm tăng áp lực lên tĩnh mạch cửa.

2. Cổ trướng

Ở bệnh nhân xơ gan nặng, chức năng gan đã suy giảm nặng nề, thậm chí còn mất khả năng đào thải độc tố ra khỏi cơ thể. Tình trạng này khiến cho bụng phình to do ứ dịch tại vị trí giữa lá thành và lá tạng.

Một số biểu hiện nhận biết biến chứng cổ trướng như: Mệt mỏi, kiệt sức, chán ăn, buồn nôn, sụt cân, gan phình to, lòng bàn tay đỏ bất thường,…

3. Gây nhiễm trùng một số bộ phận

Gan không thể đào thải các chất độc ra khỏi cơ thể, khả năng miễn dịch của cơ thể cũng bị ảnh hưởng. Do đó, người bị xơ gan rất dễ bị nhiễm trùng một số cơ quan, bộ phận như: Nhiễm trùng dịch báng, nhiễm trùng máu, viêm phổi,…

4. Ung thư gan

Biến chứng nguy hiểm nhất của xơ gan là ung thư gan. Xơ gan thường do các nguyên nhân như viêm gan do virus viêm gan B, C, do rượu bia, tích tụ sắt trong mô, xơ gan mật nguyên phát,… rất dễ dẫn đến ung thư.

biến chứng ung thư gan do xơ gan
Ung thư gan là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của xơ gan

Biểu hiện của ung thư gan là gan ngày càng to, cứng, có những khối u nhỏ, gây cảm giác đau tức ở vùng gan. Kèm theo đó là các triệu chứng khác như sốt cao, da vàng, ăn không tiêu, nôn mửa, sụt cân nhiều, suy nhược cơ thể kéo dài.

Xem chi tiết: 10 Biến Chứng Xơ Gan Theo Mức Độ Nguy Hiểm

Xơ gan sống được bao lâu?

Tuổi thọ của bệnh nhân xơ gan phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm giai đoạn của bệnh, hiệu quả của điều trị và sức khỏe tổng thể của bệnh nhân.

Trong giai đoạn đầu, bệnh nhân có thể không có triệu chứng và có thể sống nhiều năm mà không gặp vấn đề nghiêm trọng. Tuy nhiên, khi bệnh tiến triển đến giai đoạn cuối, tình trạng sức khỏe có thể suy giảm nhanh chóng.

Những biến chứng như xuất huyết tiêu hóa, nhiễm trùng, suy thậnhội chứng não gan hay ung thư gan có thể ảnh hưởng đáng kể đến tuổi thọ.

Trong nghiên cứu y học, tiên lượng sống sót trung bình của bệnh nhân xơ gan ở giai đoạn cuối có thể kéo dài từ 1 đến 3 năm. Tuy nhiên, những bệnh nhân tiếp cận các biện pháp can thiệp sớm và hiệu quả có thể sống lâu hơn nhiều.

Ghép gan thường giúp cải thiện đáng kể tuổi thọ và chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân xơ gan. Tuy nhiên, không phải bệnh nhân nào cũng tìm được nguồn gan phù hợp và đáp ứng tốt sau ca phẫu thuật.

Xơ gan có chữa được không? 

Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, tình trạng xơ gan giai đoạn cuối rất khó khắc phục. Tuy nhiên, nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn 1 hoặc 2, người bệnh hoàn toàn có thể ổn định được tình trạng sức khỏe và ngăn chặn được quá trình tiến triển của bệnh.

Bởi vậy, để đưa ra được câu trả lời chính xác cho vấn đề xơ gan có chữa được không, các bác sĩ khuyên người bệnh nên thường xuyên kiểm tra sức khỏe và chức năng gan. Điều này sẽ giúp kịp thời phát hiện ra những thay đổi bất thường, từ đó sớm kiểm soát bệnh, có hướng điều trị phù hợp. 

Chẩn đoán xơ gan

Bên cạnh việc thăm khám cận lâm sàng, bác sĩ có thể chỉ định thêm một số xét nghiệm để chẩn đoán xơ gan. Ví dụ như:

  • Xét nghiệm máu
  • Xét nghiệm hình ảnh (siêu âm tổng quát, siêu âm đàn hồi gan, chụp cắt lớp (CT), cộng hưởng từ gan (MRI), nội soi mật tụy, đường tiêu hóa,…)
  • Làm sinh thiết gan.

Tìm hiểu thêm: Các xét nghiệm chẩn đoán xơ gan chính xác nhất

Các phương pháp điều trị xơ gan

Hiện nay, có nhiều sự lựa chọn trong điều trị xơ gan. Bao gồm:

1. Thiết lập chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý

Đây là cách đơn giản nhất để cải thiện tình trạng xơ gan cũng như chức năng gan của người bệnh. Ngay cả khi chưa mắc các vấn đề về gan, bạn cũng nên áp dụng lối sống khoa học, ăn uống điều độ, nghỉ ngơi hợp lý để mọi hoạt động trong cơ thể đều diễn ra một cách bình thường, khỏe mạnh nhất.

Dưới đây là một số vấn đề bệnh nhân cần lưu ý:

  • Tránh làm việc quá sức
  • Không sử dụng rượu bia, đồ uống có cồn
  • Hạn chế dùng thức ăn nhanh và các thực phẩm có chứa chất bảo quản. Thay thế chúng bằng rau của quả và những thực phẩm tươi, được chế biến kỹ trước khi ăn.
  • Sử dụng thuốc một cách an toàn
  • Tập luyện thể dục thường xuyên để giảm căng thẳng, nâng cao thể trạng và hỗ trợ cải thiện chức năng gan.

Đừng bỏ quaBị Xơ Gan Nên Ăn Gì, Kiêng Gì Tốt Nhất Cho Bệnh?

cách điều trị xơ gan
Bên cạnh phương pháp Đông, Tây y, người bị xơ gan cần điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt để có thể kiểm soát được bệnh.

2. Dùng thuốc chữa xơ gan bác sĩ kê đơn

Các loại thuốc điều trị xơ gan thường được bác sĩ chỉ định bao gồm:

  • Thuốc kháng sinh dự phòng (Ceftriaxone, Quinolon)
  • Vitamin K
  • Thuốc giảm tiết acid, Transamin,…
  • Đối với những trường hợp xơ gan còn bù, xơ gan chưa làm ảnh hưởng tới chức năng gan, người bệnh có thể sử dụng thêm một số loại thực phẩm chức năng, một số loại thuốc giúp hạ men gan, cải thiện mỡ máu,… như Funadin, Liver detox, Hepalyse EX 240 viên, Carmanus,…

Những loại thuốc tân dược tuy có tác dụng nhanh nhưng lại ẩn chứa nhiều tác dụng phụ. Bệnh nhân cần sử dụng thuốc đúng theo hướng dẫn trong đơn của bác sĩ. 

3. Phẫu thuật 

Phương pháp phẫu thuật thường được đề nghị cho bệnh nhân xơ gan giai đoạn cuối có biến chứng. Bao gồm: 

  • Phẫu thuật bắc cầu tĩnh mạch cửa và tĩnh mạch chủ bằng mạch nhân tạo.
  • Phẫu thuật cắt lách và nối tĩnh mạch lách, tĩnh mạch thận.
  • Phẫu thuật Sugiura để tách rời những tĩnh mạch nối giữa tĩnh mạch cửa và tĩnh mạch đơn.
  • Nội soi đặt sonde (bóng chèn) để cầm máu, kỹ thuật TIPS và đặt stent thực quản tự bung,…

Các phương pháp phẫu thuật thường nhằm mục đích cải thiện những vấn đề do xơ gan gây ra hoặc ghép một lá gan khỏe mạnh cho người bệnh. Phương pháp này khá tốn kém, đòi hỏi thời gian nghỉ dưỡng dài.

Xem thêm: Bệnh Xơ Gan Trong Đông Y và Phương Pháp Điều Trị

Phòng ngừa xơ gan

Để phòng ngừa xơ gan, bạn có thể thực hiện những biện pháp sau đây:

  • Hạn chế rượu bia: Uống quá nhiều rượu là nguyên nhân hàng đầu gây xơ gan. Giảm lượng rượu bia tiêu thụ hoặc bỏ hẳn là biện pháp phòng ngừa hiệu quả.
  • Dinh dưỡng hợp lý: Duy trì một chế độ ăn cân bằng, giàu rau củ quả. Hạn chế các thực phẩm chế biến sẵn, đường và chất béo bão hòa sẽ giúp bạn giảm thiểu đáng kể tổn thương cùng tình trạng xơ hóa ở gan.
  • Kiểm soát cân nặng: Béo phì có liên quan đến gan nhiễm mỡ không do rượu – một bệnh lý có thể dẫn đến xơ gan. Để tránh mắc các bệnh lý này, bạn hãy duy trì cân nặng khỏe mạnh thông qua chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên.
  • Tránh tiếp xúc với các hóa chất độc hại: Một số hóa chất công nghiệp có thể gây hại cho gan. Hãy sử dụng phương tiện bảo hộ cá nhân và tuân thủ các quy định an toàn khi bạn phải làm việc trong môi trường chứa nhiều chất độc hại.
  • Tiêm phòng: Hiện đã có vaccine phòng virus viêm gan B và C. Bạn nên sớm tiêm phòng để bảo vệ sức khỏe của gan.
  • Giữ gìn vệ sinh cá nhân: Rửa tay thường xuyên và sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục có thể giúp ngăn ngừa nhiễm trùng virus gây tổn thương, xơ hóa gan.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Thăm khám định kỳ giúp phát hiện sớm các vấn đề về gan và các yếu tố nguy cơ gây xơ gan khác, từ đó có biện pháp can thiệp kịp thời.

Xơ gan là một bệnh lý nghiêm trọng ảnh hưởng đến chức năng gan, cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời để tránh các biến chứng có thể đe dọa tính mạng. Hiểu rõ được điều này, chúng ta cần nâng cao ý thức trong việc duy trì lối sống lành mạnh, kiểm tra sức khỏe định kỳ và tích cực điều trị ngay khi phát hiện bệnh nhằm bảo vệ sức khỏe của bản thân.

Bạn không nên bỏ qua

Ngày đăng 09:38 - 22/04/2024 - Cập nhật lúc: 13:22 - 23/05/2024
Chia sẻ:
Chẩn Đoán Xơ Gan – Tiêu Chuẩn và Các Xét Nghiệm Cần
Chẩn đoán xơ gan là một quá trình y tế phức tạp dựa trên các tiêu chuẩn lâm sàng nghiêm…
Hội Chứng Não Gan Là Gì? Nguyên Nhân và Cách Điều Trị
Hội chứng não gan là tình trạng suy giảm chức năng nhận thức có diễn tiến từ nhẹ đến nặng…
Bệnh Xơ Gan Giai Đoạn 2 Có Chữa Được Không?
Xơ gan giai đoạn 2 là một trong những giai đoạn tiến triển của bệnh, xảy ra khi tổn thương…
Bệnh Xơ Gan Giai Đoạn 3 và Các Thông Tin Cần Biết
Xơ gan giai đoạn 3 được đánh giá là mức độ nặng và diễn biến phức tạp của bệnh. Lúc…
Xơ Gan Là Gì? Giải Pháp Nào Điều Trị An Toàn Và Hiệu Quả?

Xơ gan là tình trạng các mô sẹo tăng sinh ở gan, nguyên nhân thường do uống nhiều bia rượu…

Xơ Gan Mất Bù Là Gì? Nguyên Nhân và Cách Điều Trị

Xơ gan mất bù là tình trạng xơ hóa các tế bào gan mà không còn khả năng phục hồi,…

Ghép Tế Bào Gốc Điều Trị Xơ Gan Là Gì? Chi Phí

Ghép tế bào gốc điều trị xơ gan là phương pháp truyền tế bào gốc được chiết tách từ dịch…

Bệnh Xơ Gan Trong Đông Y và Phương Pháp Điều Trị

Bệnh xơ gan trong Đông y được xếp vào nhóm các chứng hoàng đản, tích tụ hay hiếp thống. Căn…

Bệnh Xơ Gan Có Lây Không? Cách Phòng Ngừa Hiệu Quả

Bệnh xơ gan có lây không và lây qua những đường nào là câu hỏi được nhiều người bệnh quan…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua