Tăng Áp Lực Tĩnh Mạch Cửa Trong Xơ Gan Là Gì?

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Tăng áp lực tĩnh mạch cửa trong xơ gan là một biến chứng gặp phổ biến ở bệnh nhân bị xơ gan nặng. Việc phát hiện sớm và điều trị đúng cách sẽ giúp người bệnh tránh được nhiều vấn đề nghiêm trọng hơn về sức khỏe.

Tăng áp lực tĩnh mạch cửa trong xơ gan là gì?

Tăng áp lực tĩnh mạch cửa trong xơ gan là một trong những biến chứng thường gặp ở người bị xơ gan mất bù. Tình trạng này kéo dài còn kéo theo nhiều vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe, thậm chí còn ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh. 

Tăng áp lực tĩnh mạch cửa trong xơ gan
Tăng áp lực tĩnh mạch cửa trong xơ gan là một biến chứng phổ biến, có thể gây nhiều vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe

Bản chất của tĩnh mạch cửa chính là hệ thống tĩnh mạch có nhiệm vụ vận chuyển máu từ các cơ quan nội tạng như ruột, dạ dày, lách hay tụy tới gan. Ở người bị xơ gan, nhiều mô gan bị tổn thương, xơ hóa và hình thành sẹo. Hiện tượng này không chỉ gây suy giảm chức năng hoạt động của gan mà còn ảnh hưởng đến con đường tuần hoàn máu đến gan.

Cụ thể, các mô sẹo hình thành trong gan có thể chèn ép, gây tắc nghẽn tĩnh mạch cửa. Lúc này, tim phải hoạt động mạnh hơn để đẩy máu qua khu vực tắc nghẽn dẫn đến hiện tượng tăng áp lực tĩnh mạch cửa.

Tuy nhiên, ở trẻ em thì chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa ngoài gan được xác định là một bệnh bẩm sinh. Đôi khi, trẻ còn có thể mắc căn bệnh này vì nhiều nguyên nhân khác như nhiễm trùng ruột, viêm phúc mạc bụng hoặc do được đặt catheter lúc mới sinh. Nếu tình trạng tăng áp lực tĩnh mạch cửa ngoài gan ở trẻ không được điều trị sớm sẽ ảnh hưởng đến việc cung cấp máu nuôi dưỡng gan, từ đó làm tăng nguy cơ tiến triển thành xơ gan.

Bạn cần biết: 10 Biến Chứng Xơ Gan Thường Gặp Theo Mức Độ Nguy Hiểm

Dấu hiệu tăng áp lực tĩnh mạch cửa trong xơ gan

Bên cạnh các triệu chứng thông thường của bệnh xơ gan, người có biến chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa còn có thể gặp các dấu hiệu như:

  • Nôn ói ra máu. Máu có thể lẫn trong chất nôn hay thức ăn. Nguyên nhân dẫn đến triệu chứng này là do các tĩnh mạch thực quản chịu áp lực lâu ngày nên bị giãn và vỡ ra dẫn đến hiện tượng xuất huyết tiêu hóa trên.
  • Lách to, cường lách do giảm tế bào hồng cầu và bạch cầu
  • Xuất huyết não do hiện tượng giảm tiểu cầu trong xơ gan. Khi bị xuất huyết não, máu tràn vào các mô não gây tổn thương, phù não, yếu liệt các bộ phận trong cơ thể và dẫn đến đột quỵ.
  • Giãn tĩnh mạch thành bụng
  • Báng bụng, bụng chướng căng như cái trống.

Tăng áp lực tĩnh mạch cửa trong xơ gan có nguy hiểm không?

Hiện tượng tăng áp lực tĩnh mạch cửa trong xơ gan là một biến chứng nguy hiểm. Nếu không được điều trị tốt, người gặp biến chứng này có nguy cơ phải đối mặt với nhiều vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe như:

  • Phình giãn hay vỡ tĩnh mạch thực quản: Đây là hậu quả của tình trạng tăng áp lực ở tĩnh mạch cửa kéo dài. Các tĩnh mạch chịu áp lực lâu ngày sẽ dần bị giãn nở to hơn. Thành tĩnh mạch bị suy yếu dần và đến một lúc nào đó sẽ bị vỡ ra do không chịu được áp lực quá lớn.
  • Xuất huyết tiêu hóa: Tĩnh mạch thực quản bị giãn vỡ sẽ dẫn đến xuất huyết tiêu hóa trên. Đây là một biến chứng nguy hiểm của tình trạng tăng áp lực tĩnh mạch cửa trong xơ gan kéo dài. Người bị xuất huyết tiêu hóa trên thường có các triệu chứng như nôn ói ra máu, chất nôn có màu như bã cà phê, đau bụng dữ dội, đi ngoài phân đen hoặc nghiêm trọng hơn là chảy máu ồ ạt cần được đưa đi cấp cứu ngay.
Xuất huyết tiêu hóa do tăng áp lực tĩnh mạch cửa trong xơ gan
Xuất huyết tiêu hóa là biến chứng thường gặp của tăng áp lực tĩnh mạch cửa trong xơ gan
  • Thiếu máu: Biến chứng thiếu máu xảy ra sau khi bệnh nhân bị xuất huyết tiêu hóa. Người bệnh thường có các biểu hiện như da xanh xao, niêm mạc nhợt nhạt, chóng mặt, chán ăn, mệt mỏi, ù tai, hoa mắt, tim đập nhanh, hồi hộp, ngất xỉu…
  • Rối loạn đông máu: Do gan không còn tổng hợp được các yếu tố đông máu khiến cho người bệnh bị rối loạn đông máu. Biến chứng này sẽ dẫn đến tình trạng không thể tự cầm máu khi bệnh nhân có xuất huyết tiêu hóa, từ đó gây chảy máu ồ ạt và đe dọa đến tính mạng của người bệnh.
  • Suy giảm chức năng thận: Tình trạng tăng áp lực tĩnh mạch trong xơ gan kéo dài không chỉ gây suy giảm chức năng gan nghiêm trọng mà còn ảnh hưởng đến thận, khiến bệnh nhân bị suy thận.
  • Các vấn đề ở não: Xuất huyết não, đột quỵ.
  • Phì đại lách: Đây cũng là một biến chứng phát sinh sau khi bệnh nhân xơ gan bị tăng áp lực tĩnh mạch cửa. Do giảm tiểu cầu và bạch cầu, lá lách sẽ sưng to kéo theo nhiều triệu chứng bất thường khác như dễ bị chảy máu, nhiễm trùng, thiếu máu, rối loạn chức năng dạ dày, đau chướng ở vùng bụng phía trên bên trái. Bệnh nhân bị phì đại lách thường được chỉ định phẫu thuật để cắt bỏ lá lách.
  • Cổ trướng: Do bị tăng áp lực tĩnh mạch cửa, các chất lỏng không đào thải hết mà tích tụ nhiều trong khoang bụng dẫn đến biến chứng cổ trướng.

Tham khảo thêmXơ Gan Cổ Trướng Là Gì? Triệu Chứng và Cách Điều Trị

Chẩn đoán tăng áp lực tĩnh mạch cửa trong xơ gan

Hiện tượng tăng áp lực tĩnh mạch cửa thường diễn ra âm thầm trong thời gian dài và hầu hết bệnh nhân được phát hiện biến chứng này khi nhập viện điều trị vì các lý do khác như xuất huyết tiêu hóa, thị giác giảm sút hay đau bụng dữ dội…

Để chẩn đoán biến chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa trong xơ gan, ngoài việc dựa vào các dấu hiệu lâm sàng bác sĩ chuyên khoa có thể chỉ định thực hiện thêm một số xét nghiệm như:

  • Xét nghiệm công thức máu: Nồng độ albumin huyết giảm, globulin tăng, các chỉ số AST, ALT thường tăng nhẹ. Số lượng tế bào hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu giảm, nồng độ các chất bilirubin hay phosphatase kiềm bình thường hay cũng có thể tăng.
  • Siêu âm: Siêu âm gan giúp đánh giá sự thay đổi trong cấu trúc gan và tình trạng xơ gan. Siêu âm Doppler có thể giúp đo được lưu lưu lượng máu trong tĩnh mạch cửa thông qua hình ảnh sóng dòng chảy dẹp.
  • Chụp CT scan hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI): Các kỹ thuật này cũng có hình ảnh rõ ràng về xơ gan và tình trạng tăng áp lực tĩnh mạch cửa trong xơ gan.
  • Chụp X-quang động mạch thân tạng: Kỹ thuật này giúp quan sát được cấu trúc giải phẫu của tĩnh mạch cửa. Bác sĩ có thể đề nghị cho bệnh nhân chụp X-quang trước khi phẫu thuật đặt shunt nối thông giữa tĩnh mạch cửa với tĩnh mạch chủ để giảm áp lực cho tĩnh mạch cửa.
  • Nội soi dạ dày – thực quản: Kỹ thuật này cũng được thực hiện khi bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân xơ gan bị tăng áp lực tĩnh mạch cửa. Hình ảnh nội soi có thể cho thấy được tình trạng phình giãn hay vỡ tĩnh mạch thực quản.
  • Các phương pháp chẩn đoán khác: Đo áp lực tĩnh mạch cửa, làm sinh thiết gan hay chụp xạ hình gan.

Cách điều trị tăng áp lực tĩnh mạch cửa trong xơ gan

Mục tiêu điều trị tăng áp lực tĩnh mạch cửa trong xơ gan bao gồm:

  • Điều trị hồi sức và chống sốc
  • Khôi phục lượng máu trong tĩnh mạch cửa
  • Điều trị cầm máu
  • Điều trị dự phòng tái phát chảy máu tiêu hóa

Dưới đây là thông tin chi tiết về các phương pháp chữa tăng áp lực tĩnh mạch cửa trong xơ gan:

1. Điều trị hồi sức tích cực kết hợp với chống sốc

Quá trình điều trị hồi sức được thực hiện với mục đích ổn định huyết động. Các phương pháp được áp dụng bao gồm:

  • Truyền dung dịch cao phân tử giúp đảm bảo huyết sắc tố. Được sử dụng phổ biến là các dung dịch như Dextran hay Hemocel…
  • Truyền Glucose 5% 
  • Truyền máu cho bệnh nhân có dấu hiệu thiếu máu
  • Áp dụng kỹ thuật truyền plasma tươi hay khối tiểu cầu để kiểm soát tốt tình trạng đông máu hoặc giảm tiểu cầu cho bệnh nhân bị xơ gan.
  • Trong trường hợp người bệnh không đáp ứng được với bằng truyền dịch và máu, huyết áp không tăng sau điều trị thì bác sĩ có thể kê đơn các thuốc điều trị vận mạch, chẳng hạn ngư thuốc Dopamin hay thuốc Noradrenalin, …

Cách điều trị tăng áp lực tĩnh mạch cửa trong xơ gan
Bệnh nhân được truyền thuốc để hồi sức và giảm áp lực tĩnh mạch cửa do ảnh hưởng của xơ gan

2. Điều trị cầm máu cho bệnh nhân bị tăng áp lực tĩnh mạch cửa trong xơ gan

Có 3 phương pháp cầm máu được lựa chọn để điều trị cho bệnh nhân bị tăng áp lực tĩnh mạch cửa trong xơ gan. Bao gồm:

  • Đặt sonde (bóng chèn) bằng nội soi để cầm máu. Phương pháp này được chỉ định cho bệnh nhân có huyết động ổn định.
  • Kỹ thuật TIPS: Đối tượng bị xuất huyết tiêu hóa tái phát mà nội soi đặt bóng chèn thường được chỉ định phương pháp đặt TIPS. Đây là phương pháp ít xâm lấn, can thiệp trực tiếp vào nội mạch nên ít gây biến chứng sau khi can thiệp. Sau khi đặt TIPS, tình trạng giãn vỡ tĩnh mạch được hạn chế, áp lực trong tĩnh mạch cửa cũng giảm xuống giúp máu được lưu thông tốt hơn. Bên cạnh đó, các búi giãn cũng biến mất và tình trạng xuất huyết tiêu hóa không còn tái phát.
  • Đặt stent thực quản tự bung: Đây là sự lựa chọn cuối cùng trong điều trị cầm máu cho những bệnh nhân xơ gan có biến chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa.

3. Điều trị dự phòng xuất huyết tiêu hóa

Tình trạng xuất huyết tiêu hóa rất dễ xảy ra ở bệnh nhân bị tăng áp lực tĩnh mạch cửa trong xơ gan do giãn, vỡ tĩnh mạch. Vì vậy, cần chú trọng vào công tác điều trị dự phòng để ngăn ngừa tình trạng chảy máu tiêu hóa cho người bệnh, giúp giảm nguy cơ bị tử vong.

  • Sử dụng các thuốc vận mạch để giảm áp lực tĩnh mạch cửa. Bao gồm thuốc Terlipressin, Octreotide hay Somatostatin,… Thuốc được chỉ định cho bệnh nhân có nghi ngờ vỡ tĩnh mạch trước khi thực hiện nội soi.
  • Điều trị dự phòng bằng thuốc kháng sinh: Ceftriaxone hay Quinolon,…
  • Dự phòng não gan: Dùng thuốc Duphalac hay Philpovin, …
  • Các loại thuốc có tác dụng giảm tiết acid, Transamin hay vitamin K cũng có thể được chỉ định kết hợp.

Bên cạnh đó, một số phương pháp phẫu thuật ngoại khoa có thể được chỉ định để dự phòng xuất huyết tiêu hóa. Bao gồm:

  • Phẫu thuật tạo mạch nhân tạo bắc cầu giữa tĩnh mạch cửa với tĩnh mạch chủ
  • Phẫu thuật cắt lách
  • Phẫu thuật nối tĩnh mạch lách hay tĩnh mạch thận;
  • Phẫu thuật Sugiura được thực hiện nhằm mục đích tách rồi các tĩnh mạch nằm nối giữa tĩnh mạch cửa với các tĩnh mạch đơn.

Bệnh nhân bị tăng áp lực tĩnh mạch cửa trong xơ gan cần chú ý nghỉ ngơi nhiều. Không vận động quá mạnh hay lao động nặng nhọc khiến cho áp lực trong tĩnh mạch tăng lên. Ngoài ra, cần điều trị theo đúng hướng dẫn của bác sĩ kết hợp thăm khám thường xuyên để theo dõi tiến triển của bệnh và kịp thời xử lý các biến chứng nếu có.

Có thể bạn chưa biết

Chia sẻ:
Xơ Gan Nên Ăn Hoa Quả Gì? 10 Loại Tốt Nhất
Trái cây là nhóm thực phẩm cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất hữu ích cho quá trình phục hồi tổn thương trong gan. Tuy nhiên, không phải ai cũng…
Xơ Gan Tiến Triển: Cách Điều Trị và Thông Tin Cần Biết

Xơ gan tiến triển là giai đoạn xơ gan mất bù xảy ra khi chức năng hoạt động của gan…

Bệnh Xơ Gan Giai Đoạn 4 (Cuối) Sống Được Bao Lâu?

Xơ gan giai đoạn 4 là mức độ cuối và cũng là nặng nhất của bệnh xơ gan. Ngoài biểu…

Bệnh Xơ Gan Ở Người Cao Tuổi và Thông Tin Cần Biết

Bệnh xơ gan ở người cao tuổi được xem là một vấn đề sức khỏe đáng báo động, ảnh hưởng…

Bệnh Xơ Gan Có Chữa Được Không? Điều Cần Biết

Bệnh xơ gan có chữa được không là băn khoăn chung của hầu hết bệnh nhân. Trên thực tế, khả…

Xơ Gan Cổ Trướng Là Gì? Triệu Chứng và Cách Điều Trị

Bệnh xơ gan cổ trướng là một giai đoạn tiến triển nặng của xơ gan, xảy ra khi lượng dịch…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua