Đi ngoài ra máu đen – Cảnh giác các bệnh nguy hiểm
Đi ngoài ra máu đen là triệu chứng nghiêm trọng cần chú ý theo dõi sát sao để xử lý đúng cách. Bởi nó thường là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề về tiêu hóa cần sớm phát hiện và điều trị kịp thời.
Đi ngoài ra máu đen là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nào?
Đi ngoài ra máu đen mặc dù không phải là tình trạng hiếm gặp nhưng bạn cần chú ý. Đôi khi nó chỉ là biểu hiện của chứng táo bón thông thường nhưng trong nhiều trường hợp nó lại là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nghiêm trọng.
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà bạn sẽ gặp thêm các triệu chứng khác đi kèm. Việc chú ý theo dõi sẽ giúp bạn xử lý tốt hơn khi không may gặp phải hiện tượng này.
Tình trạng đi ngoài ra máu đen được cho là có liên quan trực tiếp đến một số bệnh lý sau:
1. Xuất huyết tiêu hóa
Đây là một trong những cấp cứu nội khoa nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng đến tính mạng nếu chậm trễ hay xử lý không đúng cách. Các chuyên gia cho rằng, cả xuất huyết tiêu hóa trên và dưới đều có thể gây ra tình trạng đi ngoài ra máu đen. Tuy nhiên, tình trạng này phổ biến hơn ở chứng xuất huyết tiêu hóa dưới.
Bên cạnh việc đi ngoài ra máu đen, người bệnh còn có thể gặp thêm nhiều triệu chứng khác khi bị xuất huyết tiêu hóa. Điển hình như nôn ra máu, vã mồ hôi, lạnh tay chân, da nhợt nhạt, hoa mắt, chóng mặt…
Tình trạng xuất huyết tiêu hóa thường liên quan trực tiếp đến các bệnh lý về đường tiêu hóa. Bệnh Crohn, loét dạ dày hành tá tràng, ung thư đại tràng, lỵ trực trùng… là những bệnh lý ảnh hưởng trực tiếp.
2. Bệnh trĩ
Bệnh trĩ là bệnh của cả một hệ thống mạch máu nối thông từ động tĩnh mạch tới mô liên kết được lót bởi lớp biểu mô của ống hậu môn. Tùy thuộc vào từng cấp độ mà bệnh sẽ có những biểu hiện nặng nhẹ khác nhau.
Một trong những biểu hiện đặc trưng nhất của bệnh trĩ là đi ngoài ra máu. Máu có thể màu đỏ tươi, đỏ sẫm, nâu hay thậm chí là đen. Ngoài ra, người bệnh còn có thể gặp các triệu chứng khác đi kèm. Điển hình như ngứa ngáy, đau rát hậu môn, nhất là khi đại tiện.
Nguyên nhân chính gây ra bệnh trĩ có thể là tình trạng táo bón tiếp diễn trong thời gian dài. Nhưng trong nhiều trường hợp nó có thể là do các vấn đề tiêu hóa khác, ăn uống không khoa học, giao hợp qua đường hậu môn…
3. Nứt kẽ hậu môn
Đi ngoài ra máu đen cũng có thể là một trong những hệ quả của chứng nứt kẽ hậu môn. Bệnh lý này đặc trưng bởi hiện tượng xuất hiện các vết rách ngay tại niêm mạc hậu môn.
Bệnh nứt kẽ hậu môn có thể do nhiều nguyên nhân cùng kết hợp kích hoạt. Thường gặp nhất là viêm nhiễm hậu môn – trực tràng, các bệnh đường ruột, chấn thương, chế độ ăn không lành mạnh…
Khi mắc bệnh lý này, bên trạng biểu hiện đi ngoài ra máu đen bạn còn có thể gặp các triệu chứng khác đi kèm. Dễ thấy như đau rát, ngứa ngáy hậu môn, sợ đi đại tiện, nhú hậu môn phì đại.
Nứt kẽ hậu môn không phải là bệnh lý nguy hiểm nhưng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sinh hoạt. Nếu không sớm phát hiện và can thiệp, bệnh có thể chuyển biến thành dạng mãn tính khiến cho việc điều trị gặp rất nhiều khó khăn.
4. Polyp hậu môn
Đây là một chứng bệnh khá phổ biến nhưng dễ bị nhầm lẫn với các bệnh khác như lồng ruột, bệnh trĩ hay sa hậu môn trực tràng. Polyp hậu môn là một loại u lành tính nhưng nếu không phát hiện và can thiệp sớm thì cũng có thể chuyển thành ác tính.
Polyp hậu môn cũng chính là nguyên nhân hàng đầu gây chảy máu đường tiêu hóa dưới. Đây chính là lý do mà bạn có thể gặp tình trạng đi ngoài ra máu đen khi mắc chứng bệnh này.
Nguyên nhân gây bệnh polyp hậu môn có thể là thói quen ăn uống, tắc tĩnh mạch hậu môn, di truyền hay những tổn thương bên ngoài hậu môn. Ngoài triệu chứng đi ngoài ra máu thì khó chịu, đau bụng, tiêu chảy… cũng có thể là những dấu hiệu đi kèm.
5. Viêm đại tràng
Đây là một trong những bệnh về đường tiêu hóa với nhiều triệu chứng phức tạp. Bệnh đặc trưng bởi tình trạng viêm nhiễm gây ra tổn thương khu trú hay lan tỏa ngay tại niêm mạc đại tràng.
Nếu mức độ bệnh còn nhẹ thì thường sẽ không xảy ra tình trạng chảy máu. Nhưng khi bệnh diễn tiễn nặng thì tình trạng này có thể xảy ra, mà biểu hiện rõ ràng nhất là đi ngoài ra máu đen.
Nguyên nhân gây bệnh có thể là do dùng kháng sinh kéo dài, ăn uống không lành mạnh, thường xuyên căng thẳng… Ngoài triệu chứng đại tiện lẫn máu thì bạn có thể sẽ gặp những vấn đề khác. Điển hình như đau tức bụng, sôi bụng, đầy hơi, rối loạn tiêu hóa…
6. Ung thư trực tràng
Đây được xem là một trong danh sách bốn căn bệnh ung thư gây tử vong hàng đầu. Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến ung thư trực tràng chính là sự xuất hiện của các khối polyp hay u nhỏ trong lòng trực tràng không được can thiệp kịp thời.
Ở thời gian đầu khởi phát, các biểu hiện của bệnh ung thư trực tràng thường không rõ ràng. Khi bạn gặp triệu chứng đi ngoài ra phân có lẫn máu đen thì chứng tỏ khối u đã phát triển lớn.
Ngoài ra, một số triệu chứng của bệnh có thể sẽ trở nên nặng nề dần theo thời gian. Điển hình như giảm cân không rõ nguyên nhân, rối loạn tiêu hóa, mệt mỏi, suy nhược, thiếu máu…
7. Các bệnh lý liên quan khác
Ngoài những bệnh lý được đề cập trên đây, tình trạng đi ngoài ra máu đen còn có thể liên quan đến các vấn đề sức khỏe khác. Có thể phải kể đến một số bệnh lý sau đây:
- Viêm loét dạ dày tá tràng
- Viêm hay rách thực quản
- Bệnh lý về tai mũi họng
- Viêm ruột hay u ruột non
- Tiêu chảy
- Táo bón
Tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây bệnh mà các triệu chứng đi kèm với tình trạng đi ngoài ra máu đen sẽ có sự khác biệt. Bạn cần chú ý theo dõi để có thể ứng phó kịp thời với từng trường hợp cụ thể.
Cách ngăn ngừa khi bị đi ngoài ra máu đen
Tình trạng đi ngoài ra máu đen thường liên quan trực tiếp đến các vấn đề về tiêu hóa. Bạn hoàn toàn có thể giảm thiểu nguy cơ gặp phải hiện tượng này khi thực hiện tốt các khuyến nghị sau đây:
- Tăng cường các loại thực phẩm có hàm lượng chất xơ cao như rau củ quả, ngũ cốc nguyên cám. Hạn chế các loại đồ ăn có chứa nhiều chất béo bão hòa. Điều này có thể hỗ trợ làm giảm nguy cơ táo bón, bệnh túi thừa, bệnh trĩ, ung thư đại tràng.
- Không nên sử dụng liều cao và kéo dài các loại thuốc giảm đau kháng viêm như aspirin, naproxen, diclofenac và ibuprofen.
- Cung cấp đủ hàm lượng nước mà cơ thể cần mỗi ngày để giúp hệ tiêu hóa hoạt động ở trạng thái tốt nhất.
- Tránh uống rượu bia thường xuyên. Bởi thức uống này thường gây ra tình trạng kích ứng niêm mạc đường tiêu hóa.
- Cân bằng tốt giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi, tránh xa những áp lực, stress trong công việc và cuộc sống.
Đi ngoài ra máu đen khi nào cần thăm khám bác sĩ?
Tình trạng đi ngoài ra máu đen nếu chỉ xuất hiện khi bạn bị tiêu chảy hay táo bón và có thể tự hết khi các vấn đề này được khắc phục thì thường không đáng quan ngại. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, nó chính là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý nghiêm trọng.
Hãy kịp thời thăm khám khi gặp các trường hợp sau:
- Đi ngoài ra máu đen kèm theo mùi rất khó chịu
- Thường xuyên bị đau bụng
- Hậu môn ngứa ngáy, đau rát và đôi khi còn phù nề
- Cơ thể mệt mỏi, xanh xao
- Sút cân không kiểm soát
- Buồn nôn, đầy bụng, chán ăn
Khi thăm khám bác sĩ không chỉ đưa ra những câu hỏi về triệu chứng và lịch sử y tế của bạn mà còn chỉ định các xét nghiệm cần thiết. Điển hình nhất là nội soi đại tràng, xét nghiệm tìm nhiễm vi khuẩn Hp, X-quang bụng, cấy phân, xét nghiệm máu, chụp CT scan… Điều này sẽ giúp tìm ra nguyên nhân của triệu chứng để lựa chọn phác đồ điều trị phù hợp nhất.
Có thể bạn quan tâm:
- Nóng trong người đi cầu ra máu nguy hiểm không, làm sao hết?
- Đau rát hậu môn khi đi đại tiện có phải bị bệnh trĩ không?
Bình luận (1)
Bắc sĩ oi .e đi ngoài toan máu đen .e bị bệnh zi zay bác si