Chữa viêm đại tràng bằng lá vối – Hướng dẫn A-Z
Chữa viêm đại tràng bằng lá vối hiện đang được rất nhiều bệnh nhân áp dụng hiện nay. Đây là cách đơn giản, ít tốn kém và có thể hỗ trợ cải thiện tương đối tốt những triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên cần áp dụng đúng cách để tránh những vấn đề không mong muốn phát sinh.
Công dụng chữa viêm đại tràng bằng lá vối
Lá vối thường được dùng để hãm trà giải nhiệt, ngoài ra cũng xuất hiện trong nhiều bài thuốc chữa bệnh, bao gồm cả viêm đại tràng.
Các tài liệu Đông y cho biết, lá vối có công dụng tiện tỳ và hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn. Uống trà lá vối có thể kích thích sự ngon miệng đối với những người đang chán ăn.
Lá vối chứa nhiều tannin giúp bảo vệ niêm mạc đường ruột, có tính kháng khuẩn mạnh mẽ mà không ảnh hưởng đến lợi khuẩn có ích trong đường tiêu hóa.
Ngoài ra, lá vối chứa các chất kháng sinh thực vật có thể tiêu diệt nhiều vi khuẩn gây hại như Bacillus subtilis, Streptococus, Salmonella… và vi khuẩn bạch cầu.
Ngoài ra, hoạt chất polyphenol trong lá vối ức chế men alpha-glucosidase, giúp kiểm soát đường huyết và làm chậm quá trình hấp thụ đường. Beta-sitosterol trong lá vối hỗ trợ điều hòa chuyển hóa cholesterol, giảm mỡ máu và ngăn ngừa các bệnh về tim mạch, huyết áp…
Tham khảo thêm: Polyp đại tràng là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
Hướng dẫn chi tiết cách chữa viêm đại tràng bằng lá vối
Mặc dù lá vối có thể hỗ trợ chữa viêm đại tràng, nhưng tác dụng của nó chỉ hiệu quả khi sử dụng đúng cách. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết để sử dụng bài thuốc dân gian này.
1. Dùng lá vối tươi
Lá vôi tươi được cho là có hiệu quả trong việc điều trị viêm dạ dày hơn so với lá đã sơ chế khô, cách này khá đơn giản và được nhiều người áp dụng.
Thực hiện:
- Chuẩn bị khoảng 250 gram lá vôi tươi.
- Rửa sạch lá vôi và vò nát, sau đó cho vào nồi ấm.
- Sắc với 2 lít nước trên lửa nhỏ trong khoảng 45 phút.
- Sử dụng nước lá vôi này như nước uống hằng ngày.
2. Chữa viêm đại tràng bằng lá vối khô
Nếu không có lá vối tươi, bạn có thể sử dụng lá vối khô thay thế. Mặc dù không hiệu quả như lá tươi, lá vối khô cũng giúp giảm các triệu chứng của viêm đại tràng.
Thực hiện:
- Chuẩn bị 100 gram lá vối khô.
- Rửa sạch lá vối và cho vào ấm sắc.
- Thêm 1 lít nước và sắc trên lửa nhỏ trong 30 phút.
- Chắt lấy nước để sử dụng như nước lọc hằng ngày.
Ngoài ra, cả những người không bị viêm đại tràng cũng có thể sử dụng lá vối khô để hãm trà. Loại nước này giúp giải khát và làm sạch cơ thể, đặc biệt vào những ngày nắng nóng của mùa hè.
Tham khảo thêm: Nội soi đại tràng – Quy trình như thế nào, có đau không?
3. Trường hợp có triệu chứng tiêu chảy đi kèm
Trong trường hợp viêm đại tràng kèm theo tiêu chảy, bạn có thể sử dụng lá vối cùng với các nguyên liệu khác để điều trị. Dưới đây là hai bài thuốc khá hiệu quả:
- Bài thuốc 1: Chuẩn bị 100g lá vối, 100g lá ổi, 100g vỏ sung, 100g lá phèn đen, 50g hạt vải, 50g vỏ cây đại, 30g quế. Sấy khô các nguyên liệu rồi tán thành bột mịn. Luyện bột thành hồ và tạo viên kích thước như hạt đỗ. Uống 12g, 2 lần/ngày.
- Bài thuốc 2: Chuẩn bị 3 lá vối tươi, 10g núm chuối tiêu, 8g vỏ ổi rộp. Rửa sạch và thái nhỏ các nguyên liệu, sau đó phơi khô. Sắc cùng khoảng 500ml nước cho đến khi còn 100ml, chia thành 2 lần uống/ngày, sử dụng trong 2-3 ngày.
Lưu ý khi chữa viêm đại tràng bằng lá vối
Lá vôi tươi thường hiệu quả hơn lá vối đã ủ hay phơi khô trong việc điều trị bệnh. Tuy nhiên, cần lưu ý những điều sau khi sử dụng:
- Tránh sử dụng quá nhiều, có thể gây hao hụt máu hoặc tiêu diệt các vi khuẩn có ích trong ruột.
- Không nên dùng lá vôi khi đói bụng hoặc dùng nước vối quá đặc, có thể gây ra tình trạng ruột động quá mức và gây mệt mỏi.
- Kết hợp với chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh để đạt được kết quả tốt nhất.
- Lá vối chỉ phù hợp cho trường hợp viêm đại tràng nhẹ. Nếu triệu chứng nặng nề, cần thăm khám để có phương pháp can thiệp phù hợp hơn.
Chữa viêm đại tràng bằng lá vối từ lâu đã là một bài thuốc phổ biến được nhiều người tin dùng. Tuy nhiên, chúng thường có tác dụng giảm nhẹ triệu chứng, không hẳn sẽ điều trị hoàn toàn. Vì vậy, để đảm bảo an toàn, nên cần thêm sự hỗ trợ từ bác sĩ.
Có thể bạn quan tâm:
- Chữa viêm đại tràng bằng vừng đen – Hướng dẫn A-Z
- Viêm túi thừa đại tràng là gì? Triệu chứng và cách điều trị
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!