Polyp đại tràng là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Polyp đại tràng là bệnh lý xảy ra khá phổ biến hiện nay, nếu bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ có nguy cơ chuyển biến thành ung thư, gây nguy hiểm đến sức khoẻ và tính mạng người bệnh. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân, dấu hiệu và phương pháp điều trị hiệu quả bạn căn bệnh này.

Polyp đại tràng là gì?

Polyp đại tràng là sự tăng sinh quá mức các tổ chức trong đại tràng, tạo thành các khối u bên trong, ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa và đời sống hàng ngày của bệnh nhân. Hai dạng phổ biến của polyp là:

  • Polyp tăng sản: Nhỏ, thường xuất hiện ở cuối trực tràng và ít có khả năng phát triển thành u ác tính.
  • Polyp tuyến: Chiếm tỷ lệ lớn trong số polyp, đa số không phát triển thành ung thư. Tuy nhiên, kích thước lớn có thể tăng nguy cơ phát triển thành ung thư.
Polyp đại tràng
Polyp ruột già là sự hình thành các khối u nhỏ bên trong niêm mạc ruột già gây ảnh hưởng đến tiêu hoá

Hai dạng Polyp này khó phân biệt bằng nội soi thông thường. Nếu phát hiện polyp trong quá trình thăm khám, bác sĩ sẽ cắt bỏ hoàn toàn và thực hiện sinh thiết để kiểm tra nguy cơ phát triển thành ung thư.

Bệnh thường xuất hiện ở người trên 50 tuổi, vì vậy nên cần chú ý và thăm khám khi có dấu hiệu bất thường.

Biểu hiện của bệnh polyp đại tràng

Bệnh phát triển âm thầm và thường không biểu hiện ra ngoài cho đến khi đi nội soi khám sức khỏe định kỳ. Dưới đây là một số triệu chứng thường gặp:

  • Đi ngoài ra máu và chất nhầy: Polyp có thể gây ra đi ngoài ra máu tươi hoặc phân lầy nhầy máu.
  • Đại tiện phân lỏng hoặc táo bón kéo dài: Bệnh nhân có thể gặp phải phân lỏng hoặc táo bón kéo dài mà không rõ nguyên nhân.
  • Đau bụng: Polyp lớn có thể gây tắc ruột và đau bụng, kèm theo nôn, bí trung đại tiện.

Khi có những triệu chứng trên, cần đi khám bác sĩ để chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời. Không nên chủ quan, vì bệnh có thể tiến triển nặng hơn và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.

Đau bụng
Đau bụng là triệu chứng thường gặp khi bị polyp ruột già

Tham khảo thêm: Viêm túi thừa đại tràng là gì? Triệu chứng và cách điều trị

Nguyên nhân gây ra polyp đại tràng

Nguyên nhân gây ra bệnh polyp chủ yếu là lối sống không hợp lý và di truyền, cụ thể:

  • Chế độ ăn uống không hợp lý, bao gồm sử dụng thực phẩm không an toàn và nhiều dầu mỡ.
  • Thường xuyên căng thẳng, mệt mỏi có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển của polyp.
  • Tuổi tác: Polyp thường ít gặp ở người trẻ dưới 40 tuổi, nhưng tăng cao sau 50 tuổi.
  • Yếu tố di truyền: Có thành viên trong gia đình từng mắc bệnh polyp ruột tăng nguy cơ mắc bệnh.

Những ai có nguy cơ mắc polyp ruột già?

Polyp ruột già có thể xảy ra ở mọi đối tượng, nhưng nhóm có nguy cơ cao nhất thường bao gồm:

  • Tuổi trên 50.
  • Tiền sử khối u trước đó.
  • Có người thân trong gia đình mắc polyp ruột già hoặc ung thư đại tràng.
  • Thói quen ăn nhiều thịt và đồ béo.
  • Hút thuốc lá, tiếp xúc với khói thuốc, uống nhiều rượu và đồ uống có cồn.
  • Thừa cân béo phì, tăng cân đột biến trong thời gian ngắn.
  • Lối sống ít vận động, làm công việc ngồi hoặc nằm nhiều.
Thừa cân, béo phì
Thừa cân, béo phì là những đối tượng có nguy cơ mắc polyp cao

Polyp đại tràng có nguy hiểm không?

Theo y học, polyp có hai dạng phổ biến là polyp tuyến và polyp tăng sản. Polyp tăng sản thường không gây biến chứng thành ung thư, trong khi polyp tuyến có nguy cơ phát triển thành ung thư.

Các khối polyp có thể lành tính hoặc ác tính, phụ thuộc vào kích thước và vị trí trong đại tràng. Phần lớn polyp là lành tính, nhưng polyp lớn có nguy cơ cao hơn phát triển thành ung thư.

Khi phát hiện dấu hiệu bất thường, cần đến cơ sở y tế uy tín để thăm khám và điều trị sớm.

Tham khảo thêm: 7cách giảm đau đại tràng nhanh – đơn giản bằng mẹo

Phương pháp chẩn đoán polyp 

Polyp ruột già thường không có triệu chứng đặc biệt, thường được phát hiện thông qua kiểm tra nội soi hoặc xét nghiệm phân có máu ẩn. Bác sĩ có thể sử dụng các phương pháp chẩn đoán như:

  • Chụp cản quang đại tràng
  • Soi đại tràng bằng Sigma
  • Nội soi đại tràng
  • Chụp cắt lớp vi tính
  • Xét nghiệm phân

Nội soi là phương pháp tốt nhất để phát hiện polyp và theo dõi sự phát triển của chúng. Các kỹ thuật mới có thể được áp dụng như: Xét nghiệm gen, nội soi đại tràng ảo, sử dụng công nghệ MSCT hoặc MRI…

Nội soi đại tràng
Nội soi đại tràng là phương pháp tốt nhất giúp bác sĩ kiểm tra và phát hiện polyp

Các phương pháp điều trị polyp đại tràng

Polyp cần được phát hiện và điều trị sớm để tránh nguy cơ đến sức khỏe. Phương pháp điều trị hiệu quả nhất hiện nay là cắt bỏ polyp để ngăn chặn tiến triển thành ung thư đại tràng.

Cắt bỏ Polyp

Trước khi cắt polyp bằng phương pháp nội soi, bác sĩ sẽ sử dụng thuốc giảm đau an thần cho bệnh nhân. Nếu polyp quá lớn không thể cắt bằng nội soi, sẽ thực hiện phẫu thuật:

  • Các polyp nhỏ được cắt bằng dụng cụ thông qua ống nội soi.
  • Polyp lớn được cắt bằng snare hoặc đốt bằng điện.
  • Trường hợp polyp phát triển thành ung thư, điều trị phụ thuộc vào mức độ tiến triển.
  • Phẫu thuật cắt bỏ có thể được thực hiện nếu cần.

Đối với các polyp lớn, cắt bỏ có thể gây ra biến chứng như chảy máu, thủng đại tràng… Vì vậy, việc điều trị nên được thực hiện tại cơ sở y tế uy tín, với trang thiết bị và bác sĩ có kinh nghiệm để đảm bảo an toàn, hiệu quả.

phẫu thuật polyp
Phẫu thuật phải được tiến hành bởi đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm

Một số lưu ý sau phẫu thuật cắt polyp:

  • Tránh sử dụng thuốc kháng đông máu như aspirin, ibuprofen, và naproxen trong 2 tuần.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu cần dùng warfarin.
  • Cần tái khám để biết kết quả giải phẫu bệnh và được bác sĩ hướng dẫn cách theo dõi polyp sau này.

Tham khảo thêm: Viêm đại tràng ở người già không khó trị như bạn nghĩ

Theo dõi sau khi cắt

Polyp đại tràng có khả năng tái phát cao, đặc biệt là trong 3 năm đầu sau phẫu thuật, với tỷ lệ từ 25 – 30%. Vì vậy, sau điều trị, bệnh nhân nên đến bệnh viện nội soi kiểm tra từ 3 – 5 năm.

Thời gian kiểm tra tùy thuộc vào phương pháp phẫu thuật, số lượng và kích thước polyp… Khi kiểm tra đại tràng, nếu không thể quan sát kỹ toàn bộ, nên tái khám sớm hơn dự định.

polyp đại tràng
Sau phẫu thuật nên thường xuyên đi tái khám kiểm tra dể tầm soát bệnh và ung thư hiệu quả

Các biện pháp phòng tránh polyp đại tràng

Để phòng ngừa bệnh polyp, cần lưu ý:

  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung rau củ quả và chất xơ, hạn chế chất béo, mỡ động vật và thịt đỏ.
  • Không hút thuốc, hạn chế uống rượu và các chất kích thích. Thực hiện chế độ giảm cân hợp lý nếu thừa cân.
  • Luyện tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, yoga để cải thiện sự lưu thông của huyết, tăng cường hoạt động của cơ quan tiêu hóa.
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ và nội soi tiêu hóa để tầm soát bệnh, giúp phòng ngừa polyp hiệu quả.

Trên đây là những thông tin về căn bệnh polyp đại tràng bạn có thể tham khảo để hiểu rõ hơn. Hy vọng chúng sẽ giúp ích cho bạn trong việc sớm phát hiện ra bệnh, có các biện pháp xử lý kịp thời, tránh để lâu gây biến chứng ung thư nguy hiểm đến tính mạng. 

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Nước ép táo giúp làm sạch đại tràng hiệu quả Cách làm sạch đại tràng tự nhiên – đơn giản tại nhà

Các cách làm sạch đại tràng tự nhiên không chỉ giúp đại tràng và hệ thống tiêu hóa khỏe mạnh,…

Không chỉ được sử dụng để giải khát, lá vối còn hỗ trợ điều trị viêm đại tràng co thắt. Chữa viêm đại tràng co thắt bằng thuốc nam lành tính, hiệu quả

Chữa viêm đại tràng co thắt bằng thuốc nam hiện đang là một xu hướng được nhiều người lựa chọn,…

Thuốc Meteospasmyl có công dụng điều trị các triệu chứng rối loạn chức năng ruột. Thuốc Meteospasmyl – Công dụng, cách dùng và giá bán

Thuốc Meteospasmyl là thuốc dùng để điều trị các triệu chứng rối loạn chức năng ruột. Thuốc được bào chế…

Bụng sôi xì hơi nhiều – Nguyên nhân và cách khắc phục

Bụng sôi xì hơi nhiều là một trong những hoạt động sinh lý rất bình thường của cơ thể. Tuy…

Khi nào nên cắt polyp đại tràng? Quy trình và lưu ý sau cắt

Nếu polyp ác tính không phát hiện và điều trị sớm, chúng có thể chuyển biến sang ung thư gây…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua