Viêm ruột ở trẻ sơ sinh – Triệu chứng, điều trị và lưu ý
Viêm ruột ở trẻ sơ sinh là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở giai đoạn này của trẻ. Những kiến thức về triệu chứng, cách điều trị và lưu ý về tình trạng viêm ruột có thể giúp phụ huynh chữa trị kịp thời và hiệu quả.
Nguyên nhân gây viêm ruột ở trẻ sơ sinh
Tình trạng viêm ruột ở trẻ sơ xuất phát từ vi khuẩn hoặc virus tấn công. Virus như Rotavirus, Calicivirus, Astrovirus và Adenovirus thường là nguyên nhân phổ biến.
Trong khi đó, vi khuẩn như Shigella, Staphylococcus, Salmonella, Campylobacter, E. coli… cũng có thể gây viêm ruột, mặc dù không phổ biến như virus. Tuy nhiên, các trường hợp do vi khuẩn gây ra thường nghiêm trọng hơn.
Trẻ sơ sinh dễ mắc viêm ruột do hệ tiêu hóa yếu, đặc biệt là trẻ sinh non và có bệnh tim bẩm sinh. Nguy cơ vi khuẩn hoặc virus gây viêm ruột bao gồm:
- Sữa công thức không đảm bảo vệ sinh.
- Sử dụng đồ chơi bẩn và thói quen mút tay, cắn đồ chơi…
- Môi trường ô nhiễm, đặc biệt là không khí và nguồn nước không sạch.
- Tiếp xúc với nơi có đông người, như chợ hoặc bến xe, có thể chứa nhiều mầm bệnh.
Tham khảo thêm: Bị Viêm Đại Tràng Có Được Uống Sữa Không, Loại Nào Hợp?
Triệu chứng bệnh viêm ruột ở trẻ sơ sinh
Vào mùa lạnh, trẻ sơ sinh sẽ dễ bị viêm ruột hơn. Các biểu hiện của tình trạng này là nôn ói, đau bụng, tiêu chảy…
Tình trạng tiêu chảy kéo dài có thể khiến bé mất nước và chất điện giải. Khi đó, trẻ sẽ rất mệt mỏi, chán ăn, dễ dẫn đến suy huyết áp và suy hô hấp.
Đôi khi trẻ còn gặp triệu chứng sốt. Các biểu hiện như sốt, đau bụng, tiêu chảy hay nôn ói có thể kéo dài trong vài giờ hoặc vài ngày. Sự khác nhau này do chủng loại vi khuẩn hoặc virus xâm nhập và thể trạng của trẻ.
Điều trị viêm ruột ở trẻ sơ sinh
Để cải thiện tình trạng này ở trẻ, có thể áp dụng các biện pháp sau:
Đối với trường hợp nhẹ
Bạn nên cho trẻ uống nước thường xuyên và tăng cữ bú nếu nuôi con bằng sữa mẹ. Trường hợp trẻ dùng sữa công thức thì bạn nên cân nhắc đổi loại sữa khác.
Hãy chia các cữ bú thành nhiều lần, đừng để trẻ quá no trong một cữ bú. Bởi lúc này đường ruột nói riêng và hệ tiêu hóa nói chung của trẻ đang rất yếu. Nếu tình trạng nhẹ, trẻ sẽ hết bệnh trong 1-2 ngày.
Đối với trường hợp nặng
Nếu trẻ có tiêu chảy nhiều lần (5-6 lần/1 giờ), sốt, và phân có dịch nhầy kèm máu, cùng với các triệu chứng như lừ đừ, mồ hôi, tay chân lạnh, nôn mửa, đó là dấu hiệu của viêm ruột nặng.
Trong tình huống này, hãy đưa trẻ đến bệnh viện ngay để được kiểm tra và điều trị kịp thời. Bác sĩ có thể truyền nước, cung cấp chất bù điện giải và sử dụng các loại thuốc cần thiết.
Đối với một số trường hợp nặng hơn, có thể cần phẫu thuật để điều trị hoại tử ruột hoặc tắc ruột.
Lưu ý về viêm ruột ở trẻ sơ sinh
Dưới đây là một số lưu ý bạn cần ghi nhớ:
Thuốc
Không nên tự ý mua thuốc đau bụng, kháng sinh hoặc thuốc chữa tiêu chảy cho trẻ uống, vì đa số các loại thuốc này không phù hợp cho trẻ sơ sinh.
Việc tự ý sử dụng thuốc có thể gây ra phản ứng sốc tự vệ, nhiễm trùng ruột nặng và nguy hiểm tính mạng cho trẻ.
Môi trường
Bên cạnh đó, bạn hãy giúp trẻ loại bỏ các tác nhân có thể gây viêm ruột nặng hơn. Cụ thể là: thói quen mút tay, tiếp xúc với môi trường nơi công cộng và nhiều khói bụi…
Sức đề kháng của trẻ
Khi bị viêm ruột, trẻ rất lười bú. Điều này là một trong những yếu tố khiến cho sức khỏe của trẻ bị suy giảm nhanh chóng.
Sức đề kháng của trẻ mới là yếu tố quyết định cuối cùng đến khả năng hết bệnh. Do đó, bạn đừng quá lạm dụng các thuốc mà bác sĩ kê đơn. Thay vào đó, hãy cố gắng cho trẻ bú nhiều sữa.
Nếu sữa mẹ không đủ, hãy bổ sung thêm sữa công thức. Nên mua các loại sữa dành cho trẻ bị tiêu chảy.
Tốt nhất, bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia về thành phần của sữa công thức trước khi cho trẻ uống. Bởi lúc này, đường ruột của bé đang rất yếu và vô cùng nhạy cảm.
Viêm ruột ở trẻ sơ sinh là một tình trạng y tế nghiêm trọng đòi hỏi sự chăm sóc và quan tâm đặc biệt. Qua bài viết, chúng ta đã hiểu rõ hơn về nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh bệnh lý này, giúp bảo vệ sức khỏe của trẻ nhỏ. Việc tìm kiếm sự giúp đỡ từ các chuyên gia y tế cũng như áp dụng các biện pháp chăm sóc phù hợp sẽ góp phần giảm thiểu nguy cơ và hỗ trợ trẻ phục hồi nhanh chóng.
Có thể bạn quan tâm:
- Khi nào cần nội soi đại tràng và thông tin cần biết
- Sinh Thiết Đại Tràng Là Gì, Khi Nào Cần Xét Nghiệm Sinh Thiết?
Bình luận (2)
bs cho e hỏi bé nhà e 4 tháng, ngày đi 3,4 lần nhưng phân đi hơi nhão, có bị gì k ạ?
Bs cho em hỏi em mới đẻ được 2 tuần mà do em ăn trúng đồ ăn không nên ăn hay do tác hại bên ngoai mà con em nó bị chướng bụng rất to khóc nhìu em nghĩ đó là viêm ruột ở trẻ mà là do trẻ chỉ bú mẹ nen e hoang mang quá