Chữa Hôi Miệng Bằng Dầu Dừa với 5 Cách Dùng Hay Nhất

Chữa hôi miệng bằng dầu dừa là mẹo đơn giản không chỉ được lưu truyền trong dân gian mà còn được chứng minh trên cơ sở khoa học. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, nhiều thành phần trong nguyên liệu này có khả năng kháng khuẩn, tiêu viêm và giảm hình thành mảng bám. Do đó giúp làm giảm hôi miệng và khắc phục được cả căn nguyên của vấn đề.

chữa hôi miệng bằng dầu dừa
Chữa hôi miệng bằng dầu dừa là mẹo dân gian lành tính, được áp dụng phổ biến

Tác dụng trị hôi miệng của dầu dừa

Hôi miệng đề cập đến tình trạng hơi thở có mùi khó chịu gây ra nhiều phiền toái trong cuộc sống. Tình trạng này có thể bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó có đến hơn 90% trường hợp xảy ra có liên quan đến các vấn đề răng miệng.

Tình trạng hôi miệng ngoài ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống thì còn là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe. Do đó, bạn cần sớm tìm kiếm giải pháp phù hợp để khắc phục tình trạng này. Chữa hôi miệng bằng dầu dừa là mẹo dân gian lành tính, được áp dụng rất phổ biến.

Dầu dừa là tinh dầu được chiết xuất từ cơm dừa, có chứa nhiều axit béo, vitamin và các chất chống oxy hóa dồi dào. Trong y học cổ truyền Ấn Độ thì người dân thường dùng dầu dừa để ngăn ngừa mảng bám và khắc phục chứng hôi miệng.

Ngày nay tác dụng của dầu dừa đối với răng và nướu đã được nhiều nghiên cứu chứng minh trên cơ sở khoa học. Một số lợi ích đã được công nhận bao gồm:

  • Loại bỏ vi khuẩn: Axit lauric trong dầu dừa có tác dụng kháng khuẩn mạnh mẽ. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, loại axit béo này đặc biệt hiệu quả với vi khuẩn Streptococcus mutans gây sâu răng và nấm Candida – tác nhân thường gặp gây nấm miệng. Từ đó giúp bảo vệ sức khỏe cho răng nướu.
  • Giảm hình thành mảng bám: Ngoài tác dụng kháng khuẩn thì dầu dừa còn giúp ngăn ngừa hình thành mảng bám. Các nghiên cứu đã được thực hiện cho thấy rằng, sử dụng dầu dừa súc miệng kết hợp với chải răng đều đặn 2 – 3 lần/ ngày sẽ giúp làm giảm thiểu số lượng mảng bám. Đồng thời giúp phòng ngừa viêm lợi hiệu quả.

Trên thực tế, hôi miệng thực chất là do tình trạng vi khuẩn phát triển trong mảng bám và bài tiết ra khí sulfur. Bằng cách làm giảm hình thành mảng bám và ức chế sự phát triển của vi khuẩn thì dầu dừa có khả năng làm giảm và ngăn ngừa tình trạng hôi miệng hiệu quả.

Hơn nữa, dầu dừa còn có mùi hương tự nhiên nên cũng sẽ giúp khử mùi khó chịu do thức ăn và mảng bám tích tụ trong khoang miệng. Ngoài ra, với những công dụng nêu trên thì dầu dừa còn có khả năng giữ cho hàm răng trắng sáng. Do hạn chế được tình trạng mảng bám tích tụ nên sẽ giúp răng không bị ố vàng.

5 Cách chữa hôi miệng bằng dầu dừa đơn giản, hiệu quả

Có khá nhiều cách chữa hôi miệng bằng dầu dừa. Dưới đây là 5 cách được áp dụng phổ biến nhất, bạn đọc có thể tham khảo để lựa chọn được công thức phù hợp:

1. Súc miệng với dầu dừa nguyên chất

Tình trạng hôi miệng có thể đi kèm với thói quen vệ sinh răng miệng kém khiến cho mảng bám tích tụ và vi khuẩn sinh sôi. Ngoài gây hôi miệng thì tình trạng này còn thúc đẩy sự phát triển của các bệnh răng miệng khác như viêm lợi, viêm nha chu, sâu răng,…

Lúc này, bạn có thể tận dụng dầu dừa nguyên chất để súc miệng. Đây là mẹo đơn giản giúp loại bỏ mảng bám và ức chế hoạt động của vi khuẩn. Từ đó làm giảm mùi hôi khó chịu trong khoang miệng một cách hiệu quả.

cách chữa hôi miệng bằng dầu dừa
Súc miệng dầu dừa nguyên chất giúp loại bỏ mảng bám và làm giảm mùi hôi trong khoang miệng

Ngoài ra, trong dầu dừa còn chứa polyphenol, vitamin E và một số loại enzyme tự nhiên giúp phục hồi và tái tạo trong trường hợp phần nướu răng bị viêm nhiễm. Với cách này bạn có thể áp dụng mỗi ngày để hỗ trợ chăm sóc răng miệng tốt hơn.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị khoảng 5ml dầu dừa đặc pha với 30ml nước ấm
  • Dùng nước này để súc miệng ngay sau khi chải răng xong
  • Nên sử dụng lưỡi đảo đều dầu dừa tới các mô nướu
  • Súc miệng ít nhất 20 – 30 giây để giúp khoang miệng được làm sạch hoàn toàn
  • Với mẹo này nên áp dụng đều đặn 2 lần/ ngày để nhận thấy hiệu quả rõ rệt

2. Kết hợp dầu dừa và tinh dầu đinh hương

Tinh dầu đinh hương là nguyên liệu tự nhiên được dùng rất phổ biến để chữa đau nhức răng và hôi miệng. Các nghiên cứu từ y học hiện đại chỉ ra rằng, thành phần Eugenol trong nguyên liệu này có tác dụng kháng khuẩn, gây tê và giảm đau.

Hơn nữa, tinh dầu đinh hương còn có một mùi thơm tự nhiên rất đặc trưng. Ngoài khả năng ức chế hoạt động của vi khuẩn thì tinh dầu đinh hương còn giúp kiểm soát mùi hôi khó chịu mà vi khuẩn gây ra. Bên cạnh đó còn mang lại cảm giác thư giãn và thoải mái.

Tuy nhiên, tinh dầu đinh hương có vị cay tê nên bạn cần lưu ý là phải pha loãng trước khi sử dụng. Nên dùng dầu dừa kết hợp với tinh dầu đinh hương theo đúng tỷ lệ 2:1. Điều này giúp làm dịu cảm giác cay tê và tăng hiệu quả điều trị hôi miệng.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Sử dụng 1 thìa cà phê dầu dừa cùng với 1/2 thìa cà phê tinh dầu đinh hương
  • Trường hợp răng nướu quá nhạy cảm thì bạn có thể giảm lượng tinh dầu đinh hương xuống
  • Khuấy đều hỗn hợp này rồi thoa lên vùng răng nướu sau khi đánh răng
  • Nên để nguyên khoảng 5 phút rồi dùng nước ấm súc miệng lại
  • Thực hiện đều đặn 1 lần/ ngày để sớm loại bỏ mùi hôi khó chịu trong khoang miệng

3. Súc miệng với dầu dừa và nước ép nha đam

Chữa hôi miệng bằng cách súc miệng với dầu dừa và nước ép nha đam nguyên chất cũng là một trong những mẹo đơn giản, dễ thực hiện. Nha đam là thảo dược có đặc tính kháng sinh mạnh nhờ chứa hoạt chất Anthraquinon. Hoạt chất này đã được chứng minh là có khả năng loại bỏ các loại vi khuẩn gây bệnh răng miệng.

Ngoài ra, nha đam còn chứa nhiều enzyme, vitamin và khoáng chất giúp phục hồi mô nướu bị tổn thương. Do đó, kết hợp nha đam với dầu dừa ngoài tăng hiệu quả làm sạch khoang miệng, giảm hôi miệng thì còn giúp ngăn ngừa mảng bám và đáp ứng tốt với các triệu chứng bệnh viêm lợi.

mẹo dùng dầu dừa chữa hôi miệng
Kết hợp dầu dừa với nha đam giúp nâng cao hiệu quả điều trị hôi miệng và các bệnh nha chu khác

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị 2 thìa cà phê dầu dừa và 1 lá nha đam tươi
  • Nha đam đem rửa sạch, gọt bỏ vỏ và lấy phần thịt bên trong ngâm với nước muối loãng 10 phút
  • Sau đó xay nhuyễn nha đam và trộn thêm 2 thìa cà phê dầu dừa
  • Chia đều hỗn hợp thành 2 phần bằng nhau, sử dụng để súc miệng sau khi chải răng

4. Sử dụng dầu dừa dạng đặc và muối biển

Ngoài sử dụng dầu dừa ở dạng lỏng thì bạn cũng có thể dùng dầu dừa dạng đặc kết hợp với muối biển để khắc phục chứng hôi miệng. Nên dùng hỗn hợp này đẻ chải răng 2 – 3 lần/ ngày. Tác dụng chính là loại bỏ mảng bám, thức ăn thừa và ức chế hoạt động của hại khuẩn.

Ngoài hiệu quả kháng khuẩn, tiêu viêm của dầu dừa thì muối biển cũng mang đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe răng miệng. Các nghiên cứu cũng đã công nhận khả năng sát trùng và tiêu viêm hiệu quả của muối biển. Hơn nữa, các khoáng chất dồi dào từ muối biển còn giúp bảo vệ răng miệng khỏi tác động của vi khuẩn và thúc đẩy tái khoáng men răng.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 thìa cà phê dầu dừa dạng đặc trộn cùng 1 ít muối biển
  • Sau đó sử dụng hỗn hợp này để chải răng nhẹ nhàng
  • Chú ý chải kỹ ở cả mặt ngoài, mặt trong và mặt nhai của răng để dầu dừa thẩm thấu sâu
  • Sau đó dùng nước ấm súc miệng lại để loại bỏ mảng bám và vi khuẩn tích tụ bên trong khoang miệng

5. Chữa hôi miệng bằng dầu dừa và mật ong

Với các trường hợp hôi miệng có liên quan đến các bệnh lý răng miệng như viêm lợi, viêm nha chu,… thì bạn có thể cân nhắc kết hợp dầu dừa với mật ong để điều trị. Tương tự như dầu dừa, mật ong cũng là nguyên liệu tự nhiên có nhiều lợi ích cho sức khỏe răng miệng.

Mật ong chứa hàm lượng lớn hydrogen peroxide. Hoạt chất này đã được chứng minh là đem lại hiệu quả tốt trong việc ức chế các loại vi khuẩn và nấm men có hại bên trong khoang miệng. Từ đó làm giảm sưng viêm và loại bỏ bớt mùi hôi miệng khó chịu.

mẹo dùng dầu dừa trị hôi miệng
Chữa hôi miệng bằng dầu dừa và mật ong là mẹo lành tính, dùng được cho cả trẻ em và người lớn

Ngoài ra, mật ong còn chứa nhiều polyphenol, vitamin và khoáng chất có tác dụng tiêu viêm, giảm sưng đau mô nướu, đồng thời thúc đẩy tốc độ phục hồi cấu trúc nâng đỡ chân răng. Các chữa hôi miệng bằng dầu dừa và mật ong rất lành tính nên có thể áp dụng cho cả trẻ em và người lớn.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị dầu dừa và mật ong nguyên chất mỗi loại 1/2 thìa cà phê
  • Trộn đều 2 nguyên liệu này lại với nhau rồi thoa trực tiếp lên mô nướu tổn thương
  • Có thể thoa đều lên cả bề mặt răng để tiêu diệt vi khuẩn và ngăn ngừa mảng bám
  • Để nguyên khoảng 5 – 10 phút rồi dùng nước ấm súc miệng thật kỹ
  • Nên áp dụng đều đặn 2 lần/ ngày sau khi chải răng

Chữa hôi miệng bằng dầu dừa có hiệu quả không?

Dầu dừa là nguyên liệu tự nhiên mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Do đó từ lâu nguyên liệu này đã được dùng để chăm sóc da và hỗ trợ điều trị một số bệnh da liễu cũng như vấn đề nha khoa thường gặp. Cách chữa hôi miệng bằng dầu dừa có ưu điểm và an toàn, lành mạnh, dễ thực hiện và chi phí thấp nên được áp dụng tương đối phổ biến.

Đặc biệt, các dược tính có lợi của dầu dừa đã được chứng minh về hiệu quả trên cơ sở khoa học. Áp dụng các mẹo chữa bằng dầu dừa thường xuyên có khả năng tiêu diệt hại khuẩn, ngăn ngừa mảng bám và loại bỏ mùi hôi miệng rất tốt. Hơn nữa còn giúp cân bằng hệ vi sinh trong khoang miệng, làm dịu sưng đau và phục hồi mô nướu bị tổn thương.

Mặc dù mang lại nhiều lợi ích nhưng dầu dừa chỉ có thể giúp hỗ trợ làm giảm tình trạng hôi miệng trong một số trường hợp nhất định. Nếu căn nguyên của vấn đề là do các bệnh lý răng miệng hay vấn đề sức khỏe khác thì dầu dừa không thể giúp kiểm soát một cách triệt để.

Lưu ý khi chữa hôi miệng bằng dầu dừa

Sử dụng dầu dừa chữa hôi miệng là mẹo đơn giản, an toàn và lành tính. Hơn nữa hiệu quả của mẹo chữa này còn được nghiên cứu và chứng minh một cách cụ thể trên phương diện khoa học.

lưu ý khi chữa hôi miệng bằng dầu dừa
Ngoài các mẹo chữa hôi miệng bằng dầu dừa thì bạn nên chú ý vấn đề vệ sinh răng miệng

Tuy nhiên để nhận được nhiều lợi ích nhất, khi chữa hôi miệng bằng dầu dừa cần chú ý đến một số vấn đề sau:

  • Các mẹo chữa hôi miệng từ dầu dừa thường có hiệu quả chậm. Do đó bạn cần kiên trì thực hiện trong thời gian dài để có thể nhận thấy những cải thiện tích cực.
  • Hiệu quả của các mẹo dân gian còn phù thuộc phần nhiều vào cơ địa và các vấn đề sức khỏe răng miệng có liên quan đến chứng hôi miệng. Trường hợp không nhận thấy hiệu quả thì bạn cần sớm đổi sang phương pháp khác. Điều này giúp tránh gây gián đoạn cho quá trình điều trị.
  • Nên kết hợp mẹo tự nhiên với các phương pháp y tế theo chỉ dẫn của bác sĩ. Đặc biệt là khi hôi miệng có liên quan đến các bệnh răng miệng và vấn đề sức khỏe khác. Việc quá phụ thuộc vào mẹo chữa từ dầu dừa có thể khiến cho tình trạng càng tồi tệ hơn.
  • Ngoài các phương pháp điều trị thì nên đặc biệt chú ý đến vấn đề vệ sinh răng miệng đúng cách. Bên cạnh tác dụng làm giảm hôi miệng thì còn hỗ trợ phòng ngừa các bệnh nha khoa thường gặp khác.
  • Bên cạnh việc chải răng thì bạn nên sử dụng chỉ nha khoa và súc miệng đều đặn 2 – 3 lần/ ngày để đảm bảo rằng khoang miệng được làm sạch hoàn toàn.

Chữa hôi miệng bằng dầu dừa là mẹo đơn giản có thể dễ dàng thực hiện tại nhà. Áp dụng mẹo này có thể ức chế được các loại vi khuẩn gây hôi miệng, giảm hình thành mảng bám và làm giảm tình trạng sưng viêm nướu. Tuy nhiên, bạn vẫn cần phối hợp với các biện pháp chăm sóc răng miệng và điều trị y tế khi cần thiết.

Tham khảo thêm:

Chia sẻ:
Trị hôi miệng bằng mật ong công hiệu không ngờ

Trị hôi miệng bằng mật ong là mẹo đơn giản nhưng đem lại hiệu quả cao. Biện pháp này thích…

Miệng Đắng và Hôi Là Bệnh Gì? Có Ảnh Hưởng Gì Không? Miệng Đắng và Hôi Là Bệnh Gì? Có Ảnh Hưởng Gì Không?

Miệng đắng và hôi có thể xảy ra khi bạn dùng các thực phẩm có vị đắng, nặng mùi. Tuy…

Lá ổi thường được sử dụng để chữa hôi miệng Cách chữa hôi miệng bằng lá ổi – 5 phút hết sạch mùi

Chứng hôi miệng hay bệnh hôi miệng là tình trạng miệng người phát ra hơi thở mang mùi hôi hoặc…

10 cách trị hôi miệng tại nhà đơn giản – Dân gian hay dùng

Hôi miệng là vấn đề liên quan đến y tế, xảy ra do nhiều bệnh lý khác nhau như amidan,…

lá bạc hà chữa hôi miệng Chữa Hôi Miệng Bằng Lá Bạc Hà Cực Dễ Dàng Mà An Toàn

Chữa hôi miệng bằng lá bạc hà phù hợp với những trường hợp hơi thở có mùi hôi do ăn…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua