Cao Răng Có Làm Hôi Miệng không? Lấy Có Hết Hôi không?
Cao răng có làm hôi miệng không? là vấn đề được nhiều người quan tâm. Được biết cao răng là sự tích tụ cặn vụng thức ăn, thức ăn thừa bám vào kẽ răng khi vệ sinh răng miệng kém. Theo các chuyên bác sĩ nha khoa, cao răng có thể gây hôi miệng và nhiều vấn đề răng miệng khác.
Cao răng có làm hôi miệng không?
Cao răng (vôi răng) là sự hình thành mảng bám trên bề mặt răng, chân răng. Các mảng bám này là kết quả của mảnh thức ăn thừa và vi khuẩn trong khoang miệng. Lúc đầu, mảng bám mỏng và mềm nhưng nếu không được loại bỏ sớm sẽ dày lên, cứng chắc và tạo thành vôi răng.
Khi mới hình thành, vôi răng có màu trắng và là một lớp mỏng trên bề mặt răng, chân răng. Lâu dần, chúng sẽ chuyển sang màu vàng, nâu và bám chắc vào răng. Việc chải răng thông thường không thể loại bỏ cao răng.
Về vấn đề cao răng có gây hôi miệng không? Các chuyên gia Răng hàm mặt nhận định như sau: Hôi miệng là tình trạng có thể gặp ở bất kỳ ai với nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, cao răng tích tụ trong thời gian dài, không được lại bỏ là một trong những nguyên nhân khiến hơi thở có mùi hôi cũng như làm tăng nguy cơ phát sinh các vấn đề răng miệng khác.
Về cấu tạo thì vôi răng được hình thành từ các mảng bám, thức ăn thừa ở kẽ răng, bề mặt răng. Vì vậy, theo thời gian thì cao răng sẽ gây ra mùi hôi ở khoang miệng. Hơn nữa, đây cũng là nơi trú ngụ của hại khuẩn. Khi vi khuẩn gây hại phát triển quá mức sẽ làm mất cân bằng hệ vi sinh trong môi trường hợp và kết quả là gây hôi miệng.
Thông thường, hơi thở có mùi do cao răng nặng hơn vào buổi sáng sau khi ngủ dậy. Tình trạng này ảnh hưởng đến khả năng cảm nhận mùi vị thức ăn, thức uống, tâm trạng, giao tiếp hàng ngày. Không chỉ gây hôi miệng, cao răng nếu không được loại bỏ sớm còn làm tăng nguy cơ phát sinh các vấn đề răng miệng khác như sâu răng, viêm nướu răng, viêm nha chu, chảy máu răng,…
Có thể nhận thấy, cao răng không chỉ là nguyên nhân gây hôi miệng mà còn là yếu tố thuận lợi để các vấn đề nha khoa khác phát sinh. Vì vậy, việc xử lý vôi răng định kỳ là cần thiết. Bên cạnh vệ sinh răng miệng nghiêm khắc, bạn cần lấy cao răng từ 2 – 3 lần/ năm để phòng ngừa các vấn đề trên.
Lấy cao răng có hết hôi miệng không?
Về việc lấy cao răng có hết hôi miệng không? có thể giải đáp như sau: Trường hợp hôi miệng được xác định do vôi răng tích tụ thì việc xử lý vôi răng sẽ khắc phục được tình trạng hơi thở có mùi hôi nhanh chóng. Kỹ thuật lấy cao răng là một trong những phương pháp chữa hôi miệng phổ biến.
Nhưng nếu hôi miệng xảy ra do những nguyên khác thì bên cạnh lấy cao răng thì bạn cần kết hợp khắc phục căn nguyên để kiểm soát tình trạng này nhanh chóng, ngăn ngừa tiến triển nặng nề.
Việc cạo vôi răng định kỳ là một trong những biện pháp chăm sóc răng miệng cần thiết. Không chỉ làm sạch răng miệng, hạn chế vi khuẩn gây hại phát triển quá mức mà còn tránh tổn thương men và ngà răng, tạo điều kiện cho các tác nhân gây hại tấn công tủy răng, gây viêm nhiễm và ảnh hưởng đến những cơ quan lân cận.
Các biện pháp hạn chế cao răng gây hôi miệng
Hôi miệng khiến người bạn khó chịu, kém tự tin, e ngại khi giao tiếp. Tình trạng này có thể xảy ra do cao răng hoặc nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có sự hình thành mảng bám, cao răng. Do đó, việc chủ động áp dụng các biện pháp hạn chế cao răng gây hôi miệng là rất cần thiết.
Dưới đây là một số cách phòng ngừa hơi thở có mùi hôi hiệu quả:
1. Đánh răng đúng cách
Mặc dù vôi răng vẫn hình thành và cần đến nha khoa để loại bỏ nhưng việc chải răng, vệ sinh răng miệng đúng cách có thể làm chậm quá trình hình thành cũng như cao răng mỏng và dễ loại bỏ hơn. Do đó, bạn cần chải răng từ 2 – 3 lần/ ngày sau các bữa ăn chính khoảng 30 phút. Cần chải răng ít nhất 2 phút và chú ý làm sạch các răng khuất để hạn chế hình thành mảng bám và gây hôi miệng.
Sử dụng bàn chải có kích thước phù hợp, lông mềm để tránh gây kích ứng, tổn thương và chảy máu mô nướu. Để hạn chế sự phát triển quá mức của vi khuẩn, bạn nên thay bàn chải định kỳ 2 – 3 tháng/ lần hoặc ngay khi thấy lông chải bị sờn.
2. Làm sạch các kẽ răng
Việc chải răng không thể thiếu trong chăm sóc răng miệng hàng ngày. Tuy nhiên, chỉ đánh răng vẫn không thể làm sạch các kẽ răng. Trong quá trình ăn uống, các vụn thức ăn có thể giắt vào kẽ răng, nếu không được làm sạch, chúng có thể tích tụ và tạo thành mảng bám, cao răng. Tình trạng này nếu không được kiểm soát tốt có thể dẫn đến sâu kẽ răng.
Để làm sạch các kẽ răng, bạn cần dùng chỉ nha khoa sau các bữa ăn để loại bỏ các thức ăn thừa. Lưu ý cần sử dụng chỉ nha khoa đúng cách để tránh gây chảy máu chân răng và sót thức ăn. Nếu gặp khó khăn trong quá trình sử dụng chỉ tơ nha khoa, bạn có thể cân nhắc sử dụng máy tăm nước để làm sạch răng miệng.
3. Sử dụng nước súc miệng ngăn ngừa hôi miệng
Sử dụng nước súc miệng sau khi dùng chỉ nha khoa và chải răng có tác dụng làm sạch khoang miệng và mang lại hơi thở mát, hạn chế hơi thở có mùi. Theo đó, bạn có thể tham khảo một số loại nước súc miệng trị hôi miệng, sát khuẩn như Listerine Zero, Water Soul, Therabreath Plus, Medi Mouthwash,…
Việc súc miệng đều đặn mỗi ngày 2 lần sau khi đánh răng còn mang lại hiệu quả trong việc phòng ngừa các vấn đề răng miệng khác như sâu răng, viêm nha chu, chảy máu chân răng, hạn chế hình thành cao răng.
4. Tham khảo kem đánh răng kiểm soát vôi răng
Các loại kem đánh răng giúp kiểm soát cao răng thường được khuyên dùng cho người bị hôi miệng do cao răng. Sản phẩm chứa các thành phần giúp hạn chế hình thành vôi răng, đồng thời làm sạch răng miệng hiệu quả. Ngoài ra, kem đánh răng kiểm soát vôi răng còn được bổ sung florua hỗ trợ tái khoáng men răng, phòng ngừa sâu răng.
Tuy nhiên người dùng cần lưu ý, sản phẩm kem đánh răng chỉ có tác dụng làm chậm quá trình hình thành cao răng chứ không có tác dụng loại bỏ cao răng. Vì vậy nên sản phẩm thường được nha sĩ khuyến khích sử dụng sau khi vôi răng đã được xử lý.
5. Xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học
Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe tổng thể nói chung và sức khỏe răng miệng nói riêng. Mỗi ngày, khoang miệng chúng ta tiếp nhận rất nhiều thức ăn, nước uống với các mùi vị khác nhau và chúng có thể lưu lại hương vị trong miệng sau khi ăn, nhất là những thực phẩm có mùi khó chịu. Nếu không được làm sạch hoàn toàn, bạn không chỉ gặp phải tình trạng hôi miệng mà còn hình thành mảng bám và cao răng.
Vì vậy, bạn cần chủ động trong việc xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh để khắc phục tình trạng:
- Hạn chế các thức ăn, nước uống chứa nhiều đường và tinh bột. Bởi những thành phần là nguồn thức ăn yêu thích của hại khuẩn, đồng thời làm tăng tốc độ hình thành mảng bám, cao răng.
- Tập thói quen súc miệng với nước sạch và nhai kẹo cao su không đường sau các bữa ăn nhẹ để làm sạch mảng bám, kích thích tiết nước bọt, hạn chế sự phát triển quá mức của vi khuẩn gây hại.
- Tăng cường bổ sung rau xanh, trái cây, cá, thịt, các loại hạt vào chế độ ăn hàng ngày để giúp tăng cường sức khỏe răng miệng, hạn chế mảng bám hình thành. Bên cạnh đó, nên sử dụng sữa chua mỗi ngày để giúp tăng cường vi khuẩn có lợi cho khoang miệng.
- Mỗi ngày uống từ 2 – 2.5 lít nước để làm ẩm khoang miệng, đảm bảo hoạt động tuyến nước bọt.
- Hút thuốc lá được xem là nguyên nhân làm tăng tốc độ hình thành cao răng hơn so với bình thường cũng như dễ gặp các vấn đề sức khỏe răng miệng. Do đó, nếu có thói quen này bạn cần lên kế hoạch để cai thuốc trong thời gian sớm nhất. Bên cạnh đó, hạn chế sử dụng bia rượu và các chất kích thích khác.
6. Thăm khám nha khoa định kỳ
Thực tế, nhiều người vẫn chưa chủ động trong việc thăm khám sức khỏe răng miệng định kỳ. Thường chỉ đến gặp bác sĩ nha khoa khi gặp phải các vấn đề về răng miệng. Việc chủ quan, không thăm khám nha khoa và lấy cao răng định kỳ có thể tiềm ẩn nhiều bệnh lý gây ảnh hưởng không nhỏ đến răng, mô nướu. Đồng thời, tác động xấu đến sức khỏe tổng thể.
Do đó, bạn nên đến nha khoa 2 – 3 lần/ năm để được lấy cao răng, kiểm tra mô nướu, răng để sớm phát hiện những vấn đề bất thường, bệnh nha khoa ở giai đoạn đầu. Từ đó áp dụng các phương pháp điều trị phù hợp. Việc điều trị bệnh sớm không chỉ tiết kiệm được chi phí mà còn rút ngắn thời gian chữa trị hơn so với bệnh ở mức độ nặng.
Bài viết đã giải đáp thắc mắc “Cao răng có làm hôi miệng không?” và một số vấn đề liên quan. Có thể nhận thấy, cao răng là nguyên nhân khiến hơi thở có mùi hôi và hàng loại các vấn đề nha khoa khác. Do đó, bạn cần chủ động lấy cao răng định kỳ cũng như khắc phục các bệnh lý răng miệng để ngăn ngừa hôi miệng hiệu quả.
Có thể bạn quan tâm:
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!